Thụy Nguyễn
20-12-2012
Nhân
đọc bài Ngoại giao nước đôi, lợi hay hại? của
nhà làm phim ảnh Song Chi thấy có đoạn viết như sau: Mới đây, Tổng thống Barack
Obama hồ hởi đến thăm Myanmar để tán thành những bước đổi mới ngoạn mục về
đường lối chính trị của nước này, trong khi ông không hề muốn ghé Việt Nam.
Cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2012 bị lùi
lại, mà theo các nhà bình luận chính trị, là một dấu hiệu của sự lạnh nhạt
trong mối quan hệ Việt – Mỹ.
Không phải chỉ lạnh
nhạt không thôi đâu, mà là: VN không còn là một vị trí nằm trong dự tính chiến
lược của Mỹ nữa.
Có thể thấy sự kiện này trong bài viết với tựa đề Strategy in a time of Austerity (tạm dịch là Chiến lược
trong thời buổi phải thắt lưng buộc bụng ngân sách) của tác giả Andrew F. Krepinevich là President of the
Center for Strategic and Budgetary Assessments (tức Chủ tịch Trung tâm
nghiên cứu về chiến lược và các dự tính về ngân sách), được đăng trong Foreign
Affairs số November/December 2012.
Bài
này khởi đầu bình luận về sự tiêu hao ngân sách quốc phòng của Mỹ (declining
resources) vì chiến tranh ở Afghanistan và Iraq: Nhằm bảo vệ tinh mạng của
lính, Ngũ giác đài đã mất hơn 40 tỷ USD để chế tạo hàng ngàn xe bọc sắt hạng
nặng có thể chịu sức công phá của mìn, cộng thêm với hơn 20 tỷ USD khác để phát
triển các phương tiện tìm dò các loại mìn không mấy tinh vi mà phiến quân đặt
trên các lộ di chuyển (Trích: To protect its troops from the ennemy’s use of
cheap roadside bombs in Afghanistan and Iraq, the Pentagon spent over $40
billion on thousands of new heavily armored vehicles, along with over $20 billion
to better detect the bombs). Trong khi phải đối chất với các gia tăng thử thách
(growing Challenges) tạo nên bởi cái chiến lược gọi là chống tiếp cận và không
nhượng địa A2/AD (anti-access/area-denial) của Trung cộng và phần nào cả Iran
(là nước có chương trình cùng một loại phát triển chiến lược nhưng nhỏ hẹp hơn
về bình diện).
Mỹ
không còn độc quyền nắm giữ kỹ thuật chế loại bom có thể được hướng dẫn chính
xác đến mục tiêu gọi là precision-guided munition or Smart bomb. Ngày nay, mặc
dầu chưa tinh vi bằng nhưng Trung Cộng cũng biết làm bom này để có thể dùng
chống tiếp cận (anti-access) tức không cho tàu chiến Mỹ và đặc biệt là các hàng
không mẫu hạm đến gần, cũng như có tầm khả năng bắn phá tới các căn cứ tiếp
liệu của Mỹ. Trong cái gọi là phương án không nhượng địa (area-denial), Trung
Cộng cũng đang tìm cách chế tạo loại chống hỏa tiễn (anti-missile) cũng như
phát triển cách phá sóng phát từ vệ tinh (antisatellite) để có thể phá hệ thống
truyền thông (information and communications systems) nhằm chặn không cho hỏa
tiễn đối phương có thể đáp xuống phá các mục tiêu trên đất liền.
Ngoài
ra, Trung Cộng còn phát triển cả vũ khí để gây chiến tranh mạng (cyberwarfare)
nhằm phá các hệ thống tối quan trọng trong kinh tế Mỹ, từ các mạng điện, các hệ
thống dẫn năng lượng cho đến các hệ thống tài chính và thương mại điện tử
(critical infrastructure behind every thing from the United States’power grid
and energy pipelines to its financial systems and e-commerce), nhưng vẫn còn
thua thứ vũ khí mạng tiên tiến (advanced cyberweapons) sản xuất một loại vi
khuẩn gọi là Stuxnet virus của Mỹ.
Năng
lượng quốc tế trong tương lai là nằm dưới lòng biển. Trước, xe có thể đi ngầm
một cách độc lập ở dưới biển (autonomous underwater vehicles) hoặc tàu ngầm
điều khiển bởi người máy (robotic submersibles) thì chỉ có Hải quân các nước
tiến bộ mới có, nhưng nay thương mại dân sự cũng đã có (Once the possession of
only the most advanced navies, autonomous underwater vehicles, or robotic submersibles,
are now commercially available and capable of carrying explosives), mà [bọn
khủng bố] có thể mua để nhồi chất nổ đem phá hạ tầng cơ sở nằm dưới đáy biển.
Như vậy có nghĩa là trong tương lai Hoa Kỳ cũng sẽ phải dành ngân sách để phát
triển cách để phòng vệ cả ở dưới biển.
Câu hỏi được đặt ra với giới có thẩm quyền Mỹ trước những
thử thách lớn nêu trên: Làm sao thu ngắn khoảng cách (reducing the gap) giữa
nhu cầu chiến lược và tài nguyên giới hạn, trong một chiều hướng với các nguy
cơ ở tầm có thể chấp nhận được? (What objectives does it leave out, and what
greater risks does it accept in order to narrow the gap between strategics
objectives and resource limitations?).
Một số giải pháp
được đề ra như sau:
- Giảm Lục quân vì
chi tiêu cho quân chủng này rất đắt (lương lính cộng với các quyền lợi quân
nhân được hưởng rất cao), nhưng lại không hữu ích lắm, bởi sau khi chiếm được
đất đai thì cũng còn phải làm công việc bình định. Mà nói bình định một nước
với cả tỷ người như Trung Cộng thì cũng như nói chuyện hão huyền trên mây (hay
trên cung trăng (moonshine). Do đó, trong tương lai mục tiêu cuộc chiến của Mỹ
sẽ không phải là để chiếm đất mà là chỉ để có thể tự do đi lại trên các tuyến
huyết mạch (not conquest but access). Trong dự tính này thì Mỹ sẽ rút quân khỏi
Nam Hàn vì họ nghĩ nước này với dân số gấp đôi Bắc Hàn, lại thêm giàu có hơn,
có thể tự lực phòng thủ.
- Mỹ cũng sẽ yêu cầu
các đồng minh có khả năng kinh tế như Nhật, Nam Hàn, Taiwan, Úc và các nước dầu
hỏa Trung Đông đóng góp bằng cách tăng ngân sách quốc phòng nhằm phát triển các
loại hỏa tiễn tầm trung (Medium range missile) để lập hệ thống phòng thủ địa
phương gọi là không nhượng không gian và biển (local air-and sea-denial
network), trong khi Mỹ sẽ tập trung để phát triển các vũ khí tầm xa (ie. Long
range missile) nhằm làm bọc hậu. Tức là Trung Cộng phải coi chừng vì nếu gây
chiến, bước đầu sẽ phải đánh với các nước chung quanh trước, chưa chắc đã thắng
được mà còn có thể bị chủ lực của Mỹ được bảo vệ ở phía sau tống cho một “cú
gia ơn” – coup de grâce (trong lúc anh đang bị thương để giải thoát cho xuống
âm phủ).
- Mỹ cũng sẽ khai
thác các lợi điểm địa dư để kiến trúc một vòng phòng thủ Tây Thái Bình Dương
dựa trên cái gọi là chuỗi các đảo tiền phong (tức một loại tiền đồn), bắt đầu từ
các đảo Kuril băng qua Nhật…đếnTaiwan và Philippines (it would also exploit
regional geography. A U.S. defence architecture in the western Pacific based
along the so-called first island chain (from the Kuril Islands, through Japan
and the Ryukyu Islands, to Taiwan and the Philippines), đây cũng như vẽ đường
ranh giới cảnh báo Trung Cộng không nên vượt qua. Sự kiện này cho
thấy là Việt Nam không nằm trong kiến trúc phòng thủ của Mỹ (có thể
vì chính sách ngoại giao ỡm ờ, nước đôi lâu nay của chính Việt Nam), và hệ luận có
thể rút ra về một viễn ảnh không xa của đất nước là gì thì hẳn ai cũng dự đoán
được, nếu không như Miến Điện cải tổ kịp thời.
-
Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ nâng cấp vũ khí nguyên tử (như arme de dissuasion), v.v.
T.N.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment