Sơn Tùng
December 22, 2012
December 22, 2012
Gần đây,
nhiều người rất quan tâm tới bài viết của Tiến sĩ Tawfik Hamid, một trí thức Ai
Cập, nhan đề “Từ trái tim
của một người Hồi giáo” (From the heart of a Muslim).*
Qua
bài viết này, tác giả đã can đảm trang trải những sự thật phát xuất từ đáy lòng
ông, một tín đồ Hồi giáo chân chính, mà hậu quả có thể rất trầm trọng với ông,
kể cả mạng sống, với đoạn mở đầu như sau:
“Tôi
được sinh ra là người Hồi Giáo và đã sống suốt cuộc đời như một tín đồ Hồi
Giáo.
Sau
những cuộc tấn công khủng bố man rợ khắp nơi trên mặt địa cầu này qua bàn tay
của những anh em Hồi giáo của tôi, và sau quá nhiều hành vi bạo lực của những
tín đồ Hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới, tôi – một người Hồi giáo và là một
con người, cảm thấy có trách nhiệm lên tiếng và nói ra sự thật để bảo vệ thế
giới, kể cả người Hồi giáo, tránh khỏi một thảm họa đang tới gần và một trận
chiến giữa các nền văn minh.
Tôi phải thừa nhận rằng giáo huấn hiện
hành của Hồi giáo gây ra bạo lực và sự thù ghét đối với những người không phải
là tín đồ Hồi giáo”.
TS
Hamid nói tới những điều cấm kỵ trong thế giới Hồi giáo mà hình phạt là tử
hình:
“Chúng
ta, những người Hồi giáo là những kẻ cần phải thay đổi. Cho đến nay, chúng ta
vẫn chấp nhận chế độ đa thê, đàn ông bạo hành đánh đập phụ nữ và án tử hình đối
với những người bỏ đạo Hồi để theo tôn giáo khác.
Chúng
ta chưa từng bao giờ có được một lập trường rõ ràng và vững chắc chống lại quan
niệm về nạn nô lệ hoặc chiến tranh, chống lại phương thức truyền bá tôn giáo
của chúng ta bằng cách áp chế những kẻ khác vào đạo Hồi và buộc họ phải trả một
loại thuế nhục nhã gọi là Jizia. Chúng ta đòi người khác phải tôn trọng tôn
giáo của chúng ta, trong khi chúng ta lúc nào cũng lớn tiếng nguyền rủa (bằng
tiếng Ả Rập) những kẻ ngoại đạo trong các buổi cầu nguyện vào ngày thứ sáu
trong các thánh thất Hồi giáo.
Chúng
ta truyền đi thông điệp nào cho con cháu của chúng ta khi chúng ta gọi những
người Do Thái là ‘đồ hậu sinh của loài heo và khỉ’. Phải chăng đó là một thông
điệp của tình thương và hòa bình, hay là một thông điệp của sự thù hận?
Tôi đã từng đi vào nhà thờ và các hội đường ở đó họ đang cầu nguyện cho những người Hồi giáo. Trong khi đó thì chúng ta luôn luôn nguyền rủa họ, và dạy những thế hệ con cháu chúng ta phải gọi họ là ‘bọn bất trung’ và thù ghét họ.
Chúng
ta lập tức nhảy dựng lên theo ‘phản xạ của đầu gối’ một cách tự động để bào
chữa cho Tiên Tri Mohammed khi có ai đó tố giác ông là kẻ thích ấu dâm trong
khi chúng ta lại hãnh diện về câu chuyện trong sách đạo Hồi của chúng ta kể
rằng ông ấy đã cưới một bé gái bảy tuổi (tên là Aisha) làm vợ khi ông đã ngoài
50 tuổi.”
Tác
giả đã vạch ra trách nhiệm của Hồi giáo đối với những tội ác và các vụ khủng bố
xảy ra trên thế giới từ hơn mười năm qua:
“Tôi
cảm thấy buồn khi nói rằng nhiều người, nếu không phải là hầu hết chúng ta, đều
hân hoan trong vui sướng sau vụ 11 tháng 9 và sau nhiều vụ tấn công khủng bố
khác. Người Hồi giáo tố giác những vụ tấn công đó để gây ấn tượng tốt trước
truyền thông báo chí, nhưng chúng ta lại khoan dung cho những kẻ khủng bố Hồi
giáo đó và có thiện cảm với lý tưởng của họ. Cho đến nay, những vị lãnh đạo tối
cao ‘lừng danh’ trong giáo quyền đã không hề ban bố một Fatwa hay là một giáo
chỉ nào để tuyên bố rằng Bin Laden là một tên lạc đạo, trong khi đó thì một nhà
văn, như Rushdie, lại bị tuyên bố là tên lạc đạo cần phải giết chết chiếu theo
luật Sharia của Hồi giáo chỉ vì ông ta viết ra một cuốn sách chỉ trích đạo Hồi.
Những
người Hồi giáo đã biểu tình để đòi thêm quyền tự do tôn giáo như chúng ta đã
làm tại Pháp để chống lại lịnh cấm choàng khăn trùm đầu hejab, trong khi đó
chúng ta đã không biểu tình với sự nhiệt cuồng như thế đối với một số quá lớn
những vụ ám sát khủng bố. Chính sự im lặng tuyệt đối của chúng ta đối với những
kẻ khủng bố đã khiến những kẻ ấy có thêm năng lực để tiếp tục thực hiện những
hành vi xấu xa của chúng.
Chúng
ta, những người Hồi giáo phải chấm dứt mang cái nguyên nhân gây ra các khó khăn
của chúng ta gán lên đầu người khác hoặc lên sự xung đột giữa Do Thái và
Palestine. Đây là một vấn đề lương thiện khi xác nhận rằng nước Do Thái là ánh
sáng duy nhất của dân chủ, của văn minh, của nhân quyền trong khối các quốc gia
Trung Đông.
Chúng
ta đã xua đuổi những người Do Thái ra khỏi hầu hết các xứ Ả-rập mà không bồi
thường gì cả hoặc thương xót để biến họ thành những ‘người Do Thái vô quê
hương’ trong khi đó thì nước Do Thái đã chấp nhận cho hơn một triệu người Ả-rập
được sống trong lòng của họ, xem họ như những công dân Do Thái để họ được hưởng
đầy đủ quyền lợi của con người.
Ở
nước Do Thái, những phụ nữ Ả-rập không bị đánh đập một cách hợp pháp bởi bọn
đàn ông, và mọi người đều có thể thay đổi niềm tin của họ mà không sợ bị kết án
tử hình bởi luật ‘lạc đạo’ của Hồi giáo, trong khi đó trong thế giới của Hồi
giáo, không một ai được hưởng cái gì trong những quyền lợi đó.
Tôi đồng ý là những người dân Palestine
đang đau khổ, nhưng họ đau khổ là vì những kẻ lãnh đạo của họ hư hỏng chứ không
phải vì Do Thái.
Thật
hiếm thấy những người Ả-rập đang sống tại Do Thái bỏ ra đi để về sống trong
những nước Ả-rập. Ngược lại chúng tôi thấy hàng ngàn người dân Palestine vui
sướng đi lao động tại nước Do Thái là ‘kẻ thù’ của họ. Nếu nước Do Thái đối xử
tàn tệ với người Ả-rập như có kẻ đã rêu rao, thì hẳn chúng ta sẽ thấy được một
hiện tượng trái ngược lại.
Chúng
ta, những người Hồi Giáo, cần phải gánh vác những nan đề của chúng ta và đối
mặt với chúng. Chỉ có lúc đó chúng ta mới có thể giải quyết được vấn nạn để bắt
đầu một kỷ nguyên mới sống trong hòa hợp với tình nhân loại của con người.”
Tác giả đã kết thúc bài viết bằng cách nhắc lại đòi hỏi “những người Hồi giáo phải thay đổi.”
Tác giả đã kết thúc bài viết bằng cách nhắc lại đòi hỏi “những người Hồi giáo phải thay đổi.”
TS Tawfik Hamid
Hậu
quả nào sẽ đến với TS Tawfik Hamid, không ai biết, nhưng có điều gần như chắc
chắn là “những người Hồi giáo sẽ không thay đổi” trong khung cảnh địa lý chính
trị ngày nay trên thế giới. Tiếng nói của Tawfik Hamid là tiếng kêu lẻ loi
tuyệt vọng giữa một sa mạc của bạo lực và hận thù. Chưa thấy có những tiếng nói
“từ trong tim” của những người Hồi giáo khác để có thể tạo thành một luồng gió
lớn, đẩy lui khuynh hướng bạo lực đang chế ngự trong thế giới Hồi giáo.
Trong
khi đó, với chủ trương hòa hoãn của giới lãnh đạo Hoa Kỳ và Tây phương hiện nay
đối với Hồi giáo cực đoan, tới một lúc nào đó sẽ khó tránh khỏi một “trận chiến
giữa các nền văn minh” như lo ngại của ông Hamid. Trước mắt là khả năng chế tạo
vũ khí nguyên tử của Iran đang tới gần và Do Thái sẽ không khoanh tay ngồi chờ
để bị hủy diệt. Cho đến nay, tất cả những sự “chế tài” của Hoa Kỳ và Tây phương
đối với Iran đều vô hiệu và chỉ gặp sự thách thức ngang tàng từ Tehran.
Nhiều
người đang nhớ tới bài học về thái độ nhu nhược của thế giới trước cuộc Thế
Chiến II đã khuyến khích Hitler bạo tay thực hiện tham vọng ngông cuồng gây ra
bao đau thương tang tóc cho nhân loại trong suốt sáu năm (1939-1945).
Như
một sự đồng cảm ngẫu nhiên, trước khi bài viết của BS Tawfik Hamid được phổ
biến vài tuần lễ, một trí thức người Việt ở hải ngoại, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn,
một tín đồ Ki-tô giáo, đã phổ biến một bài tham luận dài 30 trang, nhan đề “Tiếng réo gọi hợp tác xây dựng Hoà Bình của
Thánh kinh Hồi giáo trước làn sóng tôn giáo cuồng tín đang cổ súy hận thù bạo
lực khắp nơi”.
Đây
là một công trình nghiên cứu rất sâu rộng về Hồi giáo, đặc biệt là về Kinh
Qur’an, và đã phát hiện nhiều điều ít người biết hay đã hiểu lầm về Kinh Qu’ran
do bị diễn giải sai lạc, mà tác giả đã vạch rõ và giải thích trong tiểu đoạn “Chân tâm con người là hy vọng cho mọi vấn
nạn”:
“Theo
Thánh Kinh Hồi giáo chữ Tayammun của Ả Rập được lấy ra từ chữ Iman, có nghĩa là
một điều được đề nghị, để chỉnh đốn, sửa sai một điều gì đó: cầu nguyện phải có
sự thanh lọc tu trì để thánh hóa tâm hồn (purification) và thanh lọc thánh hóa
tâm hồn là chìa khóa để dẫn tới cầu nguyện và đó là một phần của Iman và Iman
được xây dựng trong sự trong sạch cũng như tẩy sạch thân xác là một sự sửa soạn
cần thiết, một tâm hồn trinh bạch vô tì vết trong một thân xác trong sạch là
điều được chú trọng trong Hồi giáo. Điều kiện đầu tiên của sự tẩy rửa thân xác
là wadzu. Nhưng với một người không có nước để wadzu hoặc khi dùng nước có hại
thì vẫn cần có một hành động thanh lọc từ chỗ làm sạch thân xác đến chỗ làm
sạch tâm hồn đó chính là mục tiêu để cầu nguyện. Đó là mục đích của Tayammun
bởi vì sự chú tâm của Tayammun là đi về với nội tâm sâu thẳm. Ở đó wadzu bao
gồm cả 2 tay, phải rũ sạch đất bụi và vết nhơ bẩn, đi từ 2 tay đến mặt mũi rồi
trở lại 2 tay từ trái qua phải (trích 7:45).
Những
người Hồi giáo muốn đi đến để đạt được cứu cánh của đời người thì Thánh Kinh
Hồi giáo cho biết như sau:
“Nhưng
(chỉ có một con người được cứu rỗi) khi người đó tìm đến với ALLAH bằng tâm hồn
trong sạch vô tì vết và thánh thiện” (trích 26:89).
Hồi
giáo (Islam) có nghĩa là sự vâng phục (surrender), một người Hồi giáo là một
người đã dâng hiến trọn vẹn đời sống cho ALLAH, vâng phục và tuân hành tất cả
mọi mệnh lệnh của THIÊN CHÚA là con người phải cùng nhau xây dựng lên những
cộng đồng ở đó con người sống với nhau và cư xử với nhau trên tinh thần Bình
Đẳng, Công Lý và nhân từ. Người Hồi giáo khi gục mặt xuống đất cầu nguyện (salat)
đã thể hiện trọn vẹn sự vâng phục của họ đối với ALLAH. Những người Hồi giáo
được dạy là phải gục mặt xuống đất để giảm bớt tính kiêu căng, tự phụ và tự mãn
của họ. Họ đã được dạy để bỏ bớt tính kiêu căng và ích kỷ, và luôn luôn nhớ
rằng trước mặt ALLAH họ chẳng là gì cả. Để vâng phục theo đúng lời dạy của
Thánh Kinh Qu’ran, những người Hồi giáo phải có bổn phận dành một phần lớn lợi
tức của họ cho những kẻ nghèo khó trong việc làm từ thiện (jakat). Họ sẽ phải
ăn chay trong tháng Ramadan để nhắc nhở chính họ về sự nghèo khó của bao kẻ
khác, đó là những người thường không có đồ ăn và đồ uống.
Đạo
đức quan trọng nhất của người Hồi giáo là thực thi Công Lý xã hội, họ được đòi
hỏi xây nên cộng đồng (ummab), để mọi người thực thi lòng nhân từ, ở đó của cải
phải được phân phối công bình. Đây là trách vụ quan trọng hơn bất cứ giáo lý
nào THIÊN CHÚA đã dạy. Điều thiết yếu nhất đòi hỏi là người Hồi giáo phải sống
theo lối sống mà THIÊN CHÚA muốn tất cả con người phải sống. Họ phải xây dựng
xã hội chính trị để lo về an sinh xã hội trong đời sống của cộng đồng là một
giá trị thiêng liêng của những tín hữu Hồi giáo. Nếu một cộng đồng phồn vinh,
thịnh vượng thì đó là dấu hiệu cho thấy là người Hồi giáo đã sống theo Thánh ý
của THIÊN CHÚA, bởi vì đó là cộng đồng Hồi Giáo thật sự. Và đó cũng là điều
khiến con người phải vâng phục và tuân hành theo luật của Trời cao, từ đó sẽ
đưa những người Hồi Giáo vào chỗ thiêng liêng cao cả.
Như thế bốn giá trị cốt lõi nền tảng của Thánh Kinh
Qur’an muốn đem đến cho thế giới Hồi giáo là TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, CÔNG LÝ VÀ LÒNG
NHÂN TỪ trong đời sống chính trị và xã hội của cộng đồng Hồi giáo. Bốn giá trị này
không chỉ có Hồi giáo mới có mà trong Do Thái giáo và Kitô giáo cũng có, và đã
có trước Hồi giáo mấy ngàn năm. Trong việc phát triển văn hóa và lịch sử cho
thấy, thế giới Hồi giáo đã không xây dựng được một cộng đồng lý tưởng như Thánh
Kinh và THIÊN CHÚA đã đưa đến cho những người Ả Rập. Trong lúc Do Thái đã áp
dụng luật của Moses tức TEN COMMANDMENTS và TORAK để xây dựng nên cộng đồng quốc
gia Do Thái. Đây mới đúng là cộng đồng với sự quan phòng trực tiếp của THIÊN
CHÚA.”
….
ALLAH là tình yêu. Vì thế giáo lý của các chính giáo thường sử dụng ngôn ngữ khác nhau vì các dòng đạo lý xuất phát từ nhiều xứ sở khác nhau và ngôn ngữ khác nhau, nhưng nội dung giáo lý đều giống nhau và đều đề cập đến một ĐẤNG TỐI CAO cũng như đều nói đến CHÂN TÂM của con người. Con người sẽ bị coi là lạc đạo nếu họ đánh mất CHÂN TÂM của họ trong đời sống tôn giáo cũng như đức tin của họ.
….
ALLAH là tình yêu. Vì thế giáo lý của các chính giáo thường sử dụng ngôn ngữ khác nhau vì các dòng đạo lý xuất phát từ nhiều xứ sở khác nhau và ngôn ngữ khác nhau, nhưng nội dung giáo lý đều giống nhau và đều đề cập đến một ĐẤNG TỐI CAO cũng như đều nói đến CHÂN TÂM của con người. Con người sẽ bị coi là lạc đạo nếu họ đánh mất CHÂN TÂM của họ trong đời sống tôn giáo cũng như đức tin của họ.
Sự
thật đầu tiên và trên hết là con người phải tìm được ánh sáng của CHÂN TÂM và
CHÂN TÂM sẽ giải phóng họ. Ấn Độ giáo và Phật giáo tìm mọi cách để giúp chúng
sinh phá bỏ bức màn vô minh và chúa Jesus cũng đến thế gian để cứu con người ra
khỏi tội lỗi, hay ra khỏi nghiệp chướng và ra khỏi bóng tối vô minh bằng cách
giúp con người tìm lại CHÂN TÂM, tức tìm lại ánh sáng trong tâm hồn và trí tuệ
của họ. Khi con người tìm được ánh sáng thì con người là con cái của ánh sáng
vì thế chúa Jesus thường nói: ‘Ta là ánh sáng thế gian và THIÊN CHÚA nói các
con là ánh sáng của thế gian’.
Từ
một ĐẤNG TẠO HÓA tức là người cha chung của tất cả nhân loại và từ CHÂN TÂM của
con người chúng ta tìm ra được thế nào là vạn giáo nhất lý và sự đồng nguyên
của tất cả 6 chính giáo (True Religion) trong gia đình nhân loại. Tất cả những
giá trị giống nhau nơi các dòng đạo lý chính là luật thiên nhiên trong Trời
đất. Tất cả đều là một gốc từ Trời mà xuống nên các tôn giáo không còn lý do để
nhân danh tôn giáo mà dẫn đến những hận thù xung đột giữa tôn giáo này và tôn
giáo khác nữa.”
Cũng
như TS Tawfik Hamid, TS Nguyễn Anh Tuấn đã kêu gọi những người Hồi giáo hãy tự
vấn và thay đổi:
“Thế
giới Hồi giáo và các quốc gia Ả Rập phải tự hỏi chính mình xem:
*
Chúng ta thực sự muốn gì?
-
Chủ trương quá khích và cuồng tín để gây hận thù và bạo lực có thực sự giải
quyết được các vấn nạn của Hồi giáo không?”
– Tại sao Hoa Kỳ là ‘kẻ thù của ALLAH’ khi mà ‘kẻ thù’ ấy lại xây dựng được một quốc gia Tự Do, Bình Đẳng, Công Lý và nhân từ, còn chúng ta vẫn ôm ấp như một giấc mơ chưa thành sự thật?
– Sự hiểu biết và kiến thức của chúng ta về nước Mỹ có đủ để xác định chính xác xem Hoa Kỳ là bạn hay thù của Hồi giáo?
– Chủ trương phát động ‘Thánh Chiến’ để réo gọi hận thù bạo lực có làm sáng tỏ được ánh sáng văn minh của Hồi giáo hay chúng ta sẽ làm cho nền văn minh tinh thần của Hồi giáo sụp đổ toàn diện, có thực sự ALLAH muốn Hồi giáo phát động Thánh Chiến trong hận thù và bạo lực thật không?
– Tại sao Thánh Kinh Qu’ran lại có quan niệm Thánh Chiến là con người phải tự phấn đấu với chính mình để tự thắng, đó là lời dạy dỗ then chốt nhất của văn minh Hồi giáo, phải chăng không còn ai nhớ nữa hay sao? Chẳng lẽ chúng ta không đem được những giá trị gì của văn minh Hồi giáo để đóng góp cho nền văn minh tổng hợp toàn cầu, mà chỉ biết đóng góp hận thù và bạo lực hay sao?
…..
Trước tình thế căng thẳng và hỗn loạn tột cùng trong thế giới Hồi giáo, trên đây là một loạt tra vấn quan trọng và cần thiết mà chỉ có những người thông minh, sáng suốt, biết sử dụng sự thông minh sáng suốt và khôn ngoan để biến khung cảnh sống thành môi trường sáng tạo, cảm thông và thánh thiện theo đúng tinh thần Qur’an.”
Tác
giả đã soi rọi, phân tích cặn kẽ Kinh Qur’an so chiếu với hiện tình thế giới để
tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên đây, và cũng như TS Tawfik Hamid, TS
Nguyễn Anh Tuấn đã trang trải trên giấy những gì phát xuất từ trái tim của một
người Ki-tô giáo chân chính. Rất cao quý và lý tưởng.
Hai
lời “réo gọi” cao quý và lý tưởng đến từ hai tâm hồn trí thức của hai tôn giáo
từng xảy ra những xung đột đẫm máu trong quá khứ và có thể lôi kéo nhân loại
vào một cuộc tàn sát trong tương lai, mà chỉ có người Hồi giáo mới ngăn chặn
được, nếu họ tỉnh thức và chấp nhận “thay đổi”.
Sơn Tùng
Virginia, cuối năm 2012
Virginia, cuối năm 2012
-------------------------------
Tawfik
Hamid
I was born a Muslim and lived all my life as a follower of Islam.
After
the barbaric terrorist attacks done by the hands of my fellow Muslims
everywhere on this globe, and after the too many violent acts by Islamists in
many parts of the world, I feel responsible as a Muslim and as a human being,
to speak out and tell the truth to protect the world and Muslims as well from a
coming catastrophe and war of civilizations.
I
have to admit that our current Islamic teaching creates violence and hatred
toward Non-Muslims. We Muslims are the ones who need to change. Until now we
have accepted polygamy, the beating of women by men, and killing those who
convert from Islam to other religions.
We
have never had a clear and strong stand against the concept of slavery or wars,
to spread our religion and to subjugate others to Islam and force them to pay a
humiliating tax called Jizia. We ask others to respect our religion while all
the time we curse non-Muslims loudly (in Arabic) in our Friday prayers in the
Mosques.
What
message do we convey to our children when we call the Jews “Descendants of the
pigs and monkeys”.. Is this a message of love and peace, or a message of hate?
I
have been into churches and synagogues where they were praying for Muslims.
While all the time we curse them, and teach our generations to call them
infidels, and to hate them.
We
immediately jump in a ‘knee jerk reflex’ to defend Prophet Mohammed when
someone accuses him of being a predophile while, at the same time, we are proud
with the story in our Islamic books, that he married a young girl seven years
old (Aisha) when he was above 50 years old.
I
am sad to say that many, if not most of us, rejoiced in happiness after September
11th and after many other terror attacks.
Muslims
denounce these attacks to look good in front of the media, but we condone the
Islamic terrorists and sympathize with their cause. Till now our ‘reputable’
top religious authorities have never issued a Fatwa or religious statement to
proclaim Bin Laden as an apostate, while an author, like Rushdie, was declared
an apostate who should be killed according to Islamic Shania law just for
writing a book criticizing Islam.
Muslims
demonstrated to get more religious rights as we did in France to stop the ban
on the Hejab (Head Scarf), while we did not demonstrate with such passion and
in such numbers against the terrorist murders.
It
is our absolute silence against the terrorists that gives the energy to these
terrorists to continue doing their evil acts. We Muslims need to stop blaming
our problems on others or on the Israeli/Palestinian conflict. As a matter of
honesty, Israel is the only light of democracy, civilization, and human rights
in the whole Middle East.
We
kicked out the Jews with no compensation or mercy from most of the Arab
countries to make them “Jews-Free countries” while Israel accepted more than a
million Arabs to live there, have its nationality, and enjoy their rights as
human beings. In Israel , women can not be beaten legally by men, and any
person can change his/her belief system with no fear of being killed by the
Islamic law of ‘Apostasy,’ while in our Islamic world people do not enjoy any
of these rights. I agree that the ‘Palestinians’ suffer, but they suffer
because of their corrupt leaders and not because of Israel.
It
is not common to see Arabs who live in Israel leaving to live in the Arab
world. On the other hand, we used to see thousands of Palestinians going to
work with happiness in Israel , its ‘enemy’. If Israel treats Arabs badly as
some people claim, surely we would have seen the opposite happening.
We
Muslims need to admit our problems and face them. Only then we can treat them
and start a new era to live in harmony with human mankind. Our religious
leaders have to show a clear and very strong stand against polygamy,
paedophilia, slavery, killing those who convert from Islam to other religions,
beating of women by men, and declaring wars on non-Muslims to spread Islam.
Then,
and only then, do we have the right to ask others to respect our religion. The
time has come to stop our hypocrisy and say it openly: ‘We Muslims have to
Change’.
--------------------------------
ĐỌC THÊM :
Nguyễn
Khai - Người Việt Boston -
November 11, 2012 11:46 PM
No comments:
Post a Comment