Blog tổng hợp tin
tức nhận định về kinh tế Việt Nam
LTS:
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là 1 nền
kinh tế yểu mệnh, ngay từ định nghĩa cho đến thực tế. Và thực tế của hàng triệu
người dân đang sống trên mảnh đất hình chữ S đối mặt là khó khăn, ngày càng khó
khăn. Bài viết sau sẽ chỉ rõ ra sự giả dối của con số tăng trưởng GDP và đâu là
nguyên nhân dẫn tới cái chết của nền kinh tế yểu mệnh này.
GDP TĂNG ><
ĐÓI NGHÈO TĂNG
"Người
Việt giàu lên chỉ là 'giả tạo'"
Tuy nhiên, một báo cáo của Chính phủ Việt Nam, đưa ra trong Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ (Hội nghị CG) vừa rồi, cho rằng thu nhập bình quân đầu người (GNI) của Việt Nam cao chỉ là giả tạo. Theo đó, trong 5 năm qua, việc tăng giá tiền đồng trong bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao là nguyên nhân đẩy thu nhập cao lên. (Cafef , 15/12/2012)
Tuy nhiên, một báo cáo của Chính phủ Việt Nam, đưa ra trong Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ (Hội nghị CG) vừa rồi, cho rằng thu nhập bình quân đầu người (GNI) của Việt Nam cao chỉ là giả tạo. Theo đó, trong 5 năm qua, việc tăng giá tiền đồng trong bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao là nguyên nhân đẩy thu nhập cao lên. (Cafef , 15/12/2012)
Trong
bài có nhiều mâu thuẫn, ví dụ như đổ thừa là "do lạm phát" nên thu
nhập người VN không tăng.
Nhưng
con số công bố đã quy ra USD (bình quân đầu người 1260 USD/ năm trong năm
2011), và hiện nay giá USD chính thức và chợ đen không khác nhau bao nhiêu.
Do
đó, thu nhập người VN tính bằng
USD, như công bố, là CÓ TĂNG, VÀ TĂNG RẤT MẠNH.
Như
vậy, sai số ở chỗ nào, khi cùng lúc số người nghèo tại VN lại quá đông:
"...Việt
Nam hiện đứng thứ 11 thế giới về số lượng người nghèo (14,3 triệu người, chiếm
16,9% dân số) và cũng nằm trong số nước có lượng người nghèo cao nhất khu vực.
Lâu nay Việt Nam được xem là một trong những nước thành công nhất về giảm
nghèo, tuy nhiên đó là đo theo chuẩn nghèo cũ, thấp hơn chuẩn quốc tế.
Nếu
tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam (1,61 USD cho khu vực thành thị và 1,29
USD cho khu vực nông thôn) thì tỷ lệ nghèo trên toàn quốc là 20,7%. Còn nếu so
với chuẩn của quốc tế 2 đôla Mỹ một ngày (tính theo PPP) thì có hơn 40% người
Việt Nam nằm dưới mức nghèo..."
Xin
thưa: đó là do GIAN DỐI VỀ GDP, từ đó GIAN DỐI VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI.
VN
có 92 triệu người, nếu thu nhập bình quân đầu người, theo công bố, là 1260
USD/năm, thì VN có GDP 116 tỉ USD.
NHƯNG
thực tế GDP VN chỉ khoảng 60-80 tỉ USD mà thôi, do đó mới xảy ra tình trạng tới
40% người VN dưới mức nghèo, tính theo PPP.
Còn
không tính theo PPP, dùng nominal income, thì số nghèo lên tới hơn 60%.
ĐẢNG VIÊN LÀM KINH
TẾ
GDP
trong 5 năm qua LIÊN TỤC SỤT GIẢM, kể từ 2007 đến nay.
VN
"giàu nhất" là trong khoảng 2002-2006. Sau đó sụt lại.
Điều
này không khó nhìn thấy. Thời cực thịnh trong nền KT Việt Cộng là những năm
cuối cùng thời ông Thủ tướng Khái, còn gọi là "Khải khờ" trong chiến
khu.
Do
hồi đó còn chưa cho phép quan chức "làm KT". Họ có tham nhũng, ăn hối
lộ, nhưng do chưa chính thức được làm ăn riêng, nên họ còn giấu giếm, đầu tư
qua nhiều trung gian, lại không thể ra mặt chèn ép ai quá lộ liễu, nên KT VN
còn khá.
Trước
2007, KT VN đa số là do người ngoài đảng làm, với đảng viên cùng lắm chỉ đứng
sau giật dây là chính.
Sau
đại hội X năm 2006, đảng viên được phép "làm KT", họ liền tung ra rất
nhiều tiền trước đó tham nhũng, ăn hối lộ được, khi đó đem ra đầu tư, mở cty
sân sau, đầu cơ vào TTCK, BĐS, v.v...
Số
tiền "đột nhiên" được tung vào nền KT quá lớn, gây LẠM PHÁT vì đột
nhiên sức CẦU > CUNG. Giá hàng hóa tăng vọt do nhu cầu quá lớn, cả về gạch,
đá, xi măng, sắt thép, v.v... để xây BĐS.
Nhiều
quan chức bung tiền ra mua đất, mua nhà, làm giá BĐS tăng vọt.
Quan
chức tăng thu nhập rất lớn, nhiều đảng viên trở thành các ông chủ lớn, nhà tài
phiệt, ví dụ như giòng họ bà Đặng Thị Hoàng Yến, bà Dương Thị Bạch Diệp, các
quan chức trong VINASHIN, v.v...
Họ
có tài sản lên tới nhiều trăm triệu USD, với nhiều cơ sở kinh doanh. Dùng thân
thế đảng viên, họ ép nhiều người không cùng giai cấp đảng viên phải chịu lép
vế, từ đó họ ép lề lối kinh doanh, nhiều doanh gia, trước đó từng đóng góp lớn
vào nền KT.
Nếu
Việt Cộng vẫn không cho đảng viên kinh doanh, thì giới không-đảng-viên đã có
thể tiếp tục đà làm tăng trưởng KT liên tục từ 2007 đến nay. Nền KT đã không bị
sụp đổ quá mạnh kể từ 2007.
XƯƠNG SỐNG CỦA NỀN
KINH TẾ
Tôi
có quen biết nhiều doanh gia, doanh nhân VN. Họ bị "ép chết" bởi các
cty sân sau của quan chức. Ví dụ khi bỏ thầu, cho dù họ bỏ thầu giá rẻ cách
mấy, chất lượng tốt cách mấy, vẫn bị thua các cty sân sau của quan chức.
Các
cty sân sau bỏ thầu rất mắc, chất lượng kém, sau đó lại luôn đòi thêm tiền, làm
thâm hụt ngân sách CP vô cùng to lớn.
Các
doanh gia, doanh nhân không thuộc ĐCS bị ép, 1 số giải nghệ, 1 số thu hẹp làm
ăn, đến chừng giữa năm ngoái thì dẹp hết vì thua lỗ.
Tại
mọi quốc gia, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ là nơi TẠO ra việc làm nhiều
nhất, và số đông các doanh nghiệp này tạo ra khung sườn, xương sống, của nền
KT.
KT
Mỹ mạnh phần lớn KHÔNG dựa vào các cty như IBM, Apple, nhưng vào các
cty nhỏ làm thầu cho các cty lớn này, vào hàng trăm ngàn doanh nghiệp chuyên
chở hàng, đóng gói, sửa máy, v.v...
Nhiều
bạn sẽ ngạc nhiên nếu được cho biết, khi IBM cần lập hệ thống computer trong 1
văn phòng mới, họ KHÔNG dùng người của họ, mà ra ngoài thuê cho rẻ. Số
nhân công IBM thuê hợp đồng ngay trong ngành vi tính còn đông hơn số nhân công
chính thức của họ.
Các
cty vừa và nhỏ này làm cho nền KT Mỹ đa dạng vô cùng, người ta làm "linh
tinh" cho các cty này rất thoải mái, thu nhập trung bình thôi, nhưng dễ
tìm việc, làm giảm thất nghiệp.
Tại
VN, đang khi đó, Việt Cộng nâng đỡ các cty, tập đoàn quốc doanh, tạo điều kiện cho
các nơi này giết chết các cty vừa và nhỏ do tư nhân làm chủ.
Các
cty sân sau của quan chức cũng tham gia vào việc triệt tiêu các cty không do
đảng viên làm chủ.
SỤP ĐỔ KINH TẾ TƯ
NHÂN
Nghị
quyết 11 giáng 1 đòn chí mạng vào các doanh nghiệp tư nhân, qua việc cấm họ sử
dụng vàng, đô la, hạn chế nhập khẩu hàng hóa, v.v...
Chính
việc giết chết nền KT tư doanh đã giết chết nền KT VN, chứ không hẳn là các
cty, tập đoàn quốc doanh đã hại chết nền KT VN.
Các
cty, tập đoàn quốc doanh chỉ ĐÓNG GÓP vào việc thảm sát nền KT VN, chứ không
phải là yếu tố quyết định.
KT
tư doanh chết, kéo theo hàng chục triệu việc làm.
Nay
thì tiêu tan rồi, không thể nào tái lập.
Cty
nhỏ bên vợ tôi làm hàng xe Honda đã dẹp, máy móc phân tán bán đi hết, 1 số bị
hư hại, rỉ sét, nay muốn mở lại thì không thể nào do thiếu tiền đầu tư - đã tẩu
tán ra nước ngoài - và do thiếu nhân công, thiếu máy móc. Hàng mấy chục nhân
công bị thất nghiệp vĩnh viễn.
Nhân
lên toàn quốc cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác, thì thấy ngay rằng số thất
nghiệp tại VN nay lên THÊM nhiều triệu người, và tỉ lệ thất nghiệp không thể
dưới 25%. Số thiểu nghiệp khoảng 50%.
Trong
toàn quốc, hiện không có tới 25% người đang làm đúng việc thích hợp. (Dân Trí, 14/12/2012)
Cuộc tàn sát giai cấp doanh nhân, trung
lưu VN kể từ 2007 đến nay mới chính là lý do cốt lõi cho việc sụp đổ KT VN,
trong đó NQ11 góp phần quan trọng nhất. Các yếu tố khác chỉ góp phần vào mà
thôi.
-----------------------
Dân Trí, Cử nhân
sống cơ cực hơn thời sinh viên, 14/12/2012, http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cu-nhan-song-co-cuc-hon-thoi-sinh-vien-673894.htm
Cafef, Người Việt
giàu lên chỉ là giả tạo, 15/12/2012, http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/nguoi-viet-giau-len-chi-la-gia-tao-20121215112548325ca33.chn
No comments:
Post a Comment