Saturday 1 December 2012

BỨC TRANH ÚC : ĐẤT NƯỚC, XÃ HỘI, CON NGƯỜI (Nguyễn Hưng Quốc)




22.11.2012

Úc là nơi có khoảng 250.000 người Việt sinh sống nhưng với người Việt Nam ở những nơi khác, kể cả ở Việt Nam, đó vẫn là một đất nước khá xa lạ. Một lần, một người cháu của tôi ở Mỹ hỏi tôi: “Ở Úc, người ta nói tiếng gì hả bác?” Mà không phải chỉ người Việt Nam. Một sinh viên của tôi, người Úc, sau khi tốt nghiệp, sang Mỹ làm việc một năm; về, anh kể: một số đồng nghiệp của anh, người Mỹ, ngạc nhiên hỏi: “Mày học tiếng Anh từ bao giờ mà nói tiếng Anh giỏi quá vậy?”.

Nhân dịp chính phủ Úc vừa công bố kết quả cuộc điều tra dân số toàn quốc được thực hiện vào năm 2011, tôi nghĩ cũng nên giới thiệu với bạn đọc xa gần ít nét về quê hương thứ hai của 250.000 đồng bào người Việt.

Úc, Australia, xuất phát từ từ australis trong tiếng Latin, nghĩa là phía nam. Trước, người Tây phương xem Úc như một vùng đất vô danh ở phía nam (Terra Australis Incognita); sau, từ đầu thế kỷ 19, khi người Anh phát hiện ra Úc, họ mới bỏ chữ “vô danh” ấy đi, chỉ còn lại vùng đất phương nam (Terra Australis); và, cuối cùng, nó thành Australia.

Úc, thật ra, là cả một lục địa. Với diện tích 7.617.930 cây số vuông, đó là lục địa nhỏ nhất trên thế giới. Nhưng nếu xem nó chỉ là một hòn đảo thì đó lại là hòn đảo lớn nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu thường gọi Úc là một lục địa – đảo (island continent). Với tư cách một nước, Úc có diện tích lớn đứng hàng thứ sáu, chỉ sau Nga (16.995.800 cây số vuông), Trung Quốc (9.326.410 cây số vuông), Mỹ (9.161.923 cây số vuông), Canada (9.093.507 cây số vuông) và Brazil (8.514.215 cây số vuông).

Dân số Úc, tính vào cuối tháng 3 năm 2012, có 22.596.500 người. Ở Úc có sáu tiểu bang và hai vùng lãnh thổ. Dân số ở từng nơi như sau:

New South Wales
7 272.800
Victoria
5 603.100
Queensland
4 537.700
South Australia
1 650.600
Western Australia
2 410.600
Tasmania
512.100
Northern Territory
233.300
Australian Capital Territory
373.100
Australia (tổng cộng)
22 596.500

Mật độ dân cư trung bình trên mỗi cây số vuông, như vậy, là 2.9. Nhìn chung, Úc là nơi có
mật độ dân cư thấp đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ trên Mông Cổ và Western Sahara: cả hai đều có 2 người/km2). (Trong bảng xếp hạng mật độ dân số, Việt Nam được xếp vào hạng thứ 36, nơi có 268 người/km2.)

Tuy nhiên, phần lớn người Úc sinh sống ngoài rìa lục địa (chính giữa là sa mạc, khí hậu oi bức, hiếm khi có mưa, rất ít người ở; có nơi, như ở Northern Territory chỉ có 0.2 người/km2) nên
mật độ dân số ở các thành phố cũng khá cao. Ví dụ, ở Canberra, thủ đô Úc, mật độ dân số vào năm 2008 là 147 người/cây số vuông. Ở Sydney, thành phố lớn nhất nước Úc, mật độ dân số, ở miền đông, lên đến 8.800 người/km2; ở miền tây, 7.900 người/km2, tức là cao hơn cả Paris (3.550 người/km2), London (5.100) và Los Angeles (2.750).

Nhìn vào các yếu tố vừa nhắc, chúng ta thấy ngay Úc có khá nhiều nghịch lý:

Thứ nhất, đất rộng nhưng người thì ít.

Thứ hai, trên diện tích mênh mông như vậy, người Úc lại thích sống chen chúc vào nhau trong các thành phố lớn khiến, một,
mức độ đô thị hóa ở Úc rất cao (khoảng 90% dân số sống ở thành phố); và hai, mật độ dân cư trong các thành phố ấy cũng thuộc loại cao nhất thế giới.
Thứ ba, tuy dân số ít (đứng hàng thứ 52 trên thế giới), nhưng kinh tế của Úc lại khá mạnh (được xếp hàng thứ 13 trên thế giới, tính theo chỉ số GDP);
chỉ số phát triển con người (human development index) lại càng cao (đứng hàng thứ 2 trên tổng số 187 quốc gia được tính trên thế giới; chỉ sau Đan Mạch).

Suốt cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới trong suốt gần một thập niên vừa qua, Úc là quốc gia ổn định nhất: tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khoảng 5%, tốc độ phát triển trung bình trong suốt cả 21 năm vừa qua là trên 3% (cao nhất trong tất cả các nước phát triển).

Thứ tư, kinh tế của nước Úc khá cao nhưng đời sống của dân chúng thì cũng khá chật vật. Theo sự xếp hạng của Economist Intelligence Unit vào đầu năm 2012, hai thành phố lớn nhất của Úc, Sydney và Melbourne đều nằm trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới (Sydney hạng 7 và Melbourne hạng 8), chỉ sau Zurich (Thụy Sĩ), Tokyo (Nhật), Geneva (Thụy Sĩ), Osaka Kobe (Nhật), Oslo (Na Uy) và Paris (Pháp). Trong vòng 10 năm qua, giá một ổ bánh mì ở Sydney tăng gần gấp đôi, giá xăng tăng gấp ba, và giá gạo tăng gấp bốn lần. Vật giá ở Sydney, nói chung, cao hơn ở thành phố New York 50% (cách đây 10 năm, nó chỉ bằng 25% ở New York!) Các thành phố lớn khác ở Úc, tuy không
đắt đỏ bằng Sydney và Melbourne nhưng cũng nằm ở những hạng rất cao trên thế giới, ví dụ, Perth: thứ 12, Brisbane: thứ 13; và Adelaide: 17.

Tiền điện các gia đình Úc trả hàng tháng trong năm 2011 cao hơn hẳn ở Nhật, Cộng đồng Âu châu, Mỹ và Canada. Ở Úc, giá điện mỗi tiểu bang mỗi khác. Ở tiểu bang Nam Úc, giá mỗi kilowatt điện là 28.6 cents, mắc hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Đan Mạch (31.4 cents) và Đức (28.7 cents). Đứng ngay sau Nam Úc là các tiểu bang New South Wales (thứ 4), Victoria (thứ 5) và Tây Úc (thứ 6):
​​
C
ác nhu yếu phm khác cũng vy. Úc trồng thật nhiều chuối nhưng giá chuối ở Úc lại mắc hơn ở New Zealand, Anh, Pháp, Mỹ và ngay cả Đức, nơi không hề có kỹ nghệ trồng chuối. Giá một chiếc Mercedes loại sang ở Úc là 360.000 đô la trong khi cũng chiếc xe ấy, ở Anh chỉ có 110.000 đô la. Với số tiền mua một căn hộ (apartment) nhỏ ở Sydney hay Melbourne, người ta có thể mua một ngôi nhà khang trang ở Berlin, Houston hay Barcelona. Giá một cuốn Harry Potter (tập 7) bìa mềm ở Úc là 21.95 đô la; ở Canada chỉ có 6.95 đô la.

Điều may mắn, như một đền bù cho chuyện đặt đỏ ấy, là, theo cuộc điều tra về sự sinh động toàn cầu (Global Liveability Survey) cũng do Economist Intelligence Unit thực hiện, trong số 10 thành phố được xem là sinh động nhất thế giới (most liveable cities), có đến bốn thành phố thuộc nước Úc:

1. Melbourne, Úc.
2. Vienna, Áo.
3. Vancouver, Canada.
4. Toronto, Canada.
5. Calgary, Canada.
5. (đồng hạng) Adelaide, Úc.
7. Sydney, Úc.ac
8. Helsinki, Phần Lan.
9. Perth, Úc.
10. Auckland, New Zealand.

Bảng xếp hạng được dựa trên cơ sở đối chiếu 140 thành phố trên thế giới theo 30 tiêu chuẩn thuộc năm hạng mục: sự ổn định (về chính trị và xã hội), sức khỏe, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Điểm được cho từ 1 đến 100.
Melbourne đạt số điểm gần như tuyệt đối: 97.5.

Bạn đọc có thể thắc mắc: Tại sao những thành phố lớn và đầy những nơi giải trí thú vị như New York, Paris hay London…không có trong bảng danh sách trên? Ban tổ chức trả lời: Những thành phố ấy lớn thì có lớn, vui thì có vui, nhưng lại rất khó khăn trong vấn đề di chuyển và đặc biệt, thiếu an toàn!


27.11.2012

Đặc điểm nổi bật đầu tiên của xã hội Úc là tính chất đa dạng.

Trước hết là đa dạng về phương diện nguồn gốc. Theo cuộc điều tra dân số năm 2011, một phần tư (24.6%) dân Úc sinh ở nước ngoài, và 43.1%, tức gần một nửa, có ít nhất bố hoặc mẹ sinh ở nước ngoài.
Tỉ lệ công dân sinh ở nước ngoài ở Úc, như vậy, cao hơn hẳn ở các nước khác (ví dụ, ở Anh: 20.8%; New Zealand: 9.1%; Trung Quốc: 6.0%; Ấn Độ: 5.6%). (Ở Mỹ, theo cuộc điều tra dân số năm 2010, chỉ có 13%, tức khoảng 40 triệu người sinh ở nước ngoài.)

Trong số trên 300 quốc gia gốc khác nhau, 10 quốc gia gốc có người định cư cao nhất tại Úc là:

Quốc gia gốc
Người
Tuổi trung bình
Tỉ lệ nam
/100 nữ





'000
Năm

Vương quốc Anh
1 101.1
54
101.7
New Zealand
483.4
40
102.8
Trung Quốc
319.0
35
79.8
Ấn Độ
295.4
31
125.2
Ý
185.4
68
104.7
Việt Nam
185.0
43
84.6
Philippines
171.2
39
60.6
Nam Phi
145.7
39
96.9
Mã Lai
116.2
39
83.5
Đức
108.0
62
90.6
Những nơi khác
2 183.8
44
95.6




Tổng số người sinh ở nước ngoài
5 294.2
45
96.1


Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy, nhiều nhất vẫn là những người sinh ở vương quốc Anh, bao gồm Anh, Bắc Ái Nhĩ Lan, Scotland (Tô Cách Lan) và Wales (21%). Thứ hai là người New Zealand (9.1%). Điều này cũng dễ hiểu. Từ năm 1973, hai chính phủ Úc và New Zealand đã thỏa thuận với nhau để công dân hai nước, nếu muốn, có thể sang xứ kia sống và làm việc một cách dễ dàng; hơn nữa, còn được hưởng tất cả các quyền lợi mà công dân nước ấy được hưởng (ví dụ: chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm y tế và giáo dục).

Đứng ngay sau hai nước nói tiếng Anh vốn có nguồn gốc chung với Úc ấy là hai nước Á châu: Trung Quốc (6.0%) và Ấn Độ (5.6%). Riêng người Việt thì đứng hàng thứ sáu với 185.000 người. So với cuộc điều tra dân số năm 2006, số người gốc Việt tại Úc tăng lên 26.000 người. Tốc độ tăng trưởng của người gốc Việt từ năm 2006 đến 2011, như vậy, nhanh hơn thời gian giữa hai cuộc điều tra dân số trước đó: từ năm 2001 đến 2006, chỉ tăng có 5.000 người. Số người mới tới Úc này chủ yếu nằm trong hai trường hợp: một là do bảo lãnh (con cái bảo lãnh cho bố mẹ hoặc vợ chồng bảo lãnh cho nhau) và hai là các du học sinh, sau khi tốt nghiệp, xin ở lại Úc.

Từ góc độ di dân, xu hướng nổi bật nhất là sự gia tăng của người Á châu. Trước năm 2007, đứng đầu danh sách người di dân đến Úc là từ Anh (khoảng một phần tư), sau đó là các nước thuộc Âu châu (nhiều nhất là Ý, Hy Lạp và Ba Lan). Nhưng từ đó về sau, tuy Anh vẫn là nước đứng đầu, các nước có số di dân sang Úc đông nhất lại thuộc châu Á. Đứng đầu là người Ấn Độ (từ 2001 đến 2011 tăng trên 200.000 người); sau đó là người Trung Quốc. Người Trung Quốc (không kể người Đài Loan) ở Úc, vào năm 2001, chỉ có 142.780; đến năm 2006, tăng vọt lên 206.591 và bây giờ là 319.000: trong vòng 10 năm, tăng 174.000 người. Số di dân gốc Bangladesh tăng 11.9%; gốc Pakistan tăng 10.2%.

Nhìn chung, từ năm 2001 đến nay, số người gốc Âu châu tại Úc giảm từ 51% xuống 40%. Cùng thời gian ấy, số người gốc Á châu lại tăng từ 24% lên đến 33%.

Ngoài sự đa dạng về nguồn gốc, Úc còn đa dạng về ngôn ngữ. Có tổng cộng trên 300 ngôn ngữ khác nhau hiện đang được sử dụng tại Úc, với những phạm vi và mức độ khác nhau. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh. Vào năm 2011, 81% trẻ em từ 5 tuổi trở lên chỉ nói tiếng Anh trong nhà. Tuy nhiên cũng có 2% hoàn toàn không nói tiếng Anh.
Mười ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong các gia đình Úc (không kể trẻ em dưới 5 tuổi) là:


Ngôn ngữ nói ở nhà
Người
Tỉ lệ so với dân số
Tỉ lệ nói tiếng Anh giỏi
Tỉ lệ sinh ở Úc

'000
%
%
%

Chỉ nói tiếng Anh
15 394.7
80.7
..
83.8
Tiếng Quan Thoại
319.5
1.7
37.5
9.0
Tiếng Ý
295.0
1.5
62.1
43.2
Tiếng Ả Rập
264.4
1.4
61.9
38.5
Tiếng Quảng Đông
254.7
1.3
46.4
19.9
Tiếng Hy Lạp
243.3
1.3
65.0
54.1
Tiếng Việt
219.8
1.2
39.5
27.9
Tiếng Tây Ban Nha
111.4
0.6
62.1
21.9
Tiếng Hindi
104.9
0.5
80.2
9.8
Tiếng Tagalog
79.0
0.4
66.9
5.9



Ở trên, chúng ta thấy số người Việt sinh ở Việt Nam hiện đang sống tại Úc là 185.000; ở đây, chúng ta lại thấy có đến 219.800 người nói tiếng Việt ở nhà. Con số chênh lệch gần 35.000 người ấy chính là các trẻ em sinh trưởng tại Úc. Đây là một điều đáng mừng: Các thống kê về ngôn ngữ xã hội học tại Úc cho thấy phần lớn người Việt thuộc thế hệ thứ hai tại Úc vẫn còn nói tiếng Việt trong gia đình. Bởi vậy, người Việt được đánh giá rất cao trong việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, số người Việt tự nhận nói tiếng Anh giỏi tương đối ít, chỉ có 39.5%, cao hơn người Tàu nói tiếng Quan Thoại, nhưng thấp hơn hẳn các sắc dân khác.

Ngoài sắc tộc và ngôn ngữ, xã hội Úc còn khá đa dạng về tôn giáo. Trước, Thiên Chúa giáo (bao gồm nhiều nhánh khác nhau, từ Công giáo đến Anh giáo, Chính thống giáo và Tin Lành) chiếm địa vị thống trị tại Úc. Năm 1911, Thiên Chúa giáo chiếm 96% dân số. Một trăm năm sau, vào năm 2011, tỉ lệ này giảm xuống còn 61%. Thì vẫn còn ưu thế. Nhưng không còn độc tôn nữa. Thế vào đó là sự phát triển của các tôn giáo khác, từ Phật giáo đến Hồi giáo và Ấn Độ giáo, và những người tự nhận là không có đạo gì cả.




Dân số
Tỉ lệ người sinh ở nước ngoài()




Tôn giáo
'000
%
%

Christian
13 150.6
61.1
22.9




Catholic
5 439.2
25.3
24.0
Anglican
3 680.0
17.1
17.5
Uniting Church
1 065.8
5.0
11.4
Presbyterian and Reformed
599.5
2.8
26.3
Eastern Orthodox
563.1
2.6
43.6
Baptist
352.5
1.6
28.8
Lutheran
251.9
1.2
24.5
Pentecostal
238.0
1.1
32.6
Other Christian
960.7
4.5
31.0




Non-Christian
1 546.3
7.2
67.0




Phật giáo
529.0
2.5
69.4
Hồi giáo
476.3
2.2
61.5
Ấn Độ giáo
275.5
1.3
84.3
Do Thái giáo
97.3
0.5
48.9
Các nhánh khác thuộc Thiên Chúa giáo
168.2
0.8
57.2




Không tôn giáo
4 796.8
22.3
22.5




Tổng cộng
21 507.7
100.0
26.1


Từ năm 2001 đến 2011, trong vòng 10 năm, số tín đồ không phải Thiên Chúa giáo tăng từ 0.9 triệu lên 1.7 triệu, tức từ 4.9 lên 7.2% dân số Úc. Trong các tôn giáo ngoài Thiên Chúa giáo ấy, nổi bật nhất là Phật giáo (2.5% dân số), Hồi giáo (2.2%) và Ấn Độ giáo (1.3%). Trong ba tôn giáo ấy, hiện nay Phật giáo vẫn lớn nhất, nhưng tốc độ phát triển của Phật giáo trong mười năm qua chỉ tăng 48%, thấp hơn hẳn Ấn Độ giáo (189%) và Hồi giáo (69%). Nhìn vào bảng ở trên, chúng ta có thể thấy ngay hầu hết các tín đồ của ba tôn giáo này đều sinh ở nước ngoài (69.4% đối với Phật giáo; 61.5% đối với Hồi giáo và 84.3% đối với Ấn Độ giáo). Nói cách khác, đó chủ yếu là tôn giáo của di dân.
Nói đến tôn giáo, chúng ta cần ghi nhận sự kiện này: Một số học giả Úc cho một trong những đóng góp lớn nhất của cộng đồng người Việt Nam vào xã hội Úc chính là trong lãnh vực tôn giáo. Giáo sư Desmond Cahill thuộc đại học RMIT nhận định: “Không ở đâu
sự hiện diện của người Việt Nam lại đáng kể như trong việc làm thay đổi diện mạo tôn giáo tại Úc.”

Trước hết, đối với Công giáo, trong số 3000 linh mục tại Úc, có 120 là người gốc Việt. Đây là số liệu từ năm 2005. Từ đó đến nay hẳn số linh mục gốc Việt còn tăng hơn nữa. Giáo sư Cahill tiên đoán trong tương lai vị thế người gốc Việt trong hàng ngũ linh mục tại Úc sẽ càng nổi trội hơn nữa.

Đối với Phật giáo, vai trò của người Việt cũng rất quan trọng. Số liệu về tôn giáo của từng sắc tộc từ cuộc điều tra dân số năm 2011 chưa được công bố. Tôi chỉ có số liệu từ cuộc điều tra dân số năm 1991: Lúc ấy, cộng đồng người Việt có 46.674 người khai là theo đạo Phật, chiếm 32.72% tổng số Phật tử tại Úc. Trong cuộc điều tra dân số năm 2001, riêng tại tiểu bang Victoria, có 33.145 người Việt theo đạo Phật, chiếm 29.7% tổng số Phật tử trong tiểu bang.



29.11.2012

Nếu đặc điểm nổi bật nhất của xã hội Úc là tính chất đa dạng về chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa, việc nhận diện hình ảnh một người Úc điển hình như sự tò mò bình thường của những người chưa từng đặt chân đến Úc không phải là điều dễ dàng.

Trước đây, người ta thường hình dung người Úc là người da trắng, gốc Âu châu, đặc biệt từ Vương quốc Anh, nói tiếng Anh theo giọng Anh hơi bị bẹt ra một chút. Bây giờ, kết quả cuộc điều tra dân số mới nhất cho thấy hình ảnh ấy không còn chính xác nữa: Thứ nhất, với các đợt đi dân ào ạt trong mấy chục thập niên vừa qua, đặc biệt từ Á châu, sắc thái Âu châu của người Úc điển hình càng ngày càng giảm bớt. Tiếng Anh ở Úc cũng bị lai và đa dạng hơn. Phong cách sống cũng khác hẳn trước.

Ở đây, thay vì miêu tả cụ thể theo cảm tính hoặc theo kinh nghiệm, tôi sẽ dựa chủ yếu vào các số liệu trong các cuộc điều tra dân số cũng như các công trình nghiên cứu xã hội học để thử hình dung người Úc hiện nay như thế nào.

Trước hết, nếu là đàn ông, có nhiều khả năng người ấy đang làm việc toàn thời (63.9%); nếu là phụ nữ, phần lớn làm việc bán thời (67.9%). Nói chung, họ khá siêng năng: năm 2006, có 47.2% làm việc hơn 40 giờ một tuần; sau đó, chiều hướng có hơi giảm: vào năm 2011, tỉ lệ này chỉ còn 45.3%. Số lượng thất nghiệp của Úc rất thấp, khoảng trên dưới 5%.

Phần lớn người Úc làm việc trong văn phòng với những kỹ năng và trình độ học vấn nhất định. Đứng đầu là giới chuyên môn ở Úc, thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, từ nghệ thuật đến truyền thông, từ kinh doanh đến nhân dụng, từ tiếp thị đến quan hệ công chúng, từ khoa học đến kỹ thuật, chiếm 21.3% lực lượng lao động. Nhân viên hành chính chiếm 14.7%. Kỹ thuật viên chiếm 14.2%; giới quản trị chiếm 12.9%.

Gần 12% người Úc làm việc trong các lãnh vực chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội, bao gồm từ bác sĩ, nha sĩ, y tá và các nhân viên chăm sóc trẻ em cũng như người già. So với năm năm trước, số người làm việc trong hai lãnh vực này tăng 1%, trở thành một trong những lãnh vực thu hút nhiều lao động nhất tại Úc. Nhân viên phục vụ cá nhân và cộng đồng cũng rất đáng kể: 9.7%.

Số người làm việc trong kỹ nghệ bán lẻ cũng rất đông, chiếm 10.5% lực lượng lao động. So với trước, con số này giảm 0.8%. Một phần có lẽ do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài khiến dân chúng ngần ngại trong việc mua sắm; phần khác, có khi quan trọng hơn, người ta dần dần chuyển thói quen mua sắm từ các cửa hàng đến hình thức trực tuyến vốn nhanh, gọn và rẻ hơn.

Giới lao động chân tay, như công nhân vệ sinh, xây dựng, thợ trong các xí nghiệp và hầm mỏ, nông dân, v.v. chỉ chiếm 9.4%; so với trước, giảm 1.1%.

Người Úc tương đối chịu học. Năm 2011, có trên 2.3 triệu người có bằng Cử nhân, tăng từ 1.4 triệu vào năm 2001. Như vậy, trong vòng 10 năm, số người học xong đại học tăng gần gấp đôi. Tốc độ gia tăng của những người có bằng hậu đại học cũng rất nhanh: từ 413.093 người vào năm 2006 lên 631.121 người vào năm 2011. Tốc độ gia tăng là 52.8%.

Hai ngành học phổ thông nhất là quản trị và thương mại (18%) và kỹ sư cũng như các ngành liên quan đến kỹ thuật (15.6%). Nam giới thường có khuynh hướng học các ngành này cũng như các ngành kiến trúc và xây dựng. Còn nữ giới thì thường thích học về quản trị và thương mại, y tế, xã hội, văn hóa, và giáo dục.

Trong lãnh vực giáo dục, khoảng cách giữa hai phái nam và nữ càng ngày càng gần lại: ở bậc hậu đại học, vào năm 2006, nữ chiếm 42.9%; năm 2011: 46.4%. Riêng ở bậc Cử nhân thì từ lâu nữ giới đã qua mặt nam giới.

Giới có học tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn nhất của Úc. Ở Sydney, năm 2011, có 597.949 người đã tốt nghiệp hoặc đang theo học chương trình Cử nhân; và 197.409 người đã tốt nghiệp hoặc đang theo học một bằng gì đó thuộc hệ hậu đại học. Ở Melbourne, cũng trong thời gian ấy, có 526.796 người ở bậc Cử nhân và 151.682 người ở bậc hậu đại học.

Ở Sydney, phần lớn những người có bằng cấp cao thường sống ở các vùng nội thành hơn là ngoại ô.

Đứng đầu là St Leonards, nơi 38.8% dân chúng có bằng đại học; kế tiếp là Westmead (16.4%) và Waverton (15.3%). Ở các vùng xa trung tâm, trình độ học vấn tương đối thấp. Nhiều nơi tỉ lệ những người có bằng đại học chưa tới 1%. Tất cả chỉ xuất phát từ lý do kinh tế: những người có bằng cấp cao có nhu cầu chuyển đến các vùng cần lực lượng lao động có chuyên môn để dễ tìm việc và làm việc. Ở Sydney có sự tương quan mật thiết giữa bằng cấp và thu nhập: những nơi dân chúng có bằng cấp cao cũng là những nơi có
thu nhập cao hơn trung bình.

Ở Melbourne thì khác: giới nhà giàu sống tập trung ở các vùng Đông nam còn giới trí thức thì rải rác ở nhiều nơi. Tập trung nhiều nhất là ở ngay trung tâm thành phố Melbourne, chung quanh trường Đại Học Melbourne, như East Melbourne, Carlton North, Clifton Hill và Parkville. Tuy nhiên, một số vùng như Point Cook, ở phía Tây Melbourne, có đến 16% dân chúng
có bằng hậu đại học, cao hơn cả Toorak và Brighton, hai vùng giàu nhất Melbourne.

Làm việc nhiều, học hành chăm chỉ, nhưng người Úc, nói chung, cũng rất biết cách giải trí. Hai hình thức giải trí phổ biến nhất ở Úc là thể thao và ăn uống.

Theo một cuộc điều tra được thực hiện trong hai năm 2009-2010, 64% người Úc từ 15 tuổi trở lên tham gia một sinh hoạt thể thao nào đó ít nhất là một lần một năm. Gần một nửa số người ấy (tức khoảng 30% toàn bộ số người trên 15 tuổi) tham gia khá thường xuyên (hơn hai lần một tuần). Các hình thức thể thao phổ biến nhất là: đi bộ (23%), tập thể dục dụng cụ (14%), bơi (7.4%), chạy bộ (6.5%), đạp xe, chơi golf, đánh tennis, đi bộ trong rừng, chơi bóng đá (soccer).

​​
Theo cu
c điu tra trên, s người chơi bóng đá (soccer, theo kiu bóng đá - hay túc cu - Vit Nam) khá đông. Có l vì d, đặc bit, vi thanh niên: bóng đá không cn quá nhiu điu kin. Ch cn mt qu bóng và một bãi đất trống. Trên thực tế, hầu như ai cũng biết người Úc mê bóng đá kiểu Úc (Australian rules football hay còn gọi là Australian Football League, AFL) hơn là bóng đá theo kiểu truyền thống chúng ta thường thấy ở Việt Nam hay trong các giải World Cup. Ở phạm vi chuyên nghiệp, bóng đá kiểu Úc thu hút đông người, được xem là một điển hình và là một niềm tự hào cũng Úc.

Cũng gọi là bóng đá (trong tiếng Anh, ở Mỹ và Úc, người ta phân biệt football và soccer; nhưng ngoài hai nước ấy, ở những nơi khác, người ta thường gọi cái Mỹ và Úc gọi là soccer là football), nhưng bóng đá kiểu Úc khác hẳn bóng đá thông thường (soccer). Khác ở nhiều điểm. Thứ nhất là quả bóng: trong bóng đá kiểu Úc, quả bóng hình bầu dục chứ không phải hình tròn. Thứ hai là sân: sân bóng đá kiểu Úc cũng hình bầu dục, lớn hơn sân hình chữ nhật trong bóng đá thông thường. Thứ ba, trong bóng đá kiểu Úc, cầu thủ có thể dùng tay để bắt bóng. Thứ tư, số lượng cầu thủ trong mỗi đội cũng đông hơn: 18 người. Thứ năm, mỗi trận gồm có bốn hiệp; mỗi hiệp 20 phút. Thứ năm, luật lệ cũng khác, trong đó, cái khác quan trọng nhất là: không có lỗi việt vị. Rồi cách tính điểm cũng khác, v.v.

Phải sống ở Úc, người ta mới thấy sự đam mê nồng nhiệt của người Úc đối với bóng đá kiểu Úc. Trận đấu nào cũng có cả hàng chục ngàn người xem. Giới hâm mộ cũng chia thành phe: phe ủng hộ đội này và phe ủng hộ đội khác. Ở các mùa giải, không phải chỉ có các cầu thủ thi đấu trên sân mà giới hâm mộ từng đội cũng đấu võ mồm với nhau một cách ầm ĩ hầu như ở khắp nơi: trong tiệm ăn, quán nước, chỗ ngồi chờ trong các ga xe lửa. Làm chính trị ở Úc, một trong những điều kiện đầu tiên là phải chứng tỏ mình mê… bóng đá kiểu Úc. Phải đi xem. Chưa đủ. Phải tham gia một câu lạc bộ những người hâm mộ của một đội bóng nào đó. Phải treo hình ảnh các cầu thủ của đội ấy gần bàn làm việc để giới phóng viên có thể nhìn thấy.

Về chuyện ăn, yếu tố được chú ý nhất ở Úc không phải là món ăn mà là cách ăn, trong đó, đáng kể nhất là các lò nướng ngoài trời (barbecue). Nhớ, lúc tôi mới sang Úc, bạn bè thường chở đi thăm chỗ này chỗ nọ, ngoài bãi biển, trên rừng và trên núi. Ở hầu như bất cứ chỗ nào có nhiều người thăm viếng, tôi cũng đều thấy một cái lò điện lộ thiên để nướng thịt. Nhờ vậy, ở Úc, việc tổ chức các buổi họp mặt với bạn bè rất dễ dàng. Mùa hè, thay vì gặp gỡ trong nhà, mọi người lại hẹn hò nhau ở một công viên nào đó gần sông, hồ hay biển. Mỗi người mang theo một ít thịt ướp sẵn, rau và trái cây. Đến nơi, chỉ cần đút vài đồng tiền cắc vào lò barbecue đặt sẵn ngoài trời là tha hồ nướng. Ăn trên dĩa nhựa. Uống nước cũng bằng ly nhựa. Xong, ném tất cả vào thùng rác công cộng gần đó. Là xong.

Về uống, tôi chỉ xin tập trung vào một điểm: uống bia. Ở Úc, rượu vang cũng rất ngon và càng ngày càng có tiếng trên thế giới. Nhưng thức uống tiêu biểu nhất của Úc
hẳn là bia. Về mức độ tiêu thụ bia của người Úc so với thế giới, trong các tài liệu tôi đọc được, có nhiều cách xếp hạng khác nhau. Nhưng hầu như lúc nào Úc cũng là một trong “top ten”, mười nước đứng đầu. Bảng xếp hạng dưới đây là một ví dụ: Úc đứng thứ 7 (trong khi Việt Nam ở hạng 33).

​​
Trong các bức ảnh biếm họa, người ta hay vẽ hình một người đàn ông Úc bụng phệ cầm chai bia ngồi xem bóng đá kiểu Úc. Và miệng thì cười toe toét.

Có khi nhờ lối sống dễ dàng và một hệ thống y tế tốt – một trong những hệ thống y tế tốt nhất thế giới – tuổi thọ của người Úc rất cao. Và càng ngày càng cao. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của nam giới là 79.5 tuổi; còn của nữ giới là 84.0 tuổi. Thuộc loại cao nhất trên thế giới. Chỉ sau Nhật, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.



20.11.2012

Thủ tướng Úc, Julia Gillard mới công bố bản Bạch thư “Nước Úc trong thế kỷ Á châu” (Australia in the Asian century) dài trên 300 trang. Mục tiêu chính của bản bạch thư là vạch ra những mục tiêu chiến lược để phát triển nước Úc cho đến năm 2025.

Về phương diện kinh tế, có hai mục tiêu chính:

Thứ nhất, nâng mức thu nhập thực sự trên đầu người tại Úc từ 62.000 đô-la vào năm 2012 lên thành 73.000 đô la vào năm 2025.

Thứ hai, nâng mức sống của dân Úc từ hạng thứ 13 hiện nay lên thành hạng thứ 10 trên thế giới.

​​
C
ác mc tiêu y gn lin vi mt tin đề chính: s phát trin ca châu Á đang làm thay đổi din mo và các tương quan lc lượng trên thế gii. Trong vòng hai mươi năm va qua, Trung Quc và n Độ đã tăng gp ba ln thị phần của họ trong nền kinh tế toàn cầu. Thu nhập trung bình trên đầu người ở châu Á nhảy vọt từ mức dưới 5000 Mỹ kim vào năm 1990, lên gần 10.000 Mỹ kim vào năm 2010, và sẽ đạt đến mức 15.000 Mỹ kim vào năm 2025. Lúc ấy, kinh tế Á châu sẽ chiếm một nửa tỉ trọng trên thế giới.

Bấm :  http://gdb.voanews.eu/AA6257C7-02B3-4A3B-957B-1677B2E7A244_w640_s.jpg
​​
Đối din vi s phát trin ca châu Á, đặc biệt của Trung Quốc, cách nhìn của Úc hoàn toàn khác với Mỹ. Với Mỹ, đó là một đe dọa; với Úc, đó là một cơ hội. Úc là quốc gia Tây phương và phát triển gần với châu Á nhất. Châu Á càng giàu có, càng đô thị hóa và càng phát triển tầng lớp trung lưu bao nhiêu, nước Úc càng có thêm nhiều khách hàng bấy nhiêu. Từ mấy thập niên vừa qua, Úc là nơi cung cấp chính cho châu Á về tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm nông nghiệp, các dịch vụ tài chính, nơi du lịch cũng như cơ hội du học. Tất cả các xu hướng ấy sẽ tăng dần theo thời gian. Vào năm 1960, châu Á chỉ chiếm một phần năm nguồn hàng xuất khẩu của Úc (phần lớn bán sang Nhật); năm 1980, tỉ lệ này tăng lên thành một phần ba; năm 2010, thành hai phần ba.

Ngoài việc buôn bán các sản phẩm cụ thể, nguồn thu nhập của Úc còn đến từ nhiều nguồn khác, trong đó, nổi bật nhất là hai lãnh vực: giáo dục và du lịch.

Giáo dục là nguồn thu nhập đứng hàng thứ tư trong nền kinh tế Úc. Số du học sinh đến Úc từ các nước châu Á càng ngày càng tăng. Riêng ở cấp đại học, nó tăng gấp đôi trong vòng một thập niên. Hiện nay, trong số hơn một triệu du học sinh tại Úc, 80% đến từ châu Á; trong số đó, 29% từ Trung Quốc, 13% từ Ấn Độ, 5% từ Hàn Quốc, 4% từ Việt Nam và Mã Lai.

Du lịch mang lại cho Úc mỗi năm trên 20 tỉ đô la (ví dụ năm 2010: 24 tỉ). Trong năm 2011, 7 trên 10 du khách đến Úc là người Á châu, trong đó, nhiều nhất là người Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam.

Để tận dụng các cơ hội đến từ châu Á và để đạt được các mục tiêu phát triển, chính phủ Úc đề ra nhiều chiến lược, từ kinh tế đến thuế khóa, cơ sở hạ tầng đến môi trường, và đặc biệt, giáo dục. Ví dụ, về giáo dục, họ đặt chỉ tiêu là, vào năm 2025, 90% thanh niên thuộc lứa tuổi 20-24 sẽ tốt nghiệp phổ thông hoặc tương đương (hiện nay là 86%); 40% thanh niên từ 25 đến 34 tuổi sẽ có bằng cử nhân (hiện nay là 35%); sẽ có 10 đại học Úc được lọt vào danh sách 100 đại học đứng đầu thế giới (hiện nay có 5 – hoặc 6, tùy từng cơ quan đánh giá và xếp hạng).

Trong lãnh vực giáo dục, nội dung đáng chú ý nhất được nêu lên trong bản Bạch thư là: tăng cường việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Á châu trong các trường học tại Úc.

Ở bậc đại học, sinh viên được khuyến khích: thứ nhất, ghi danh học các bộ môn liên quan đến ngôn ngữ văn hóa Á châu; thứ hai, đi du học dài hạn hoặc ngắn hạn tại các nước Á châu. Bản thân các trường đại học cũng được khuyến khích kết nghĩa với các đại học Á châu để tạo cơ hội cho sinh viên nâng cao sự hiểu biết về các nước Á châu.

Ở bậc phổ thông, tất cả các học sinh sẽ được khuyến khích và được tạo cơ hội để học một trong các ngôn ngữ Á châu, đặc biệt có bốn ngôn ngữ được ưu tiên: Tiếng Trung Quốc (Quan Thoại), tiếng Hindi, tiếng Indonesia và tiếng Nhật.

Do tầm vóc kinh tế của Việt Nam còn quá nhỏ, tiếng Việt không được nằm trong danh sách các ngôn ngữ được ưu tiên nhất. Tuy nhiên, bản Bạch Thư cũng nhấn mạnh: Ngoài bốn ngôn ngữ ưu tiên ấy, chính phủ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực làm gia tăng việc học các ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Việt và tiếng Thái.

Còn nhớ, vào đầu thập niên 1990, khi chính phủ Lao Động, dưới thời Paul Keating, chủ trương đưa nước Úc lại gần hơn với châu Á và khuyến khích việc dạy và học các ngôn ngữ Á châu, vai trò của các ngôn ngữ Á châu, trong đó có tiếng Việt, trong hệ thống giáo dục Úc, từ tiểu học lên đến đại học, được phát triển rất mạnh. Trong nửa đầu thập niên 1990, hầu hết các trường đại học tại tiểu bang Victoria đều mở khóa dạy tiếng Việt. Có trường chỉ mở một thời gian ngắn, một hoặc hai học kỳ; có trường lâu hơn, vài ba năm; và có trường, như trường Victoria University, đến tận bây giờ vẫn còn.

Tuy nhiên, khi Liên Đảng lên cầm quyền, Thủ tướng John Howard chủ trương mặc dù về phương diện địa lý, Úc gần với châu Á, nhưng về phương diện văn hóa, Úc vẫn là một quốc gia Tây phương, do đó, có khuynh hướng ủng hộ các ngôn ngữ Tây phương. Hậu quả là việc giảng dạy các ngôn ngữ Á châu càng lúc càng yếu dần. Ở trường đại học nơi tôi dạy, người ta vội vàng đổi Khoa Á châu học (Asian studies) thành Khoa Quốc tế học (International studies) với hy vọng sẽ tiếp tục nhận được tài trợ từ chính phủ.

Bây giờ, với sự thay đổi chính sách được nêu lên trong bản Bạch thư, hy vọng việc giảng dạy các ngôn ngữ Á châu, trong đó có tiếng Việt, nếu không trở lại thời hoàng kim như trước thì ít nhất cũng không đến nỗi èo uột như những năm vừa rồi.

Hy vọng vậy.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.










No comments:

Post a Comment

View My Stats