‘Mỹ đang trong giai đoạn khủng hoảng’: Báo cáo theo dõi hàng ngàn
cuộc biểu tình hầu hết phi bạo lực
Dịch bởi : Người
Thông Dịch
08/09/2020
https://www.the-interpreter.org/post/bao-cao-the-doi-hang-ngan-cuoc-bieu-tinh-hau-het-phi-bao-luc
Translated from the
Washington Post article “‘The United States is in crisis’: Report tracks thousands of
summer protests, most nonviolent.”
Tim
Craig, ngày 3 tháng 9, năm 2020
***
Người biểu tình cho
Mạng sống của người Da đen Đáng giá (Black Lives Matter) của nhóm Coalition to
March on the DNC ở thành phố Milwaukee khi Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ đang
diễn ra trong tháng qua. (Ảnh Melina Mara/The Washington Post)
Theo một báo cáo được
công bố vào thứ Năm (ngày 3 tháng 9), khoảng 93% các cuộc biểu tình vì công lý
chủng tộc trên toàn nước Mỹ suốt mùa hè đã diễn ra trong ôn hòa. Bạo lực và việc
đập phá, hôi của trong những diễn ngôn chính trị chỉ chiếm một phần nhỏ trong
hàng ngàn cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd hồi tháng Năm.
Báo cáo từ tổ chức phi lợi
nhuận có tên gọi Dự án Dữ liệu Sự kiện và Vị trí Xung đột Vũ trang (Armed
Conflict Location and Event Data Project/ACLED) cũng kết luận rằng phản ứng mạnh
mẽ từ chính quyền đối với các cuộc biểu tình và các hoạt động cực đoan sẽ khiến
Mỹ phải đối mặt với nguy cơ về “bạo lực và chính trị bất ổn” ngày càng tăng trước
cuộc bầu cử năm 2020.
ACLED, một tổ chức đang
giám sát các khu vực chiến sự và chính biến trên khắp thế giới, cùng với nhóm
Khởi đầu Hàn gắn Những Ly gián (Bridging Divides Initiative) của trường Đại học
Princeton đã đưa ra báo cáo Giám sát Khủng hoảng Mỹ (US Crisis Monitor report).
Báo cáo đã xác định 7,750 cuộc biểu tình liên quan đến phong trào Mạng sống của
người Da đen Đáng giá (Black Lives Matter) từ ngày 26 tháng Năm đến ngày 22
tháng Tám xảy ra trong 2,400 địa điểm trên toàn 50 tiểu bang và đặc khu
Columbia bằng cách sử dụng các tài khoản trên mạng xã hội và thông tin công cộng
khác.
Các tác giả của báo cáo
xác định khoảng 220 địa điểm là nơi những cuộc biểu tình trở “bạo lực.” Họ định
nghĩa “bạo lực” là những xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát hay với những
người phản đối hoặc gây ra thiệt hại về tài sản.
Tuy nhiên ngay cả trong
những trường hợp trên, báo cáo cho biết, cuộc biến động “phần lớn chỉ giới hạn ở
các khu vực cụ thể thay vì lan rộng khắp thành phố.”
Mặc dù vậy, các nhà
nghiên cứu cảnh báo về "sự phân cực chính trị bạo lực" ở Mỹ mà họ lo
sợ có thể lan sang cuộc bầu cử vào tháng Mười Một tới.
Các tác giả viết, “Trong
môi trường siêu phân cực này, các lực lượng nhà nước đang có cách tiếp cận nặng
tay hơn đối với những người bất đồng chính kiến, các tổ chức phi quốc gia
(non-state actors) đang ngày càng trở nên tích cực và quyết đoán hơn, và những
người biểu tình chống đối đang tìm cách giải quyết các tranh chấp chính trị của
họ trên đường phố. Nếu không có những nỗ lực giảm thiểu đáng kể, những rủi ro
này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian dẫn đến cuộc bỏ phiếu và đe dọa sẽ lan
sang tháng 11 nếu kết quả bầu cử bị trì hoãn, không có kết quả hoặc bị bác bỏ
vì gian lận.”
ACLED trước đây đã tập
trung nghiên cứu các vụ bạo lực ở hàng chục quốc gia bao gồm Pakistan, Mexico,
và Mozambique, nhưng sau những cuộc biểu tình nổ ra vào mùa hè năm nay vì vụ giết
hại Floyd, họ đã quyết định tiến hành nghiên cứu tại Mỹ.
Vào tháng Sáu, ACLED đã
đưa ra một tuyên bố bày tỏ “tình đoàn kết” với những phong trào biểu tình “kêu
gọi sự thay đổi có hệ thống và hòa bình” và “nhu cầu cấp bách này vượt qua các
sự cố rời rạc, các nhóm cụ thể và ranh giới.”
Báo cáo nêu bật phản ứng
gia tăng đáng kể của chính quyền đối với các cuộc biểu tình.
Trong khoảng 10% các cuộc
biểu tình Black Lives Matter trên toàn quốc, cảnh sát hoặc các cơ quan chính phủ
khác đã can thiệp để ngăn chặn hoặc đối đầu với những người biểu tình. Trong
hơn nửa số trường hợp đó, chính quyền đã sử dụng vũ lực, "chẳng hạn như bắn
các loại vũ khí ít gây chết người hơn như hơi cay, đạn cao su và bình xịt hơi
cay hoặc đánh người biểu tình bằng dùi cui", báo cáo cho biết.
Báo cáo viết: “Phản ứng mạnh
tay của cảnh sát dường như đã kích động căng thẳng và làm tăng nguy cơ leo
thang bạo lực. Việc gia tăng sử dụng vũ lực đối với người biểu tình diễn ra
trong bối cảnh chính phủ đang thúc đẩy quân sự hóa phản ứng với tình trạng bất ổn
trong nước và đặc biệt là các cuộc biểu tình được cho là có liên quan đến các
nhóm cánh tả như antifa, mà chính phủ coi như một tổ chức 'khủng bố’.”
Báo cáo ghi nhận rằng lực
lượng Vệ binh Quốc gia hoặc các đặc vụ liên bang đã được điều động ít nhất 55 lần
kể từ khi vụ giết hại Floyd.
Sự xuất hiện của các lực
lượng liên bang ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon vào tháng Bảy đã tạo ra
nhiều biến động hơn nữa, nơi mà các cuộc biểu tình diễn ra đặc biệt nảy lửa vào
mùa hè này. Theo báo cáo, ít hơn một phần tư những cuộc biểu tình “gặp phải sự
can thiệp của lực lượng chính quyền” vào cuối tháng Năm và Sáu, nhưng con số đó
đã nhảy lên 40% trong tháng Bảy và Tám.
Ngược lại, số lượng các
cuộc biểu tình bạo lực đã tăng từ 53% đến 63% sau khi Tổng thống Trump điều động
các đặc vụ liên bang đến thành phố đó. Sau khi triển khai đặc vụ liên bang,
trên toàn tiểu bang Oregon, số lượng các cuộc biểu tình “bạo lực” tăng lên từ
17% đến 42%. “
Mặc dù lực lượng hành
pháp liên bang đã được điều động để giữ hòa bình, hành động này dường như đã
khiến căng thẳng thêm” theo báo cáo.
Mùa hè này cũng xuất hiện
một số lượng lớn những sự kiện liên quan đến những người biểu tình đối lập và
“các tổ chức phi quốc gia”, những thành phần mà báo cáo định nghĩa là các nhóm
hoạt động cực hữu, cực tả và cực đoan. Báo cáo cho biết có hơn 20 nhóm như vậy
và các thành viên của họ đã hoạt động ở hơn 100 cuộc biểu tình và cuộc phản đối
biểu tình trong mùa hè này.
Các tác giả đã theo dõi một
số nhóm tự cho là lực lượng dân quân từ cánh cực hữu có liên quan đến những người
theo chủ nghĩa dân tộc da trắng bao gồm phong trào Ba Phần trăm (Three
Percenters) và nhóm Những Chàng trai Kiêu hãnh (Proud Boys). Từ cánh cực tả,
các tác giả xác định nhóm antifa (anti-fascism/chống phát-xít), một tổ chức lỏng
lẻo tuyên bố chống những kẻ cực hữu cực đoan mà họ tin là phát-xít.
Các nhà nghiên cứu cho biết
ngày càng có nhiều người biểu tình từ cả hai phe đối lập chính trị gặp mặt trực
tiếp trong những cuộc biểu tình.
Trong tháng Bảy, ACLED
ghi nhận trong 160 cuộc phản đối biểu tình xảy ra, ít nhất 18 cuộc trở nên bạo
lực. Vào tháng Bảy năm ngoái, chỉ có 17 cuộc phản đối biểu tình diễn ra và 1
trong số đó trở nên bạo lực.
Tuần vừa qua, một vị
thành niên 17 tuổi mang vũ trang đã bị bắt sau khi bị nghi là bắn chết hai người và làm bị thương một người biểu
tình về vụ cảnh sát bắn chết ông Jacob Blake ở thành phố Kenosha, tiểu bang
Wisconsin. Vào thứ Bảy ở thành phố Portland, nạn nhân nam 39 tuổi đang tham gia
đoàn xe lữ hành đi vào thành phố của những người ủng hộ Trump thì bị bắn chết.
Tổng cộng, báo cáo cho biết
các nhóm vũ trang đã tham gia ít nhất 50 cuộc biểu tình kể từ giữa tháng Năm.
“Các báo cáo cho thấy cảnh
sát không chỉ chấp nhận sự hiện diện của một số cá nhân có vũ trang tại các cuộc
biểu tình mà tích cực khuyến khích họ tham gia trong một số trường hợp cho thấy
xu hướng này sẽ tiếp tục làm tăng nguy cơ bạo lực,” theo các tác giả.
Báo cáo cho biết đại dịch
coronavirus đang diễn ra cũng như tỷ lệ thất nghiệp gia
tăng đã phóng to tình trạng hỗn loạn ở Mỹ.
Có hơn một ngàn “cuộc biểu
tình liên quan đến đại dịch” bao gồm “những cuộc đối đầu thường xuyên giữa những
người biểu tình ủng hộ và chống lại những hạn chế về việc cấm cửa.”
Vào đầu tháng Tám, với
hơn 300 cuộc biểu tình liên quan đến đại dịch khi tiểu bang và chính quyền địa
phương đang do dự nên mở cửa trường học để học trực tiếp đã diễn ra, con số đó
đã vượt mặt những cuộc biểu tình liên quan đến BLM.
Báo cáo kết luận, “Hoa Kỳ
đang trong giai đoạn khủng hoảng.”
Thông dịch: Vy Nguyen
Biên tập: anon
No comments:
Post a Comment