Wednesday, 5 October 2016

ĐÔI DÒNG VỀ NHƯ PHONG, HỮU ƯỚC, VƯƠNG HƯNG (Nhóm Bà Đầm Xòe)




Tháng Mười 5, 2016 at 2:03 sán

Ở báo Công an nhân dân (CAND) có 3 anh tài: Như Phong, Vương Hưng, Hữu Ước. Như Phong, Vương Hưng đã nổi tiêng trên văn đàn, còn Hữu Ước thì mới nổi tiếng ở vụ đi tù (1985) thời ông Phạm Hùng kiêm Bộ trưởng Công an. Nhưng Hữu Ước là một tay lãnh đạo chuyên quyền. Tài của Vương Hưng, Như Phong luôn bị Hữu Ước để trong ống tay áo. Vương Hưng, Như Phong ở lại báo CAND sẽ không còn đất dụng võ, nên cả hai quyết tâm chuồn khỏi báo. Nên sau vụ lình xình tình, tiền ở trong vụ in sách “Mãi mãi tuổi đôi mươi” giữa ba đại tá, họ đành chia tay mỗi người đi theo ngả và cách của mình.

Hai anh tài ra đi, báo CAND chỉ còn Hữu Ước ở lại. Hữu Ước ở lại và báo Công an nhân dân từng bước nhận danh hiệu anh hùng, Hữu Ước như có hệ điều hành cài sẳn, cũng từng bước lên tới tướng công an hai sao, kiêm thêm chức Phó tổng cục trưởng Tông cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an. Tài năng giữ vững vị trí và lên lon tới tướng hai sao của Hữu Ước, công đầu thuộc về anh Ba Dũng, thủ tướng lúc ấy. Quan hệ giữa Hữu Ước với thủ tướng Ba Dũng chặt chẽ khăng khít đến mức, vợ của Hữu Ước ( đã bị tai nạn chết ở Hòa Bình năm 2012) cùng với vợ thủ tướng Ba Dũng thường xuyên đi chợ, (kể cả đi chợ trong nước và nước ngoài) với nhau. Còn Hữu Ước có thể đặt lịch, năm nào thì báo công an nhân dân nhận danh hiệu anh hùng, năm nào Hữu Ước lên thiếu tướng, trung tướng. Hữu Ước tự tin đến mức công khai lịch kế hoạch này trước cơ quan, không nhân viên nào lại không nghe, không biết điều này. Trên thực tế, kế hoạch của Hữu Ước công bố cứ thế mà diễn ra, không sai, không chệch một li nào.

Cũng như đại tá Đặng Vương Hưng, một nhà thơ có tài, Nguyễn Như Phong, con nhà nòi văn chương (con nhà văn Hoài An có tên trong danh sách nhân văn giai phẩm), cũng là một nhà văn viết kịch bản sân khấu có tài. Danh phận của Hữu Ước so với Vương Hưng và Như Phong chỉ là một tay thạo nghề đánh dậm ở vùng nhà quê Hưng Yên. Học hành thì lười, chỉ thích đi đánh nhau. Hữu Ước đi bộ đội vũ trang năm 17 tuổi. Nhưng Hữu Ước có chí anh hùng. Nghĩ mình là cấp trên, nhưng danh phận văn chương chữ nghĩa không có tiếng bằng Như Phong, Vương Hưng, nên Hữu Ước quyết chí thành người phải nổi tiếng hơn Như Phong và Vương Hưng. Từ đó, trong phòng làm việc tại cơ quan, Hữu Ước vừa rít sòng sọc thuốc lào trên điếu cày, vừa cặm cụi, khi thì làm thơ, khi thì viết nhạc, khi thì vẽ vời, khi thì lệnh cho đám đàn em đến doanh nghiệp này kia kiếm tiền tài trợ, còn báo chí thì chỉ có một chủ trương duy nhất, cứ cướp giết hiếp mà đăng, ắt báo sẽ bán chạy. Vì cái gì cũng có hơi thuốc lào và nước điếu thuốc lào mà văn thơ, họa, nhạc của Hữu Ước luôn có mùi của nước cổng rảnh. Văn kịch, cốt truyện, tư tưởng tác phẩm hết thảy đều sôi nổi như trẻ con kể chuyện và lăng nhăng như rau muống leo trên mặt ao. Thơ phú thì như mẹ mìn hết đát hát dong nơi bến bãi chờ khách. Họa phẩm thì trắng đen bôi bét kiểu gì cũng chỉ vẽ ra cò hồn. Ấy mà nhờ bạo chi từ tiền của người khác mà nhạc, thơ, kịch cọt dựng diễn liên miên, tranh cò bán đấu giá cũng được tới 2 tỷ bạc.

Rít thuốc lào và sáng tác, trong vòng vài ba năm, tiếng tăm “thiên tài” của Hữu Ước đã vượt xa Vương Hưng và Như Phong với chất ngất các nhà: Nhà báo, nhà văn, nhà viết kịch, nhà thơ, nhà nhạc sĩ, nhà học sĩ, nhà tướng tá, nhà quản lý… Nhà nào cũng có tiếng.Tài.

Vương Hưng, Như Phong dù đã bỏ chạy khỏi Hữu Ước, nghe tài bùng phát của Hữu Ước đều vải cả linh hồn.

Vương Hưng bỏ báo đi đâu? Ông chuyển công tác sang Nhà xuất bản công an nhân dân, làm sếp quyết định cho ra đời những tác phẩm chống phản động hoặc những sách mê li tình nồng: cướp, giết, hiếp.

Còn Như Phong? Tình cờ trong một buổi nhậu, Như Phong gặp được Đinh La Thăng. Như Phong nêu ý kiến muốn thành lập một tờ báo cho ngành Dầu khí. Thăng đồng ý và nhận Như Phong về đẻ ra tờ báo có tên: Năng lượng mới.

Như Phong về với Dầu khí của Đinh La Thăng không khác gì “chuột sa chĩnh gạo”. Nhưng, dù tự nguyện bỏ lon, dù sang đời sống dân sự, nhưng bản chất thanh lá chắn của chế độ không có gì thay đổi trong con người Nguyễn Như Phong. Khi còn ở ngành công an, Như Phong đã mò sang tận Iraq để giúp dân Iraq chống Mỹ. Khi làm ở báo Năng lương mới, Phong cũng chưa bao giờ quên nhân dân làm những gì không đúng ý đảng thì đều là phản động và luôn hò hét cổ vũ cho sự đàn áp của đảng và chính quyền. Nước bọt của đảng chưa bao giờ khô trên miệng Như Phong. Liên hiệp quốc hoặc các tổ chức dân sự nào trên thế giới có nghị quyết hoặc ra tuyên bố về Việt Nam vi phạm nhân quyền, Phong đều tung nước bọt phản lại. Phong hung hăng, hăng hái làm chó bảo vệ đảng, chính quyền mà không hề giấu giếm. Thậm chí Phong còn muốn làm giáo sư dạy cho các nhà báo lề đảng về tiểu chuẩn đạo đức làm chó nhà báo phải như thế nào. Hữu Thọ, một cựu nhà báo, một cựu trưởng ban tư tưởng văn hóa, một cựu trợ lý tổng bí thư, một kẻ hoạt đầu ma cô thượng thặng trong làng báo “lề đảng” cũng không dám huỵch toẹt nghề chó nhà báo như Như Phong, thậm chí, ông ta còn ngậm ngùi cho rằng, báo chí cách mạng là báo chí nói láo. Còn Phong thì tự hào về luận điển chó nhà báo của mình như một phát hiện, như một sợi chỉ đỏ dài ra, đỏ rực rỡ hơn lên trong luận thuyết báo chí cách mạng đảng cộng sản Việt Nam.

Tôi cho rằng, chỉ ra sự thật nghề làm báo lề đảng là nghề làm chó săn của Như Phong là một điểm hối cải trong con ngươi chó của Như Phong. Đó là một bài báo thực lòng và trung thực nhất trong đời viết báo của Như Phong. Thậm chí, nó còn là điểm sáng làm người còn le lói trong tâm cốt Như Phong.

Cứ tưởng xung phong và nguyện làm chó trung thành với đảng, Như Phong sẽ nhảy lên làm trợ lý tổng bí thư như Hữu Thọ. Nhưng, Phong đã nhầm, sếp to sếp nhỏ của Phong đã biết điều đó từ lâu rồi. Và để mặt mày lãnh tụ, lãnh đạo bớt bị cứt đắp dầy, họ đã cố tình, đã tìm mọi cách để che lại thì Như Phong lại hăng hái, dũng cảm lật cái mặt nạ lá khoai che mặt họ ra. Chỉ riêng cái tội này, Như Phong đã được đảng đưa vào đích ngắm rồi. Có lẽ như Phong không biết điều này. Cho nên cứ tiếp tục nịnh đảng, tấn công vào lực lượng đấu tranh cho dân chủ bằng những tin bài bịa đặt, mà đỉnh điểm là tin vu cáo LS Trần Vũ Hải chạy trốn sang Mỹ khi ông vẫn đang ở Hà Nội.

Nhưng đến sự kiện Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài thành công thì Như Phong không còn tin vào sự làm chó của mình nữa. Như Phong như một kẻ nằm trong chăn, thừa biết rằng, đảng trong phe nhóm của Trọng lú, Tư Sang đang chơi cờ vây, từng bước xiết thòng lọng vào cổ Đinh La Thăng, Nguyễn Tấn Dũng và phe phái Ba Dũng. Như Phong là ai trong mắt xích Đinh La Thăng, Nguyễn Tấn Dũng và phe phái? Như Phong là một con chó luôn sủa hăng say bảo vệ phe nhóm này cả hàng chục năm nay rồi. Trên báo Ptrotimes liên tục không ngừng nghỉ đăng bài bảo vệ phe Ba Dũng, phe nhóm của Ba Dũng, mỗi khi có mặt xích nào trong nhóm bị bắt, xử lý.

Phe chống Ba Dũng và phe phái Ba Dũng đứng đầu là Trọng lú, Tư Sang từ lâu đã ghi sổ tội này của Như Phong. Sự kiện Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn và sự lồng lộn quyết tâm hạ sát Trịnh Xuân Thanh với mục tiêu trước mắt là Đinh La Thăng đủ để Như Phong biết rằng, dù không làm gì hoặc có viết tiếp bài đạo đức nghề làm chó cho đảng thêm vài kỳ nữa, Như Phong cũng không khỏi bị cách chức trong ngày một, ngày hai. Vậy, làm gì để thôi chức mà vẫn giữ được tiếng trung thành với phe nhóm? Sự kiện Trịnh Xuân Thanh là một cơ hội vàng cho Như Phong. Báo điện từ Petrotimes, tòa soạn ở thành phố HCM, vô tình hay cố ý đăng phỏng vấn của Người Buôn Gió với Trịnh Xuân Thanh, Như Phong đều hăng hái nhận hết tội vào mình, là một hành vi có tinh toán. Nó là thông điệp của Như Phong gửi đến phe phái rằng, tôi vẫn trung thành với các anh, tôi nhận bỗng lộc của các anh, nhưng em phải xin nghỉ, vì có ở lại cũng không thể ủng hộ các anh được nữa, có khi lại phải chịu một mức kỷ luật mà không ai có thể ngờ được.

Như Phong là một loại chó trung thành nhưng cũng khôn hơn chó là biết giữ mình. Biết lui, biết tiến, biết sống, biết “chết” vào lúc nào để bảo toàn mạng sống và danh dự cá nhân cho riêng mình. Một loại chó khôn hiếm thấy.

Nhóm Bà Đầm Xòe.





No comments:

Post a Comment

View My Stats