Saturday, 15 October 2016

NÓI VỀ THAM VỌNG (FB Trương Nhân Tuấn)





Gần đây thấy có nhiều facebookers tán dương về dân Do Thái. Điều này không có gì sai. Ta phải nhìn nhận đây là một dân tộc thông minh, có ý chí chiến đấu, có tình đoàn kết gắn nối cộng đồng. Trong lớp học, đứa trẻ gốc Do Thái thường đứng đầu lớp. Những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ… gốc Do Thái luôn xuất sắc hơn các đồng lưu khác. Chốn thương trường, người thương gia Do Thái luôn là người giàu nhứt. Chốn chính trường, chính trị gia gốc Do Thái luôn cuốn hút hơn hết, vì ở họ toát ra một cai gì đó làm ta tin tưởng và bỏ phiếu bầu cho họ. Người Do Thái đến nay vẫn đứng đầu thế giới về những phát minh, những giải thuorng Nobel.

Vì sao mà họ “giỏi” như vậy? Theo tôi, là yếu tố “tham vọng”.

Người Do Thái nào sinh ra cũng được cha mẹ, nếu không là nhà thờ, dạy cho ý tưởng dân Do Thái là “chủng tộc ưu việt”, được thượng đế lựa chọn để dẫn dắt nhân loại. Dĩ nhiên điều này khoa học chứng minh là không đúng. Con người sinh ra đều có cùng một nguồn gốc.

Không chỉ dân Do Thái mới tin tưởng như vậy, mà dân Đức, Hoa Kỳ… những quốc gia giàu mạnh nhứt đều có quan niệm như vậy. Họ là dân tộc “ưu việt”, có sứ mạng dẫn dắt nhân loại. Nhật có quan niệm “ưu việt” là “con cháu của Thái dương thần nữ”.

Để đạt đến thành công, văn hóa, giáo dục ở các nơi đây dạy đứa trẻ những khả năng để đạt được tham vọng của nó. Tức là chủ thuyết dựng nước của họ dạy đứa trẻ “có tham vọng”. Đồng thời nền giáo dục của họ rèn luyện cho đứa trẻ những khả năng “đạt được tham vọng” của nó.

Vì vậy, ta không còn ngạc nhiên khi đứa trẻ gốc Do Thái luôn đứng đầu lớp. Để ý, không phải chỉ có những khoa học gia, nhà phát minh, những đạo diễn đại tài cũng thường là dân gốc Do Thái. Những nhạc phẩm “hay”, tác giả của nó cũng thường là dân Do Thái.

Tham vọng không có gì sai. Con người cần phải có tham vọng để tiến bộ.

Mấu chốt của những quốc gia thành công là các dân tộc này có những con người “tham vọng”, được trang bị những khả năng có thể thỏa mãn những tham vọng đó.

Đương nhiên ở những quốc gia mà cái “tham vọng” được đánh đồng với “lòng tham”, sự ham muốn… để rồi tìm cách “diệt” nó đi… quốc gia này hiển nhiên là một quốc gia thất bại.

Phần lớn các quốc gia đã áp dụng một cách máy móc giáo lý nhà Phật đều là các nước cực kỳ chậm tiến và nghèo.

Hôm qua tôi có đọc một status của một “nhà thơ lớn” nói về cái “tham vọng” của con người. Nội dung đại khái rằng học trò hỏi thiền sư vì sao mà ông ngồi được trên ngọn lau? Thiền sư trả lời (cũng đại khái) là phải diệt mọi dục vọng. Học trò nghe theo, gần mãn đời vẫn không ngồi trên được ngọn lau, bèn hỏi thiền sư: tại sao tôi vẫn không ngồi được. Thiền sư trả lời rằng tại vì nhà ngươi vẫn còn tham vọng là muốn ngồi trên ngọn lau.

Câu chuyện chỉ có vậy, mà có rất nhiều người bấm “like”. Không ai đặt câu hỏi là ngồi trên ngọn lau để làm gì ?

Giáo dục ở VN không hề dạy cho các thế hệ tương lai ý thức về “tham vọng” cũng như trang bị cho chúng các kiến thức, các khả năng để đạt được tham vọng đó.

Leo lên đỉnh Olympia rồi về đâu? Rốt cục ở lại nước ngoài hết.

Bởi vì giáo dục VN chủ ý đào tạo những con người “phục tùng vô điều kiện”. Mà con người chỉ biết phục tùng là con người không có tham vọng.

Việt cộng đã sử dụng nhuần nhuyễn giáo lý nhà Phật, họ biết phải phát huy điều gì, dẹp bỏ cái gì.

Về VN xin mở chùa xem ra dễ hơn mở trường học. Mở chùa, để công an gởi người vào làm chủ trì, mọi việc đều thông suốt.

Vì vậy, kết quả là VN hiên nay là một quốc gia sản xuất nhân công, phu khuân vác, con ở… sang các xứ láng giềng.

Vì vậy, thay vì tán dương dân Do Thái, dân Nhật… họ giỏi quá, hay quá… trí thức VN nên tự hỏi mình: mình có tham vọng hay không ? Và mình có khả năng để đạt được tham vọng đó hay không ?

Nếu đã lỡ ký tên thề “trung thành với đảng cộng sản VN” rồi, thì thôi rồi Lượm ơi…




No comments:

Post a Comment

View My Stats