Saturday, 8 October 2016

NHÂN ĐỌC HÀ SĨ PHU "HÁN VĂN LÀ MỘT BỘ PHẬN CẤU THÀNH TIẾNG VIỆT" (Nguyễn Thi Cỏ May)




12:00:am 08/10/16 

Xin thưa Cỏ May tôi xưa nay vẫn giữ riêng đối với Tiên sinh Hà Sĩ Phu sự kính trọng và cảm tình thật lòng bởi đã từ sớm lần bước theo Tiên sinh “Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ ” . Tâm đắc nhứt với Tiên sinh, đại ý “... đảng cộng sản là người dẫn đường mà không có bản đồ nên đoàn người đi theo bị lọt xuống vực thẳm, cố trèo lên được, cùng nhau hô thắng lợi . Và cứ như vậy, họ đưa nhau đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác …”

Nhận xét của Tiên sinh thú vị lắm . Cùng ý đó, gần đây, Hàn lâm Học sĩ D’Ormesson của Pháp nhận xét đảng xã hôi Pháp (Parti Socialiste), một cách dí dỏm tuyệt vời bởi làm bộc lộ rõ đặc tính và khả năng lãnh đạo đất nước của đảng xã hội vốn cùng ông tổ Karl Marx với cộng sản, tuy là kẻ thù không khoan nhượng của cộng sản . Ông dịch nghĩa ” GPS “, máy định vị dành cho người lái xe, như sau :

” G = Guide, hướng dẫn, P=Parti, đảng, S=Socialiste, xã hội chủ nghĩa .

Tuyệt chưa ?

Thật vậy. Ở Pháp, cho tới nay, sau hơn 4 năm cầm quyền, dân vẫn không biết ông Tổng thống François Hollande (cựu Tổng Bí thư đảng PS) muốn đưa mình đi tới đâu và hiện đang ở đâu nhưng ông vẫn kêu gọi nhân dân Pháp hãy chờ ngày mai này kinh tế sẽ tăng trưởng, thất nghiệp sẽ giảm, ….mà chỉ còn mấy tháng nữa, ông mản nhiệm kỳ . Ông nhiều lần cam kết nếu thất nghiệp không cải thiện, ông sẽ không tái ứng cử . Thực tề hoàn toàn khác hẳn vì ngày càng thấy tinh hình nước Pháp càng thêm thảm hại : nợ vẫn tràn ngập, kinh tế không tăng trưởng, xã hội thường xuyên bị khủng bố hăm dọa, thất nghiệp tháng 8/16 tăng 50  000 người, .. .Nhưng ông vẫn can đảm chuẩn bị sẽ ra tranh cử Tổng thống kỳ tới nữa  ! Vì ông thấy nhơn dân cần ông lãnh đạo . Phải người xã hội chủ nghĩa mới có lý luận . Cũng giống như ông Nguyễn Phú Trọng ở Hà nội .

Mạn phép vài dòng giao duyên với Hà Tiên sinh. Giờ đây Cỏ May tôi bắt đầu thưa chuyện với Tìên sinh .

Tìên sinh viết “Với Việt Nam, Hán văn là một bộ phận cấu tạo nên tiếng Việt, nên dạy Hán văn cũng là dạy một phần của tiếng Việt chứ không phải dạy một ngoại ngữ như Trung văn, Anh văn, Pháp văn… Để có cốt cách Việt cần trau dồi Việt văn, Hán văn, đồng thời để hòa nhập tốt với thế giới thì cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp….  » .

Rất đúng nhưng cần phân biệt rỏ «Hán văn» với «Sinh ngữ tàu» của chương trình giáo dục hiện nay . Trước 30/04/75, hai Trung tâm Đại Học Sài gòn và Huế đều có dạy Hán văn, môn học bắt buộc cho sinh viên Cử nhân Việt Hán . Sau đó, ai học lên có thể chọn chuyên sâu Hán văn (Cổ văn) . Trưa kia, hồi còn thi Văn bằng Cao Tiểu (DEPSI), từ Đệ Nhứt niên tới Đệ Tứ niên (1ère Année – 4è Année), chương trình có môn Hán vằn . Cả Lớp Nhì, lớp Nhứt cấp Tiểu học cũng có tuần 2 giờ Hán văn .

Riêng ở Đại Học Huế, còn có Ban Hán văn ròng dành cho sinh viên chọn ngành khảo cổ, ngoại vụ hoặc thư viên sau văn bằng Cử nhân Hán văn . Hiện nay, ở hải ngoại còn khá nhiều người đã học và tốt nghiệp Ban Hán văn hay Việt Hán .

Mãi tới khi chương trình Hán văn ở Trung học hoặc Ban Hán học ở Đại Học Huế bị bải bỏ, Cỏ May không hề nghe thấy có ai phản ứng và đặt thành vấn đề như hiện nay khi được tin nhà cầm quyền cộng sản Hà nội sẽ đưa môn «Hán văn» vào chương trình Trung học và có những lớp Tiệu học, Mẫu giáo dạy tiếng tàu do cô giáo, thầy giáo người tàu phụ trách .

Như vậy, phản ứng của người dân trong và ngoài nước chắc không nhằm ở việc học Hán văn,càng không phải ở vai trò chữ Hán/chữ Nho trong tiếng việt mà phải ở chỗ khác hơn .
Vậy Hán văn là một bộ phận cấu thành tiếng việt, như Tiên sinh nói, tưởng sẽ không còn cần thiệt bởi đó là thực tế trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam rồi . Tuy nhiên, nếu nói lại xem có rõ hơn không  : chữ Hán góp phần làm cho chữ/tiếng việt thêm phong phú  hay nó phải là một bộ phận cấu thành? Chúng ta thử nhìn lại phải chăng người Vìệt Nam đã có thứ tiếng Việt tinh ròng mà ngày nay chúng ta còn giữ ít nhiều câu ca dao. Bên cạnh đó, chúng ta có thêm dòng «bác học » với tìếng Hán pha trộn để diển đạt những vấn đề trừu tượng Như vậy, có thể nói tiếng việt tinh ròng đã có từ trước khi có chữ viết và dĩ nhiên, trước khi có chữ Hán tới . Nhận xét này sẽ làm rõ thêm sự kiện khi ông cha ta, duới sự đô hộ nặng áp lực hán hóa của Tàu, học chữ tàu mà vẫn đủ sức bảo vệ sự độc lập dân tộc nên mới có chữ «  Hán việt và Việt Nho » . Không nói tiếng tàu thay tiếng Việt .

Tiếp tục tinh thần giữ độc lập dân tộc này, ông cha ta lại một lần nữa sáng tạo ra chữ Nôm để sẽ thay thế chữ Hán/chữ Nho . Nhưng các quan nhà ta quá nặng đầu óc bảo thủ, phản đối để bảo vệ hia mảo của mình nên hai lần chữ Nôm ra đời đều không sống thọ . Sau này, con cháu biết được giá trị chữ nôm nhờ ở những tác phẩm văn học chữ nôm để lại .

Vận nước vẫn bị hắc ám theo đuổi . Tây tới . Nhà truyền giáo dùng chữ la-tinh ghi tiếng việt . Chúng ta nhờ đó có thêm tiếng Việt thuận tiện sử dụng nhờ tính đơn giản của nó .

Nên nhớ là các nhà truyền giáo sáng tạo ra chữ quốc ngữ để họ dùng trong việc truyền đạo Thiên chúa cho dễ, chớ hoàn toàn không vì để giúp dân việt nam có thứ chữ tìện lợi . Nhưng chúng ta đã sử dụng hằng trăm nam nay thì nó là thật sự của chúng ta . Không ai tranh cãi được, mặc dầu có dẩn chứng «  quyền lịch sử  » đi nữa .

Có cái lợi to lớn thì cũng có cái bất lợi liền đó . Kể từ lúc có chữ quốc ngữ lưu hành rộng rãi thì không thấy xuất hiện những tác phẩm văn chương lớn như Truyện Kiều, Chinh phụ, thi ca như của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Lục vân Tiên của nguyễn Đình Chiểu, những bài thơ yêu nước, . ..nữa . Dỉ nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là muốn xóa bỏ quốc ngữ, lấy lại hán/nôm, mà phải biết mang trọng ơn đối với người đã sáng tạo ra quốc ngữ .

Thưa Hà Sĩ Phu Tiên sinh,

Cỏ May tôi xin nhắc lại một kỷ niệm nhỏ để chia sẻ với Tiên sinh về những thí dụ « chữ việt thuần Hán  » do Tiên sinh dẩn chứng .

Cách nay hơn mươi năm, lần đầu tiên, tới chợ Đồng Xuân ở Đông Bá-linh, đoc khẩu hiệu viết chữ đỏ trên nền vàng «Phong phú mặt hàng phục vụ khách hàng» treo trước cửa hàng thực phẩm và tạp hóa «  Nông Ích Qưân  » (nghe giới thiệu là cháu họ của Nông Đức Mạnh), Cỏ May tôi cũng một lần bàng hoàng muốn xỉu . Vào năm 76, lối 10 giờ sáng, tôi ngồi lề đường Lê Quí Đôn, ngang hông Trường Lê Quí Đôn, dưới bóng mát hàng me, uống cà-phê . Bỗng một người lối bốn mươi đi vespa tới, kéo chiếc ghế đẩu thắp, ngồi chung bàn một cách tự nhiên . Người khách mới tới ăn mặc khá Sài gòn, mang xăng-đan da chớ không dép râu nên tôi thấy dễ cảm tình . Tôi bèn bắt chuyện . Nửa giờ sau, tôi đứng dậy đi thì người này vừa bắt tay từ giã tôi, vừa hỏi  tôi đang «  công tác » ở đâu?

Tôi giựt mình, vội thót lên xe Honda đi, vừa bảo thầm «Bố tiên sư . Nãy giờ mình nói chuyện với một tên Vc mà không biết . Cũng may mình không nói gì bậy bạ để có thể bị học tập mút mùa» .

Thưa Hà Tiên sinh,

«Công tác» trong câu nói này có thật sự là một «bộ phận cấu thành tiếng Việt» không? Nếu không có nó thì có tiếng Việt không? Hay nó thể hiện một bản chất lệ thuộc Tàu từ sự lệ thuộc chánh trị tự nguyện «môi hở răng rụng»?

Ở Miền Nam trước 75, «công tác » vẫn phổ thông . Khi một nhân viên lãnh một công việc đặc biệt, trong một thời hạn qui định, ở một địa điểm khác hơn nhiệm sở hằng ngày thì mọi người sẽ nói nhân viên đó «đi công tác » . Còn làm việc hằng ngày, dù công việc lớn hay nhỏ, quan trọng hay không, mọi người đều nói «đi làm, đi làm việc, làm việc » . Dân Nam kỳ nói mộc mạc hơn « Đi mần, Đi mần ăn, Mần việc » .

Ở Miền Bắc xhcn đều nói «công tác» vì mọi sanh hoạt của dân chúng đều bị chế độ hoá nên không còn việc làm nào là không phải việc công . Hơn nữa, chủ trương dùng chữ hán việt để phân bìệt người của cách mạng, nay phải khác hơn khi anh ta thiến heo, sửa ống khóa dạo . Vì lúc đó thì làm gì biết nói «công tác», nói «phục vụ», …

Nhưng tiếng Viêt mà Tìên sinh trích dẫn qua các thí dụ trong bài viết của Tiên sinh chỉ có trong ngôn ngữ tuyên truyền chánh trị của chế độ . Trong sách vở biên khảo văn học, cả trong các bài viết của Tiên sinh, cũng không thấy thứ  «tiếng Việt » quá nặng mùi xì dầu đó nữa .

Chúng ta cứ nhìn lại sách vở, báo chí trước 54 ở Miền Bắc cũng không có thứ tiếng Việt đó . Hiện tượng nô dịch này xuất hiện sau khi Hồ Chí Minh vâng lịnh Mao tiến hành cải cách ruộng đất, cô vần Tàu ra lịnh tiêu diệt từng lớp trí thức yêu nước tiêu tư sản đi theo Cách mạng chỉ vì lòng yêu nước để chỉ còn lại lớp bần cố nông không biết chữ, dễ cho Tàu đào tạo trở thành cán bộ cách mạng nồng cốt .

Dân miền nam sau 30/04/75 đều ngỡ ngàng trước những khẩu hiệu, tên cửa hàng, ngôn ngữ của cán bộ . Như «Công ty cung tiêu than củi », «  xưởng đẻ  » …Lúc này, đảng Lao động đang lên do lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến thần thánh nên từ ngữ «lao động» thay thế hầu hết những tiếng có nghĩa tương tự.

Và cũng như vậy, tìếng «tốt» thay thề « giỏi », «hay», … Nhu cầu chánh trị đã làm nghèo đi tiếng việt .

Nhân đây, tưởng cũng nên nhắc lại sách vở, báo chí Miền Nam trước 30/04/75 đều tiếp nối nhuần nhuyễn dòng ngôn ngữ và văn học từ lúc có chữ quốc ngữ, từng bước cải thiện cho nó trong sáng hơn, hoàn thiện hơn, không bị gián đoạn như ở Miền Bắc . Ngày nay, nhìn lại một ít sách vở ở Việt nam – báo còn dưới sự kiểm soát gắt gao của đảng cs – thấy có nhiều nét mới, văn chương, chữ nghĩa trong sáng hơn, nhẹ nhàng hơn những sản phẩm trước đây . Phải chăng nhờ ảnh hưởng Miền Nam, tuy đó là điều chế độ không muốn . Nhưng là cái may của đất nước  ! Hảy nhìn qua kinh nghiệm thống nhứt của nước Đức để thấy ngày nay tại sao Đức chỉ giử lại 1 km bức tường làm kỷ niệm nên văn hóa xhcn một thời .

Thưa Hà Tiên sinh,

Cách giãi bày của Tiên sinh «Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt » dễ làm cho nhiều người đọc qua không kịp thấy «Hán văn là một bộ phận do ông cha ta tiếp thu » đề làm phong phú tiếng Việt, nhưng rất bác học, rất chuẩn xác, chớ hoàn toàn không phải thứ tiếng việt đặc sệt xì dầu của chế độ cộng sản Hà Nội như Tiên sinh trích dẫn . Cái tai hại có thể có là lập luận của Tiên sinh sẽ làm cho một bộ phận lớn cán bộ cộng sản vỡ lẽ ra là tiếng tàu và tiếng Việt không thể tách rời thì mai này Việt Nam có sáp nhập vào Tàu là tất yếu lịch sử . Vì văn hóa ngôn ngữ đã vậy rồi .

Tuy nhiên, Tiên sinh đã cảnh cáo ở kết luận:  «Nhưng nay, trong tình huống quan hệ Việt Trung đang gặp thử thách sống còn thì đặt vấn đề chữ Hán lúc này là không đúng lúc, phải đối phó với sự lợi dụng và sự nghi ngờ, nếu tiến hành càng phải thận trọng, từng bước thăm dò và cảnh giác.

Cùng một việc nhưng hiệu quả sẽ tốt hay xấu phụ thuộc vào con người: ai chủ trương, bộ máy nào thực hiện, thực hiện với động cơ gì? Văn hóa không thể tách rời chính trị, và đấy mới là ẩn số lớn nhất, quyết định việc dạy chữ Nho rộng rãi cho học sinh nên bắt đầu lúc nào và tổ chức thực hiện ra sao » .

Hà Tiên sinh ơi,

Tìên sinh đã hơn một lần can đảm «chia tay ý thức hệ » thì nay còn tiếc gì nữa mà không rũ bỏ luôn cái não trạng xã hội chủ nghĩa để dứt khoát hơn trong tư tưởng .

© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt

--------------------------

Hà Sĩ Phu
12/09/2016





No comments:

Post a Comment

View My Stats