Friday, 14 October 2016

CAO ỦY NHÂN QUYỀN LHQ KÊU GỌI VIỆT NAM NGƯNG ĐÀN ÁP BLOGGER & NGƯỜI BẢO VỆ NHÂN QUYỀN (Vũ Quốc Ngữ)




Vũ Quốc Ngữ  

(VNTB) - Geneva, ngày 14/10/2016: Hôm nay, Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền Zeid Ra'ad Al Hussein đã bày tỏ quan ngại về chiến dịch đàn áp ngày càng tăng của Chính phủ Việt Nam đối với người bảo vệ nhân quyền, bao gồm cả việc bắt giữ blogger nổi tiếng và người bất đồng chính kiến Nguyễn Ngọc như Quỳnh, với bút danh trên mạng là Mẹ Nấm.

Mẹ Nấm bị bắt

Cô Quỳnh đã bị bắt hôm thứ Hai tại tỉnh Khánh Hòa và bị cáo buộc theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự, trong đó nghiêm cấm "tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam." Tội danh này được coi là một hành vi vi phạm an ninh quốc gia và có thể chịu mức án lên đến 20 năm tù. Theo qui định về thủ tục tố tụng hình sự của Việt Nam trong điều tra về cái gọi là tội an ninh quốc gia, Quỳnh có thể bị giam giữ biệt lập trong ít nhất bốn tháng.

"Điều 88 có thể buộc tội hình sự bất kỳ công dân Việt Nam nào khi họ thực hiện các quyền tự do cơ bản để đưa ra ý kiến, thảo luận hoặc chất vấn Chính phủ và các chính sách của nó," ông Zeid cho biết. "Phạm vi quá rộng và mơ hồ của điều luật này là công cụ hữu ích của chính phủ nhằm đàn áp những người bất đồng chính kiến và bắt giam tùy tiện những người dám chỉ trích chính sách của chính phủ."

Zeid cho biết việc biệt giam tù trong một thời gian dài như vậy - đặc biệt là không được tiếp cận với các thành viên gia đình và tư vấn pháp luật – là một hành vi được coi là tra tấn và vi phạm Công ước chống tra tấn (CAT) mà Việt Nam đã phê chuẩn trong tháng 2 năm 2015.

"Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân quyền, hủy tất cả cáo buộc chống lại cô Quỳnh và trả tự do cho cô ngay lập tức", ông nói thêm.

Nhiều trường hợp tương tự khác trong năm qua bao gồm biệt giam hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài và trợ lý Lê Thu Hà không cho tiếp xúc với của luật sư và nhà từ tháng 12 năm 2015 theo Điều 88; việc kết án sau gần hai năm biệt giam ông Nguyễn Hữu Vinh, còn được gọi là Anh Ba Sam và trợ lý của ông, cô Nguyễn Thị Minh Thủy, và vào tháng 3 kết án hai người với mức án năm năm và ba năm tù về tội "lạm dụng tự do dân chủ" dưới Điều 258 của Bộ luật Hình sự, và trong tháng 8 kết án Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiện An với mức án ba năm và hai năm tù tương ứng quy định tại Điều 88.


Cao ủy Zeid bày tỏ lo ngại sâu sắc về xu hướng gia tăng của các vụ bắt giữ tùy tiện và giam giữ, đe dọa, quấy rối và tấn công chống lại người bảo vệ nhân quyền. Ông kêu gọi Chính phủ Việt Nam bãi bỏ Điều 88, cũng như các quy định khác vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế như Điều 79, 87, 245 và 258 của Bộ luật Hình sự. Ông cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức tất cả các cá nhân bị giam giữ vì những điều luật này.


No comments:

Post a Comment

View My Stats