Nguyễn Văn Khanh
Thursday, February 11, 2016 6:01:35 PM
Qua
điện thoại, bà Becky Whitman cất tiếng cười còn vang hơn... pháo Tết.
“Có nhớ 2 tuần trước đây tôi nói gì không? Tôi đã bảo
bất cứ cuộc bầu cử sơ bộ ở tiểu bang nào cũng quan trọng, nhưng trận chiến New
Hampshire sẽ quyết định số phận chính trị của những ông bà đang nuôi mộng trở
thành chủ nhân mới của Tòa Bạch Ốc.” Vẫn với giọng sang sảng, bà chiến lược gia
độc lập đang làm việc tại North Carolina nói tiếp “tôi đã bảo sau New Hampshire
là rơi như sung rụng. Ðúng không nào? Ðúng không nào?,” lập đi lập lại nhiều lần
câu nói đó trước khi cúp máy.
Ðiều bà Whitman nói quả đúng, không sai một mảy may
nào cả.
Ðầu tuần trước, chỉ vài giờ đồng hồ sau khi có kết
quả ở Iowa, ông Martin O'Malley của đảng Dân Chủ loan báo chia tay với
cuộc đua, nhường sân chơi lại cho 2 ứng cử nặng ký của đảng Dân Chủ là bà Cựu
Ngoại Trưởng Hillary Clinton và ông Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders; ngay sau đó
đến lượt ông Mike Huckabee - từng thắng Iowa hồi 2008, và ông Rick
Santorum - từng thắng Iowa hồi 2012, cũng lên tiếng cám ơn người ủng hộ, chấp
nhận bỏ dở ước mong trở thành người lãnh đạo quốc gia. Ðầu tuần này, sau khi kết
quả cuộc bầu cử sơ bộ tại New Hampshire được công bố, đến lượt ông Thống Ðốc
Chris Christie và bà Carly Fiorina ngỏ lời cám ơn mọi người, kèm
theo lời hứa dù không ở trong cương vị tổng thống “vẫn tiếp tục phục vụ quốc
gia, tiếp tục góp phần xây dựng một xã hội Hoa Kỳ tốt đẹp hơn cho người dân,”
như ông Christie nói, hoặc lời kêu gọi phụ nữ phải tiếp tục đấu tranh cho quyền
lợi của tập thể và “phải chọn người lãnh đạo” như bà Fiorina viết trong lá thư
ngỏ gửi mọi người.
Theo ông Robert Shrum, chiến lược gia từng tham gia
trong ban tham mưu tranh cử cho một số ứng cử viên Dân Chủ ở cấp tiểu bang lẫn
liên bang, chuyện có ứng cử viên bỏ cuộc sau Iowa và New Hampshire “là chuyện rất
bình thường.” Ông lấy thí dụ Thống Ðốc Chris Christie chỉ được 7% cử tri New
Hampshire ủng hộ, bà Carly Fiorina chỉ được 3%, “cả 2 người không được chia một
phiếu đại biểu nào cả thì làm sao có khí thế để đi tiếp?” Một yếu tố khác, “cả
ông Christie và bà Fiorina đều trông chờ vào các nhà tài trợ, họ hiểu chẳng có
nhà tài trợ nào bỏ tiền ủng hộ người thua cả, do đó, cách duy nhất là họ phải
rút lui.”
“Trong số những người đã bỏ cuộc, tôi thấy tiếc cho
ông Chris Christie,” là nhận xét của ông Steve Muller, người 4 năm trước đây từng
lên tiếng thúc giục ông thống đốc tiểu bang New Jersey ra tranh cử. “Lúc đó,
chúng tôi đã có sẵn một dàn tham mưu, chúng tôi có kế hoạch để thành công, đồng
thời có cả những người đồng ý tài trợ cho cuộc vận động, nhưng rất tiếc ông
Christie lắc đầu, nói với tôi rằng ông chưa sẵn sàng để dự cuộc đua tranh chức
tổng thống. Ông ta bỏ lỡ cơ hội bằng vàng.”
Ông Muller trình bày thêm “thế trận 2012 khác xa
2016,” lúc đó “ông Christie được mọi người chú ý đến, không ít người xem ông là
nhân vật tiêu biểu cho đảng, xem ông là chính trị gia điển hình của lực lượng bảo
thủ Cộng Hòa, cho tới khi ông choàng vai bá cổ Tổng Thống Barack Obama, đồng thời
lại còn ca ngợi ông Obama của đảng Dân Chủ là người có tài lãnh đạo, đã thế lại
từ chối không tiếp tay tham gia vận động cho ông Mitt Romney vào tuần lễ cuối
cùng.”
Những việc ông Chris Christie làm “khiến thành phần
lãnh đạo lẫn cử tri Cộng Hòa bực bội, và họ bỏ rơi ông ta,” nhà phân tích Sandy
Hines tiếp lời. “Ðến giờ vẫn còn có người nhắc lại với tôi hình ảnh họ nhìn thấy
trên TV hôm 31 Tháng Mười 2012, thấy ông Christie ra tận sân bay đón Tổng Thống
Dân Chủ Obama sau trận bão Sandy, thấy ông Christie tỏ cử chỉ thân thiết với
ông Obama, từ đó họ đặt câu hỏi liệu có nên tiếp tục ủng hộ ông Christie của tiểu
bang New Jersey hay không.” Vẫn theo nhà phân tích chính trị Sandy Hines, “số
người tin rằng cử chỉ và lời ngợi khen của ông Christie là một trong những yếu
tố giúp ông Obama tái đắc cử, vì thế, họ bực bội, không xem ông Thống Ðốc
Christie là người của đảng (Cộng Hòa) nữa.”
-----------------
Số đại biểu các ứng cử viên đang có
Sau bầu cử sơ bộ tại Iowa và New Hamphshire, số đại biểu
các ứng cử viên Cộng Hòa và Dân Chủ đang có như sau:
Cộng
Hòa (cần 1,327 đại biểu để đại diện đảng tranh cử tổng
thống)
1-Donald Trump: 17 đại biểu
2-Ted Cruz: 11
3-Marco Rubio: 10
4-John Kasich: 5
5-Jeb Bush: 4
6-Ben Carson: 3
1-Donald Trump: 17 đại biểu
2-Ted Cruz: 11
3-Marco Rubio: 10
4-John Kasich: 5
5-Jeb Bush: 4
6-Ben Carson: 3
Dân
Chủ (cần 2,382 đại biểu để đại diện đảng tranh cử tổng
thống)
1-Bernie Sanders: 36 đại biểu
2-Hillary Clinton: 32
1-Bernie Sanders: 36 đại biểu
2-Hillary Clinton: 32
Ghi
chú: con số nêu trên dựa vào tỷ lệ phiếu cử tri ông
Sanders và bà Clinton có được sau vòng sơ bộ ở Iowa và New Hampshire. Tuy nhiên
vì đảng Dân Chủ có quy định “super delagates” gồm những viên chức đã và đang giữ
các chức vụ quan trọng cho đảng ở các cấp, và họ có quyển bỏ phiếu ủng hộ bất kỳ
ứng cử viên nào “miễn là người của đảng,” do đó dù thắng vẻ vang ở New
Hampshire nhưng ông Sanders vẫn có ít phiếu đại biểu hơn số đại biểu bà
Clinton.
Xin nói rõ hơn: New Hampshire có 24 đại biểu cử tri
và 8 super delegates. Với 60% phiếu ủng hộ, ông Sanders được chia 13 phiếu, bà
Clinton được 9 phiếu, 2 phiếu còn lại đảng bộ tiểu bang chưa quyết định sẽ dành
cho ai. Với 8 super delegates, chưa có ai ủng hộ ông Sanders (như vậy số phiếu
đại biểu ông Sanders có tổng cộng vẫn là 13), nhưng đã có 6 người bỏ phiếu ủng
hộ bà Clinton, cộng với 9 phiếu đại biểu cử tri, bà có tới 15 phiếu đại biểu.
Nếu tính cả số đại biểu cử tri lẫn super delegates, bà Clinton hiện đang dẫn đầu với
394 đại biểu, ông Sanders chỉ có 42 đại biểu, cho dù ông thắng rất lớn ở
New Hampshire và thua thật khít khao ở Iowa.
No comments:
Post a Comment