Người Việt
Friday, February 12, 2016 4:08:59 PM
HAVANA,
Cuba (AP) – Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Sáu gặp Ðức
Đại Thượng Phụ Kirill tại Cuba, đánh dấu lần đầu tiên một giáo chủ Công
Giáo gặp một giáo chủ Chính Thống Giáo Nga trong gần 1,000 năm.
Đức Giáo Hoàng Francis vươn tay ôm chầm lấy Ðức
Đại Thượng Phụ Kirill, giáo chủ Chính Thống Giáo Nga. (Hình: AP/Gregorio
Borgia)
“Cuối cùng rồi cũng có được ngày hôm nay! Chúng ta đều
là anh em,” Đức Giáo Hoàng Francis buột miệng nói khi ngài ôm chầm lấy Đức
Ðại Thượng Phụ Kirill tại phi trường quốc tế Jose Marti, Havana,
Cuba, nơi họ gặp nhau trong suốt ba giờ.
Họ hôn lên má nhau ba lần và Đức Ðại Thượng Phụ Kirill nói qua một thông dịch viên: “Bây giờ thì mọi sự đều trở nên dễ dàng hơn.”
Cuộc gặp gỡ với Đức Ðại Thượng Phụ Kirill tuy được nhiều ca ngợi như là một bước đột phá của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng cũng chịu sự chỉ trích, cho rằng ngài cho phép chính mình để cho nước Nga lợi dụng để được lợi thế trong khi họ đang ngày càng tự cô lập với thế giới.
Tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo tôn giáo này được dự trù nhắm vào điều quan trọng duy nhất, chia sẻ chung mối quan tâm giữa giáo hội Công Giáo và Chính Thống Giáo ngày nay, đó là nỗi thống khổ của giáo dân ở Iraq và Syria, vốn đang bị tổ chức khủng bố ISIS giết hại và xua đuổi khỏi nơi cư ngụ.
Cuba là địa điểm lý tưởng để thực hiện cuộc gặp gỡ vì Cuba xa hẳn những chiến trường giằng co giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo ở Âu Châu trong lịch sử, Cuba là đất nước mà người Công Giáo quen thuộc với vị giáo hoàng đầu tiên của Châu Mỹ Latin, và Cuba vốn quen thuộc với Chính Thống Giáo Nga do nơi đây còn dư âm của văn hóa Xô Viết và khuynh hướng chống Mỹ.
Vatican hy vọng cuộc gặp gỡ này sẽ giúp cải thiện mối quan hệ với các giáo hội Chính Thống Giáo khác và cải thiện qua hội thoại về những dị biệt giáo lý vốn chia rẽ Đông và Tây từ cuộc Đại Chiến Ly Giáo năm 1054, làm phân chia giáo đồ Ky Tô Giáo.
Đức Giáo Hoàng Francis có vài buổi nói chuyện ngắn ngủi ở Cuba trước khi lên đường thực hiện cuộc viếng thăm năm ngày ở Mexico, nơi ngài sẽ đưa ra một thông điệp đoàn kết đến với các nạn nhân của bạo động ma túy, buôn người và phân biệt tại những khu vực bạo động và nghèo khó nhất ở Mexico. (TP)
Họ hôn lên má nhau ba lần và Đức Ðại Thượng Phụ Kirill nói qua một thông dịch viên: “Bây giờ thì mọi sự đều trở nên dễ dàng hơn.”
Cuộc gặp gỡ với Đức Ðại Thượng Phụ Kirill tuy được nhiều ca ngợi như là một bước đột phá của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng cũng chịu sự chỉ trích, cho rằng ngài cho phép chính mình để cho nước Nga lợi dụng để được lợi thế trong khi họ đang ngày càng tự cô lập với thế giới.
Tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo tôn giáo này được dự trù nhắm vào điều quan trọng duy nhất, chia sẻ chung mối quan tâm giữa giáo hội Công Giáo và Chính Thống Giáo ngày nay, đó là nỗi thống khổ của giáo dân ở Iraq và Syria, vốn đang bị tổ chức khủng bố ISIS giết hại và xua đuổi khỏi nơi cư ngụ.
Cuba là địa điểm lý tưởng để thực hiện cuộc gặp gỡ vì Cuba xa hẳn những chiến trường giằng co giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo ở Âu Châu trong lịch sử, Cuba là đất nước mà người Công Giáo quen thuộc với vị giáo hoàng đầu tiên của Châu Mỹ Latin, và Cuba vốn quen thuộc với Chính Thống Giáo Nga do nơi đây còn dư âm của văn hóa Xô Viết và khuynh hướng chống Mỹ.
Vatican hy vọng cuộc gặp gỡ này sẽ giúp cải thiện mối quan hệ với các giáo hội Chính Thống Giáo khác và cải thiện qua hội thoại về những dị biệt giáo lý vốn chia rẽ Đông và Tây từ cuộc Đại Chiến Ly Giáo năm 1054, làm phân chia giáo đồ Ky Tô Giáo.
Đức Giáo Hoàng Francis có vài buổi nói chuyện ngắn ngủi ở Cuba trước khi lên đường thực hiện cuộc viếng thăm năm ngày ở Mexico, nơi ngài sẽ đưa ra một thông điệp đoàn kết đến với các nạn nhân của bạo động ma túy, buôn người và phân biệt tại những khu vực bạo động và nghèo khó nhất ở Mexico. (TP)
-------------------------------
Cuộc gặp lịch sử Công giáo - Chính Thống giáo sau 1.000 năm
(Thanh Niên Online)
No comments:
Post a Comment