Friday, 5 February 2016

QUỐC GIA NGUY VONG MÀ BỌN NGU HÈN VẪN THAM QUYỀN CỐ VỊ (FB Lâm Ngân Mai)






Facebook tràn ngập hình ảnh bà Aung San Suu Kyi (người phụ nữ mà tôi ngưỡng mộ, và là niềm cảm hứng của nhiều người), hình ảnh nhân dân Miến Điện ăn mừng cuộc bầu cử tự do dân chủ thực sự đầu tiên sau hàng chục năm.

Nhưng facebook cũng tràn ngập câu hỏi cho tương lai của đất nước tôi, đất nước Việt Nam!

Nhiều người mong sẽ có một bà Aung, một Thein Sein để Việt Nam cũng thực hiện thành công tiến trình dân chủ hóa như Myanmar! Nhiều người cũng không lạc quan khi nhìn thấy để có được ngày hôm nay thì người dân Miến Điện đã phải đánh đổi hy sinh bằng máu và nước mắt từ hàng chục năm trước, trong khi nhân dân Việt Nam vẫn còn thờ ơ với chính số phận của mình và của đất nước mình, những người đấu tranh dân chủ thì chưa có ai thật sự nổi bật lên như bà Aung......

Tuy vậy cũng nên nhìn lại lịch sử đất nước Miến Điện giai đoạn từ 1947 đến 1990 để thấy vì sao người dân Miến Điện có thành quả ngày hôm nay. Năm 1988 là thời điểm bà Aung quay về đất nước để chăm sóc mẹ, và khi chứng kiến cái chết của một nhà sư ngay trước mặt mình thì bà đã nguyện cống hiến cuộc đời cho sự tự do dân chủ của người dân và đất nước Miến Điện.

Năm 1947, Aung San (cha bà Aung) trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp, nhưng sau đó ông bị ám sát!

Năm 1948, Miến Điện trờ thành một nước cộng hòa độc lập với tên Liên Bang Myanmar, hoàn toàn giành độc lập từ thực dân Anh.

Năm 1961, U Thant được bầu làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và bà Aung lúc đó cũng đang làm việc tại Liên Hiệp Quốc.

Năm 1962, tướng Ne Win làm cuộc đảo chính quân sự và kết thúc giai đoạn dân chủ. Ông cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa.

Năm 1974, Myanmar lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma. Cùng năm này, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.

Năm 1988, Cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực cách mạng. Tướng Saw Maung tiến hành đảo chính. Myanmar quay trở lại quốc hiệu LIên Bang Myanmar.

Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn. Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989.

Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC huỷ bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực. (nguồn Wikipedia)

Nhìn lịch sử gần 40 năm này của họ, chúng ta phải nhìn thấy một sự thực, đó là người dân Miến Điện đã được hưởng sự tự do dân chủ ngay từ đầu sau khi giành độc lâp từ Anh (gần 20 năm), do đó bản thân trong mỗi con người họ đều có sự nhận thức về sự cần thiết của tự do dân chủ cho đất nước. Từ đó dẫn tới việc họ sẵn sàng dấn thân và hy sinh (đặc biệt là tầng lớp sinh viên) cho sự tư do dân chủ này. Cũng như nhân dân Hồng Kong với cuộc cách mạng dù vàng vậy.

Còn đất nước chúng ta, sau cách mạng tháng tám 1945 giành độc lập từ tay người Pháp, chúng ta đã thực sự có được sự tự do dân chủ ngày nào chưa? Xin khẳng định là chưa! Vậy thì không thể đòi hỏi một anh học trò chưa học qua một trường lớp nào dám dấn thân thi các giải quốc tế được! Hay bắt một anh võ sĩ chưa biết miếng võ nào ra thì đấu với các cao thủ được!

Cái gì cũng phải học, mà học thế nào, để biết thế nào là dân chủ thì không thể một ngày là xong. Cũng như không thể bảo đất nước tôi trở thành dân chủ thì ngay ngày mai sẽ thành dân chủ.

Đây là cả một quá trình rất lâu dài mà ai cũng cần phải học. Có thể 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa thì không ai biết được và tôi tin ngay cả đất nước và nhân dân Myanmar cũng sẽ phải mất thời gian để xây dựng lại những giá trị tự do dân chủ mà họ đã mất. Nhưng tôi mong rằng hình ảnh đất nước Myanmar ngày hôm nay sẽ thức tỉnh nhiều người Việt Nam để họ thấy giá trị của sự tự do dân chủ từ đó tham gia vào quá trình "HỌC" này!

Cuối cùng xin chúc mừng nhân dân Myanmar anh hùng, những người xứng đáng với thành quả ngày hôm nay.

Và tôi vẫn hy vọng và tin một ngày Việt Nam sẽ có dân chủ tự do thực sự nhưng sẽ không phải trả bằng máu và nước mắt như nhân dân Myanmar!

VĂN HÓA TỪ CHỨC - TỰ TRỌNG ĐẶT LỢI ÍCH DÂN TỘC TRÊN HẾT.

Trong chuyện vui mừng của Miến Điện mới thấy cái thành tựu to lớn của bà Aung San Suu Kyi, nhưng không thể không nhắc đến cái công không kém phần vĩ đại của ông Thein Sein, không có hai con người này thì sẽ không có Miến Điện hôm nay.

Lịch sử có quy luật và có tính lặp lại, chuyện này cũng tương tự như thời Minh Trị Duy Tân. Khi đó Tokugawa Keiki (
徳川 慶喜 Đức Xuyên Khánh Hỉ), còn gọi là Yoshinobu, là Tướng quân thứ 15 và là Tướng quân cuối cùng của Mạc phủ Tokugawa, Nhật Bản, đã tự nguyện thoái lui và nhường chính quyền lại cho Minh Trị Thiên Hoàng. Để từ đó người Nhật hăm hở duy tân, theo đuổi văn minh, kiến tạo nên cái huy hoàng của đất nước ngày hôm nay.

Nhìn lại thì chúng ta càng cảm phục những người ông Đức Xuyên Khánh Hỉ, như ông Thein Sein khi các ông biết đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích của gia tộc, của bản thân! Thử hỏi trong hoàn cầu mấy ai dũng cảm từ bỏ danh vọng, bổng lộc để vun đắp cho cái lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết cả như hai ông.

Nghĩ thấy nhiều quốc gia đến lúc cơ đồ ngả nghiêng, suy đồi vậy mà bọn quyền cao chức trọng vẫn ngu dại, ham quyền cố vị, khư khư ngồi lỳ giữ lấy cái chức vị, bổng lộc của chúng, kìm hãm vùi dập nhân tài, không cho người tài đức thế vào đó, làm cho cái họa của đất nước càng không có gì cứu vãn nổi.

Thật là quốc gia nguy vong mà bọn ngu hèn vẫn còn tham quyền cố vị thì thật đáng thẹn, đáng giận.

Nguồn : Tran Doan Thanh







No comments:

Post a Comment

View My Stats