Thu, 02/11/2016 - 18:01 — vothihao
Chúng ta thường thấy những cảnh báo trước tai họa,
vì con người vốn chẳng mù lòa. Nhưng cảnh báo không đủ mạnh để cứu được con người
chỉ do sự thờ ơ, sự hãi khiếp, sự nô lệ để cầu lợi của đám đông đã khiến những
cảnh báo đó bị nhấn chìm trong những dàn đồng ca nô lệ và thảm họa cứ thế lao tới.
„Việt
Nam dân chủ đến thế này là cùng“!
Đó là lời tự khen của ông Tổng Bí thư mới mà cũ Nguyễn
Phú Trọng tại cuộc họp báo về kết quả sau Đại hội Đảng 12.
Ông là người được không chỉ dân VN mà toàn thế giới
phải chú ý vì „chiến tích“ đàn áp nhân quyền qua sự dẫn dắt của ông trong 10
năm qua. Dư luận cũng đưa ra nhiều chứng cứ rằng, qua sự „đồng thuận lâu dài“
cho TQ lấn chiếm biển đảo VN, ông đã được một thế lực lớn và đen tối chống
lưng, tạo ra một đại hội Đảng đứng đầu về „chiến tích“ áp đặt, vi hiến và vi phạm
điều lệ Đảng để ông tái giữ ngôi vị Tổng bí thư Đảng CSVN, trong khi Điều 17 Điều
lệ Đảng quy định: „đồng chí Tổng Bí thư không giữ chức vụ Tổng Bí thư quá hai
nhiệm kỳ liên tiếp“.
Hiện nay các „mâm cỗ“ đã chia xong, nồi niêu đũa bát
và thức ăn cho các ngôi vị đã rành rọt đâu đó và những bữa cỗ xa hoa vô độ bằng
mồ hôi nước mắt của dân vẫn tiếp tục dựa vào nồi cơm „“định hướng xã hội chủ
nghĩa và chủ nghĩa Mác Lê- nin“ mà loài người đã ghê sợ vứt vào sọt rác.
Mặc dù cách này đã cướp đoạt hết tất cả những cơ hội
phát triển của VN nhưng người VN không thể bối rối, im lặng coi đó như chuyện
đã rồi, để rồi tiếp tục vô cảm, tiếp tục bào chữa cho lỗi của mình trong việc cứ
để mặc mọi chuyện và vờ vịt „không quan tâm đến chính trị“ để che giấu, an ủi
cho sự đớn hèn của mình.
Người VN cũng không thể tiếp tục tuyệt vọng để mặc
cho mình là những „hình nộm“, „xác sống“ phiêu dạt trong một đất nước lạc hậu
so với những nước phát triển cả gần trăm năm. Theo dõi, giám sát chính trị, bày
tỏ yêu cầu và nguyện vọng chính đáng, phản đối sự vi phạm nhân quyền và dân chủ,
quan tâm đến quyền lợi chính đáng của đồng bào là nghĩa vụ tối thiểu của công
dân.
Không
bao giờ là quá muộn
Không bao giờ là quá muộn khi nhìn lại hiện trạng và
bài học của Đại hội Đảng 12 vừa qua để đề phòng. Cũng như không bao giờ là cũ,
khi ngày ngày thế giới vẫn phải nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm, những
bài học, những cảnh báo cho người sau về thể chế và tội ác chống lại loài người
của những trùm diệt chủng như Mao Trạch Đông, Stalin, Hitle...
Chúng ta thường thấy những cảnh báo trước tai họa,
vì con người vốn chẳng mù lòa. Nhưng cảnh báo không đủ mạnh để cứu được con người
chỉ do sự thờ ơ, sự hãi khiếp, sự nô lệ để cầu lợi của đám đông đã khiến những
cảnh báo đó bị nhấn chìm trong những dàn đồng ca nô lệ và thảm họa cứ thế lao tới.
Cảnh báo về sự mất dân chủ và vi hiến trong Đảng,
trước đại hội Đảng 12, trang Truongtansang.net của Chủ tịch nước, trang
Nguyentandung.org của Thủ tướng đã đăng ý kiến xác đáng của ông Nguyễn Thu
Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư pháp TP. HCM trong bài „Góp ý „Quy chế bầu cử ứng cử
tại Đại hội 12 ĐCSVN theo Quyết định 224-QĐ/TW“(đăng ngày 08/06/2015).
Bài viết nêu rõ: „Đảng là luật tối cao đảm bảo tính
nghiêm minh, dân chủ của Đảng, nhưng chính Điều 13, 14, 17, 19 của quyết định
224/QĐ/TW đã thu hẹp dân chủ, tăng cường tính tập trung đến mức vi phạm quyền tự
do bầu cử, ứng cử của „công dân đảng viên“ mà quyền này là quyền tự do sơ đẳng
mà Đảng đã quy định từ khi mới thành lập.“. „Không thể nói khác hơn: Dân chủ
trong Đảng đã bị quyết định 224/QĐ/TW thủ tiêu thay bằng độc đoán, chuyên quyền
vi phạm Điều lệ Đảng“.
Dưới sự im lặng của hơn ngàn rưỡi đại biểu - đảng
viên mà lẽ ra nhiệm vụ tối thiểu của họ là phải bảo vệ điều lệ Đảng - sự áp đặt
đã thắng thế.
Và tuyên bố đầu tiên của ông Tổng Bí thư vừa chà đạp
lên điều lệ Đảng ấy lại thêm một lần giày xéo lên sự thật vừa xẩy ra dưới bàn
tay đạo diễn của chính ông: „mặc dù là độc Đảng nhưng VN dân chủ hơn hẳn một số
quốc gia „nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất“. Đứng đầu mà độc
đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không? Chả tiện nói một số nước,
nhung cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất“.!
Hệ
quả: một thông tư „cưỡng đoạt“
Ban lãnh đạo mới lên ngôi.
Và món quà xuân đầu tiên mà họ tặng cho người dân VN
là một không khí hãi hùng. Thông tư 01/2016 của Bộ công an, có hiệu lực vào
15/2 này sẽ khiến cho kỳ công dân nào đang đi trên đường cũng có thể bị khám
xét, tước đoạt từ phương tiện giao thông đến những vật dụng mang theo người bởi
bất kỳ cảnh sát giao thông nào dưới danh nghĩa „trưng dụng“!
Trong khi đó, quyền này, theo quy định của luật
Trung thu trưng mua 2008 hiện hành, chỉ có thể dùng khi khẩn cấp vì lý do an
ninh quốc phòng và chỉ cấp Bộ trưởng công an hoặc Chủ tịch tỉnh ra văn bản quyết
định.
Nhưng khi thông tư 01/2016 có hiệu lực, cả nước có
bao nhiêu ngàn cảnh sát giao thông(CSGT) thì sẽ có từng đó ngàn „ông trời con“,
thậm chí quyền thực tế trong việc trưng dụng của họ còn cao hơn Bộ trưởng và Chủ
tịch tỉnh. CSGT có thể tước đoạt phương tiện và tài sản của người dân bất kỳ
khi nào họ muốn, vì ở vị trí của họ, họ chỉ có thể ra lệnh miệng và trưng dụng
ngay lập tức bằng vũ lực, không thể và không cần ra văn bản!
Mặc dù trong thông tư có một câu “theo quy định của
pháp luật“, nhưng ai cũng biết rằng câu này không có tác dụng, bởi chính thông
tư này đã là một trong những hành động làm trái pháp luật hết sức nguy hại nếu
nó không được hủy ngay trước khi có hiệu lực.
Đây là hành động vi phạm nhân quyền, vi phạm Luật
trưng thu trưng mua năm 2008 và Hiến pháp VN ở mức độ chưa từng có tiền lệ.
Có ai tưởng tượng được rằng nội dung này lại có thể
được ban hành trong một thông tư của một Bộ - một cơ quan mà lý do tồn tại của
nó chỉ là để „bảo vệ quyền tự do, dân chủ, tính mạng, tài sản của nhân
dân...“(điều 2- chức năng nhiệm vụ của công an nhân dân)!
Ngành này phải là nơi thông hiểu hơn bất kỳ ai về những
quy định của pháp luật mà lại vi hiến đến mức này sao?!
Thông tư này sẽ biến hàng ngàn cảnh sát giao thông
khắp VN trở thành những „kẻ cướp“ nếu họ muốn. Không loại trừ một số người có
lương tâm trong ngành sẽ không làm điều đó. Nhưng lương tâm, như chúng ta đã
quá có nhiều kinh nghiệm cay đắng, là luôn bị lùi bước, bị chà đạp bởi mối lợi
cực lớn từ quyền lực. Chính quyền tước đoạt này sẽ kích thích mạnh mẽ họ biến
thành kẻ cướp được chính quyền và Đảng bảo kê.
Lại càng kích thích họ hơn, khi trong thông tư cũng
không quy định hậu quả phải gánh chịu cho kẻ làm sai.
Và hãy hình dung, điều tất yếu tiếp theo, đó là quy
định này sẽ biến CSGT thành băng cướp đông đảo nhất, nguy hại hơn bất kỳ băng
cướp hoặc tổ chức mafia nào. Trong khi cướp và mafia phỉ hoạt động lẩn lút,
không quyền lực chính trị, bị truy đuổi nơi nơi, không dễ gì dừng xe, tước đoạt
xe cộ và tài sản người dân, thì „băng cướp“ từ cảnh sát giao thông có vũ khí giết
người trong tay mà lại nhân danh Đảng, nhà nước, Bộ Công an, dựa vào văn bản dưới
luật để làm tùy thích thì luôn vô địch.
Khi điều này xẩy ra, xã hội VN bị đặt trong một tình
trạng khủng bố.
Người dân đã vốn khốn khổ hãi hùng vì nạn công an
nơi nơi mãi lộ ăn chặn tiền của họ. Báo chí VN đưa rất nhiều thông tin về người
chỉ phạm lỗi rất nhỏ là không đội mũ bảo hiểm cũng bị công an đánh đập, hung
hãn truy đuổi gắt gao đến mức nhiều người phải lao vào ô tô hoặc ngã chết.
Số tiền mà công an thu được do mãi lộ hoặc buộc người
dân phải nộp phạt „chui“ để được thoát khỏi tay công an dù rất lớn, nhưng chưa
lớn bằng việc trưng trưng thu một chiếc xe máy, ô tô hoặc tài sản khác, mà cũng
đã đủ để kích thích đám công an giao thông bất chấp pháp luật và lương tâm để
tróc nã tiền của dân, dù họ luôn luôn nói „làm theo quy định của pháp luật“.
Số tiền thưởng do công phá án hoặc điểm thi đua cho
những công an sớm phá án dù lớn so với túi tiền của người dân nhưng lâu nay
cũng đã đủ hấp dẫn để kích thích hàng trăm công an, nếu tính cả sự đồng lõa của
tập thể, thì cả ngàn công an bỏ qua lương tâm con người mà tra tấn, bức cung đến
chết hàng trăm người vô tội ngay tại đồn công an chỉ trong vài năm gần đây.
Thực tế cho thấy, một khi đã chẳng may rơi vào tay
công an hình sự hoặc công an giao thông tại VN, thì người dân chỉ còn nước chết
nếu không làm theo những gì công an muốn.
Hiện trạng xẩy ra thường xuyên là khi họ muốn bắt một
người vô tội là bắt, không cần lệnh hoặc chứng cứ. Khi họ muốn anh nhận những tội
mà họ gán cho anh, anh sẽ bị tra tấn đến khi buộc phải nhận. Anh sẽ hoàn toàn bị
cách ly với bên ngoài, gia đình không được biết tin, không biết anh bị giam ở
đâu để quan tâm.
Ngay cả cấp trên của công an nhiều khi cũng không thể
biết cấp dưới đang dùng hành vi „bắt cóc tống tiền, tra tấn“ nạn nhân vì rất
nhiều khi một nhóm công an đã tự ý bắt người mà không báo cáo, không xin lệnh của
Viện kiểm sát như quy định. Những kẻ tàn ác này biết chắc rằng khi vụ việc vỡ lỡ,
cấp trên vì tiền hối lộ từ họ, vì cấp trên cũng đầy tội lỗi, và đặc biệt là cấp
trên sợ trách nhiệm, sợ mất chức nên đã và sẽ bằng mọi giá ém nhẹm, bao che cho
sai phạm của cấp dưới.
Bởi vậy, do đau đớn quá vì bị tra tấn, bức cung, do
tuyệt vọng mà nạn nhân trong tay công an phải nhận tội, kể cả tội giết người dù
họ không giết. Nhận tội mà cũng chẳng được yên thân, công an lại tra tấn tiếp,
bắt họ nhận thêm những tội khác ở các vụ án trước mà chưa tìm ra thủ phạm. Nhiều
người không chết ngay được, đành tự sát trong đồn công an để thoát khỏi khổ
hình.
Người VN đang còng lưng làm lụng để trả tiền nuôi những
kẻ khủng bố mình như vậy đấy. Kêu oan không thấu, có khi lại còn bị bắt, khủng
bố tiếp, hầu hết dân không dám lên tiếng kêu oan.
Lẽ ra trong tình trạng như vừa rồi, chính ngành công
an phải đưa ra được những thông tư hạn chế, chấm dứt sự lộng quyền, coi thường
pháp luật và tính mạng của người dân.
Nhưng không, dư luận càng lên án, những người có
trách nhiêm càng vô cảm và ngang ngược. Họ càng ban hành thêm những văn bản luật
pháp nới rộng quyền lực của ngành họ, như thông tư 01/2016. Họ bất chấp việc đó
có thể kích thích công an thêm lạm quyền và tăng cường cướp bóc, khủng bố dân.
Những cái chết của dân từ tay công an chỉ khiến dân
rơi nước mắt, không mảy may rung động một sợi mi nào từ phía những người có
trách nhiệm và nhà cầm quyền.
Chúng ta đã chờ đợi một hành động, một phát ngôn tối
thiểu từ họ, để được an ủi rằng họ cũng có trái tim con người, nhưng không. Thậm
chí, nhiều người gây ra điều này còn được lên chức cao hơn để thỏa mãn nhu cầu
đàn áp của thể chế chính trị độc tài này.
Cần
hủy bỏ ngay thông tư „cưỡng đoạt“ này
Tính chất vi phạm pháp luật của thông tư 01/2016 là
không thể bào chữa.
Khi có hiệu lực, nó sẽ ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng
đến đời sống của người VN.
Một số chuyên gia của Bộ Tư pháp đã lên tiếng về
tính vi hiến của thông tư này.
Báo Tuổi trẻ online ngày 1 tháng 2/2016 khi trích ý
kiến của luật sư đã phân tích xác đáng: „Khoản 6 điều 5 của thông tư có quy định
: „Cảnh sát giao thông có quyền trưng dụng các loại phương tiện giao thông,
phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ
quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị
đó theo quy định của pháp luật“.
„Đối chiếu với luật trưng mua, trưng dụng năm 2008
thì người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng phải là bộ trưởng và chủ tịch
UBND tỉnh“...
Nhiều luật sư trong và ngoài nước đã lên tiếng phản
đối thông tư nói trên nhưng đến nay chưa có động thái nào cho thấy nhà cầm quyền
đã tiếp thu.
Người VN không thể dìm mình trong tuyệt vọng.
Không có nghĩa là một đại hội Đảng vi hiến thì đương
nhiên mọi cá nhân, tổ chức có có quyền lực dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng đương
nhiên vi hiến và tước đoạt quyền sống yên lành của chúng ta.
Mỗi người đếu có trách nhiệm đấu tranh chống lại sự
vi phạm Hiến pháp, Luật và quyền con người, dù hôm nay có thể mình chưa là nạn
nhân trực tiếp.
Điều cần làm ngay là phải lên tiếng để những người
có trách nhiệm, đặc biệt là Bộ Công an phải hủy bỏ thông tư này trước khi nó có
hiệu lực.
Võ
Thị Hảo
No comments:
Post a Comment