THỨ BẢY, NGÀY 06 THÁNG 2 NĂM 2016
Quyết định khởi tố vụ án do ông Bạch Thành Định, thiếu
tướng, Thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra Công an Tp Hà Nội ký được để trước mặt
Ngô Duy Quyền trong buổi tối ngày 4/2/2016. Nội dung của Quyết định này là khởi
tố vụ án “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (điều 258). Đó là thư
ngỏ của 19 tổ chức xã hội dân sự được Ngô Duy Quyền gửi tới Bộ trưởng
Bộ công an Trần Đại quang.
Thư ngỏ này được viết ngay sau khi Nguyễn Chí Tuyến ở
Hà Nội, rồi Đinh Quang Tuyến ở Sài Gòn bị hành hung ngoài đường vào tháng
5/2015. Nội dung tố cáo ngành công an đàn áp nhân dân, tra tấn giết người bị tạm
giam, bạo hành đối với những người hoạt động nhân quyền…
Xin tóm tắt sự việc Ngô Duy Quyền bị bắt qua lời kể
của anh và vợ anh là Lê Thị Công Nhân như sau:
Lúc ấy vào khoảng 4 h chiều ngày 4/2/2016. Trên đường
đi bán gà, Ngô Duy Quyền bị khoảng 50 công an bao vây rồi bắt ở Phạm Ngũ Lão.
Cùng lúc, một lực lượng cũng rất đông đồng thời khám nhà. Ở đây, họ huơ huơ mấy
cái giấy bảo có lệnh khởi tố, lệnh khám nhà chứ không đọc nội dung như thế nào.
Sau đó họ đuổi Lê Thị Công Nhân và em gái chị ra khỏi cửa để tự do khám còn bà
mẹ Nhân bị tai biến và cháu Luca thì họ để cho ở trong nhà.
Họ lục lọi mang đi 2 laptop, một số điện thoại và
máy tính bảng. Tính cả số tịch thu của Quyền trên đường thì bao gồm 12 chiếc tất
cả. Ngoài ra họ lục lọi lấy đi 660 đô la Mỹ cùng các thứ thu được.
Mọi người đến
nhà thăm hỏi khi Ngô Duy Quyền đang bị bắt lên đồn.
Khoảng 7 giờ tối họ đưa Ngô Duy Quyền đến công an Tp
Hà Nội ở 89 Trần Hưng Đạo.
Trước đó, vào tháng 10/2015, công an đã đưa liên tiếp
cho Ngô Duy Quyền 3 giấy triệu tập nhưng anh không đi.
Giấy triệu tập
Họ nói với Quyền trước đây triệu tập anh không đến
vì anh cho là không có cơ sở. Vậy thì bây giờ cơ sở đây. Họ để trước mặt anh lệnh
khởi tố vụ án do thiếu tướng Bạch Thành Định ký như đã nói ở trên.
Quyền từ chối không ký vào văn bản nào.
Khoảng 3 giờ sau, họ cho Quyền về nhưng yêu cầu hôm
sau (5/2/2016) đến làm việc tiếp. Anh nói nếu cần thì đến mà áp giải chứ anh
không đi. Vì điện thoại bị thu, anh không liên lạc được với ai đi đón đành đi bộ
về nhà (Khu tập thể Văn phòng Chính phủ, ngõ 4 Phương Mai). Anh về đến nhà vào
lúc 11 giờ đêm.
Hôm sau anh ở nhà, không đi. Tôi ngồi với anh đến hết
buổi sáng 5/2 nhưng không công an không có động thái gì thêm.
Ngày 5/2/2016 Ngô
Duy Quyền vẫn ở nhà
Thư ngỏ hoặc các tuyên bố, bản lên tiếng của các tổ
chức XHDS đã có nhiều. Chỉ khác là thư này tố cáo ngành công an rất mạnh mẽ. Đặc
biệt hơn là thư được gửi tới Bộ trưởng công an có bút tích của Ngô Duy Quyền đề
ngoài bì thư.
Vụ án này rất khó hiểu. Chỉ với bút tích của Quyền đề
ở bì thư, ruột là thư ngỏ “đao” trên mạng mà Công an Hà Nội cũng dày công huy động
một lực lượng khổng lồ bắt bớ, khám xét rồi khởi tố vụ án khá ầm ỹ. Sử dụng một
lực lượng như thế, ngoài việc bắt và khám xét hẳn là họ muốn khủng bố tinh thần.
Khi đã khởi tố vụ án lại thả ngay cho đương sự về,
trường hợp này mới là lần đầu. Hôm sau đương sự vẫn ở lỳ ở nhà không đi theo lệnh
triệu tập nhưng cũng không thấy đến áp giải. Phải chăng, đã có sự chỉ đạo thả
Quyền, ngược với ý định ban đầu. Có vẻ như vụ án này nhằm vào một mục đích khác
chứ không nhằm vào thư ngỏ hay ai gửi.
Vậy họ sẽ làm gì tiếp theo với cái lệnh khởi tố vụ
án đó? Lờ đi cũng khó mà tiếp tục thì vụ án sẽ biến thành một trò hề. Khó có thể
kết tội Ngô Duy Quyền với hành vi “đao” một bức thư ngỏ trên mạng rồi gửi Bộ
trưởng công an. Cũng may mà họ chỉ cho Quyền xem quyết định khởi tố ấy chứ anh
không chụp được, nếu có máy chắc chắn họ cũng không cho anh chụp. Khi tôi bị bắt
ngày 7/3/2012, công an cũng đến nhà giữ khư khư giấy triệu tập chìa ra chứ
không giao cho tôi, vì họ biết đó là việc làm phi pháp.
Nếu Công an Hà Nội cho qua vụ này thì số phận của
quyết định khởi tố vụ án sẽ ra sao. Họ sẽ ra một quyết định khác như”đình chỉ
điều tra” hay nén nó vào sọt rác? Còn nhớ ngày 25/10/2013, Trương Dũng và Lê Hồng
Phong đến đồn CA phường Thụy Khuê đòi tài sản cho bà con dân oan. Ở đây hai anh
bị cùm chân (có clip Bùi Thị Minh Hằng quay được) rồi họ cũng đọc lệnh bắt
Trương Văn Dũng nhưng cuối cùng lại để anh về. Cái gọi là lệnh bắt ấy không biết
sau đó xử lý thế nào. Sao họ có thể làm lệnh này, quyết định kia đơn giản, tùy
tiện như vậy được?
Bắt người khẩn cấp vào ngày 26 Tết về điều 258, cứ
làm như khủng bố, đánh bom ở Ba Đình. Phải chăng đây là hệ quả của cái sự được
coi là thành công tốt đẹp của đại hội Đảng? Chúng ta hãy tiếp tục theo dõi vụ
án 258 này.
5/2/2016
Nguyễn
Tường Thụy
Được đăng bởi Nguyễn
Tường Thụy vào lúc 2/06/2016 06:16:00 SA
---------------------------
ÔNG
NGÔ DUY QUYỀN, CHỒNG LS LÊ THỊ CÔNG NHÂN BỊ BẮT THEO ĐIỀU LUẬT 258 (Danlambao |
Dân Luận) 2/2/2016
No comments:
Post a Comment