Được đăng ngày Thứ ba, 09 Tháng 2 2016 18:04
Đảng Cộng Sản không ngừng lặp lại khẩu hiệu chống
các biểu hiện "tự diễn biến" và "tự
chuyển hóa". Hai cụm từ này, mà bài này gọi chung là "tự
chuyển hóa", có nghĩa gần như nhau trong ngôn ngữ của họ. Tự diễn biến có
nghĩa là tạo ra những thay đổi trong nội bộ đảng, khiến đảng tự chuyển hóa,
nghĩa là thay đổi bản chất để trở thành một đảng khác và ứng xử một cách khác
trong nội bộ cũng như đối với xã hội. Có thể nói với đại hội 12 vừa qua Đảng Cộng
Sản đã bắt đầu thực hiện điều mà nó đã thề sẽ chống lại tới cùng, nghĩa là tự
chuyển hóa.
Nguyễn Phú Trọng đã thành công, sau một cuộc đấu kéo
dài gần bảy năm, điều mà trước ông Võ Văn Kiệt và Lê Khả Phiêu đã thất bại.
Thành tích của ông Trọng là đã dứt điểm được cái mà ta có thể gọi là "đảng
cầm quyền trong đảng". Chưa chắc Nguyễn Phú Trọng đã ý thức hết được tầm
quan trọng của biến cố mà ông vừa góp phần quyết định tạo ra.
Thanh
lý nhà nước Nguyễn Tấn Dũng?
Thất bại của Nguyễn Tấn Dũng là một biến cố rất lớn
cho cả Đảng Cộng Sản lẫn Việt Nam. Trong 41 năm Đảng Cộng Sản cầm quyền trên cả
nước có thể nói Nguyễn Tấn Dũng đã cầm quyền 19 năm, chín năm với tư cách phó
thủ tướng thường trực bên cạnh ông thủ tướng mờ nhạt Phan Văn Khải và mười năm
với chức vụ thủ tướng. Quyền hành của ông đã lấn át cả hai tổng bí thư Nông Đức
Mạnh và Nguyễn Phú Trọng. Ông đã sắp đặt và khống chế guồng máy nhà nước bao gồm
bộ máy hành chính và các doanh nghiệp nhà nước chiếm 2/3 trọng lượng kinh tế quốc
gia. Không có gì là quá đáng nếu gọi nhà nước CSVN trong thời qua, nhất là mười
năm gần đây, là "nhà nước Nguyễn Tấn Dũng".
Sự ra đi của ông Dũng vì thế sẽ kéo theo những đảo lộn
tương tự như một cuộc đảo chính. Sẽ có những thanh trừng lớn, một phần vì những
người lãnh đạo mới, những đối thủ đã hạ được ông Dũng sau một cuộc đấu đá gay
go, có nhu cầu loại bỏ những tay chân của ông Dũng, nhưng lý do quan trọng hơn
là họ bắt buộc phải làm như thế bởi vì hầu hết những chức vụ có một tầm quan trọng
nào đó trong "nhà nước Nguyễn Tấn Dũng" đều do mua mà được chứ không
phải do khả năng và kinh nghiệm. Một khi đã mua được chức, ưu tư đầu tiên của
các quan chức này là lấy lại vốn và làm giàu chứ không phải là trách nhiệm với
cơ quan hay doanh nghiệp mà họ điều khiển. Những người này phải bị thay thế,
tham nhũng đã là nét đậm nhất của chính quyền Nguyễn Tấn Dũng.
Những người cầm quyền mới càng có lý do để cáo buộc
ông Dũng vì tình trạng đất nước mà ông để lại. Phải nói là di sản của Nguyễn Tấn
Dũng quá bi đát. Việt Nam đã tụt hậu hẳn so với các nước trong vùng và trở
thành gần như một thuộc địa của Trung Quốc. Thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc
lên tới trên 32 tỷ USD chưa kể số hàng nhập lậu, hầu hết các công trình xây dựng
kết cấu hạ tầng đều được giao cho các công ty Trung Quốc và được thực hiện một
cách cẩu thả bất chấp mọi cam kết. Bất tài và tham nhũng là mẫu số chung của
các cơ quan chính quyền và các doanh nghiệp nhà nước. Không những thế đất nước
còn đang đứng trước nguy cơ phá sản vì số nợ công báo động.
Nhưng họ sẽ thay thế hàng trăm hàng ngàn quan chức đủ
loại và đủ cấp của ông Dũng bằng những người nào? Họ chỉ có những con người do
chế độ cộng sản và nhà nước Nguyễn Tấn Dũng tạo ra, nghĩa là những con người
trong tuyệt đại đa số không khác gì những tay chân của ông Dũng về đạo đức và
tài năng, có thể chưa có cơ hội để tham nhũng nhưng cũng chưa thạo việc. Đảo lộn
là chắc chắn, nhưng thất bại còn chắc chắn hơn.
Lý do đầu tiên là vì kinh nghiệm của mọi quốc gia đã
chứng tỏ rằng người ta không thể cải thiện một chính quyền tham nhũng để nó hết
hay bớt tham nhũng, giải pháp duy nhất chỉ là thay thế nó bằng một chính quyền
khác. Những thay đổi mà chúng ta sắp chứng kiến sẽ có mức độ xáo trộn và đổ vỡ
của một thay đổi chính quyền nhưng lại không có sự phấn khởi và tác động tâm lý
của một thay đổi chính quyền bởi vì những người lãnh đạo cao nhất vẫn là những
người cũ, dù là ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang hay ông Nguyễn Xuân
Phúc. Riêng việc ông Trần Đại Quang làm chủ tịch nước còn là một xúc phạm đối với
dân tộc Việt Nam.
Lý do thứ hai, quan trọng không kém, là những sai phạm
không phải chỉ do lỗi của Nguyễn Tấn Dũng mà cũng do bản chất của chế độ. Nguyễn
Tấn Dũng chỉ đã làm trầm trọng hơn những tật nguyền bẩm sinh của mọi chế độ cộng
sản. Chủ nghĩa Marx tự nó đã là một chủ nghĩa vô đạo đức bởi vì đối với Marx
các giá trị đạo đức chỉ là sản phẩm của giai cấp tư sản để duy trì quyền lực;
giai cấp vô sản sẽ có những giá trị đạo đức riêng của nó, những giá trị mà Marx
không nói tới nhưng sau này được Lênin định nghĩa như là tất cả những gì có lợi
cho đảng cộng sản. Như thế có nghĩa là cướp của, giết người, nói dối, bội ước
v.v. và tất cả những gì bình thường được coi là tội ác đều trở thành đạo đức nếu
có lợi cho Đảng Cộng Sản. Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra là một đệ tử trung thành của
Lênin khi ông nói rằng đòi phi chính trị hóa quân đội và công an là thiếu đạo đức.
Với một quan niệm đạo đức bệnh hoạn như vậy tham nhũng là hậu quả tự nhiên vì
tham nhũng - được định nghĩa như là sự lợi dụng công quyền để mưu lợi cho cá
nhân - không gì khác hơn là một vi phạm đạo đức. Khi đạo đức - đạo đức thực sự
chứ không phải đạo đức Mác-Lênin - vắng mặt thì tham nhũng ngự trị là điều tất
nhiên. Như người ta đã thấy, tất cả mọi chế độ cộng sản đều tham nhũng ở mức độ
nghiêm trọng.
https://farm2.staticflickr.com/1594/24630540310_dce8c9fbf0.jpg
Những hình ảnh như vụ Vinashin này sẽ thành quen thuộc
Những hình ảnh như vụ Vinashin này sẽ thành quen thuộc
Trong những ngày sắp tới chính quyền cộng sản sẽ phải
thanh toán nhà nước Nguyễn Tấn Dũng trong những điều kiện không khác một bệnh
nhân phải phải qua một cuộc giải phẫu hiểm nghèo dù biết trước là sẽ không qua
khỏi.
Dân
chủ trong nội bộ đảng?
Không những thế chế độ còn phải trải qua một cuộc giải
phẫu hiểm nghèo khác. Lần đầu tiên Đảng Cộng Sản sẽ phải thử nghiệm điều mà các
các cấp lãnh đạo của nó thường nói tới nhưng chưa lường được hậu quả, đó là một
mức độ "dân chủ trong nội bộ đảng". Cuộc giải phẫu này cũng sẽ không
thành công vì trái ngược với bản chất của chế độ.
Tất cả các đảng cộng sản về bản chất đều là những đảng
khủng bố. Khi chưa có chính quyền họ là những tổ chức khủng bố phá hoại, khi đã
giành được chính quyền họ thiết lập một nhà nước khủng bố. Sức mạnh của các đảng
và chế độ cộng sản chủ yếu là sức mạnh của những lực lượng khủng bố, nghĩa là họ
có thể làm tất cả những gì cần làm để đạt mục đích, điều mà các nhà nước và tổ
chức bình thường không thể tự cho phép. Nhưng một đảng khủng bố đòi hỏi lãnh đạo
thống nhất và kỷ luật tuyệt đối trong nội bộ; đảng viên có thể bị trừng trị chỉ
vì bị nghi ngờ có tư tưởng dao động hay có những quan hệ không minh bạch. Đó
chính là trường hợp của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng đã mạnh lên, giành được
chính quyền và tồn tại được tới ngày nay nhờ một kỷ luật thép, nghĩa là một thứ
độc tài trong nội bộ. Kỷ luật thép đó được duy trì bởi một nhóm cầm quyền trong
đảng có tất cả mọi quyền hành và có thể thanh trừng bất cứ ai. Nhóm này khống
chế đảng và dùng đảng để khống chế phần còn lại của xã hội. Ở mỗi giai đoạn họ
là những người có vị thế thuận lợi nhất để thực hiện mục tiêu chính của Đảng. Mới
đầu là Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp khi mục tiêu chính của Đảng
là tiêu điệt các đảng phái không cộng sản để giành độc quyền đấu tranh giành độc
lập và dùng chiêu bài độc lập để tiến hành cuộc nội chiến thiết lập chế độ cộng
sản. Kế đến là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khi mục tiêu của Đảng là chinh phục miền
Nam vì hai người này hiểu biết miền Nam nhất. Sau đó, kể từ giữa thập niên
1980, là Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh và Đỗ Mười, những người chủ trương thần phục
Trung Quốc và được Trung Quốc yểm trợ, khi Đảng cần cầu hòa với Trung Quốc để tồn
tại. Sơ đồ quyền lực này đã bắt đầu lung lay khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ và
chế độ phải thích nghi với một thế giới đã thay đổi, nhưng những người lãnh đạo
đã không có đồng thuận về thay đổi những gì và với nhịp độ nào.
Lê Duẩn và Hồ Chí
Minh
Lê Đức Thọ
https://farm2.staticflickr.com/1502/24926001375_7b0e7ebbbb.jpg
Lê Đức Anh và Nguyễn Tấn Dũng
Lê Đức Anh và Nguyễn Tấn Dũng
Quyền lực của Lê Đức Anh và Đỗ Mười đã bị sứt mẻ khi
họ gặp sự chống trả của Võ Văn Kiệt một người có nhiều công lao và được cảm
tình đáng kể trong Đảng và nhất là khi họ phải chật vật để loại Lê Khả Phiêu mà
chính họ đã đặt vào chức vụ tổng bí thư. Lý do là vì Lê Khả Phiêu muốn thoát khỏi
sự kiểm soát của họ để có thể phần nào nới lỏng sự kìm kẹp của Đảng Cộng Sản đối
với xã hội Việt Nam, thí dụ như muốn có những bộ trưởng và phó thủ tướng không
phải là đảng viên cộng sản. Để loại bỏ được Lê Khả Phiêu cái giá phải trả
là cả Lê Đức Anh lẫn Đỗ Mười cũng phải bỏ chức vụ cố vấn cho phép họ trực tiếp
can thiệp vào các vấn đề của Đảng và nhà nước. Đỗ Mười sau đó dần dần chìm đi,
còn lại Lê Đức Anh. Trước đại hội 11, tháng 01/2011, Lê Đức Anh đã có gắng hết
sức để áp đặt Nguyễn Tấn Dũng vào chức vụ tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Bản
hiến pháp 2013 thực ra đã được phe Lê Đức Anh chuẩn bị từ trước năm 2010 cho
Nguyễn Tấn Dũng. Tuy vậy Nguyễn Tấn Dũng đã không giành được chức tổng bí thư
trong đại hội 11 vì quá nhiều vụ bê bối bị phanh phui, như vụ Vinashin, vụ cho
Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn, dự án Bôxit Tây Nguyên v.v. Thế lực của Lê Đức
Anh chỉ đủ để giữ cho Nguyễn Tấn Dũng chức vụ thủ tướng, dù là một thủ tướng lấn
áp cả tổng bí thư đảng. Và một lần nữa nó lại bị suy giảm. Sau cùng, như người
ta đã thấy, trong đại hội 12 nó không còn đủ mạnh để cứu Nguyễn Tấn Dũng.
Sau đại hội 12 này với sự thất bại của Nguyễn Tấn
Dũng giai đoạn Lê Đức Anh hoàn toàn chấm dứt. Đảng Cộng Sản từ nay không còn
nhóm cầm quyền trong đảng để duy trì một kỷ luật thép nữa và sẽ ít nhiều phải
thực hiện dân chủ trong nội bộ. Họ sẽ khám phá ra rằng không thể duy trì chế độ
độc tài nếu không có độc tài ngay trong nội bộ đảng. Cuộc giải phẫu của Đảng Cộng
Sản để chuyển hóa từ một đảng có bản chất khủng bố thành một đảng có ít nhiều
thảo luận dân chủ trong nội bộ cũng sẽ thất bại. Kinh nghiệm các chế độ cộng sản
Đông Âu và Liên Xô cũ cho thấy không một đảng cộng sản nào chịu đựng được cuộc
giải phẫu này. Tất cả đều tan rã và biến mất. Gorbachev và Yeltsin tuy chống
nhau nhưng đều có cùng một nhận xét rằng các chế độ cộng sản chỉ có thể xóa bỏ
chứ không thể cải tổ. Đó cũng sẽ là số phận của chế độ cộng sản Việt Nam.
Tiếp
tục thách thức lương tâm thế giới?
Số phận này có thể đến sớm hơn mọi dự đoán bởi vì chế
độ đang trong tình trạng nguy ngập. Tất cả đều bế tắc và nhà nước rất có thể sẽ
phá sản vì không còn vay được nợ mới để trả nợ cũ nữa, trong khi Trung Quốc
cũng đã quá chao đảo để có thể là một chỗ dựa. Hơn lúc nào hết Việt Nam cần sự
giúp đỡ của các nước dân chủ giàu mạnh và sẽ không thể tiếp tục thách thức
lương tâm thế giới với những vi phạm nhân quyền thô bạo. Cho tới nay nhiều người
vẫn bi quan cho rằng Hoa Kỳ và các cường quốc dân chủ trước hết quan tâm tới
quyền lợi của họ và sẽ không làm gì khác ngoài một vài tuyên bố lên án nguyên tắc
nếu chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói dân chủ. Đúng
là họ sẽ không làm gì nhưng từ nay điều mà ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam sợ nhất
lại chính là Hoa Kỳ và các nước dân chủ sẽ không làm gì. Họ cần được giúp đỡ và
sẽ nhượng bộ để được giúp đỡ. Đảng Cộng Sản không có tinh thần hòa giải
dân tộc nhưng họ cũng không ngoan cố. Họ có thể làm tất cả khi cảm thấy lâm
nguy, như cầu hòa và thần phục Trung Quốc sau khi đã mạt sát Trung Quốc đủ điều
như một kẻ thù không đội trời chung.
Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông chắc chắn
là không muốn dân chủ. Họ muốn kéo dài chế độ toàn trị thêm vài trăm năm nữa nếu
có thể được nhưng họ sẽ không có chọn lựa nào khác hơn là nhượng bộ trước nguyện
vọng dân chủ hóa. Họ sẽ bị bắt buộc phải làm điều họ vừa không muốn làm vừa
không biết làm và sẽ thất bại.
Còn
những người dân chủ?
Những vấn đề bắt buộc phải giải quyết mà bị trì hoãn
quá lâu có thể sẽ không còn giải pháp khi người ta bắt buộc phải giải quyết.
Ban lãnh đạo cộng sản khóa 12 phải thay thế toàn bộ guồng máy nhà nước mà Nguyễn
Tấn Dũng để lại và sẽ không làm được. Cùng một lúc Đảng Cộng Sản cũng phải tự
chuyển hóa từ một đảng có bản chất khủng bố sang một đảng có dân chủ nội bộ và
cũng sẽ không làm được. Không những thế họ lại còn đang đứng trước nguy cơ phá
sản gần kề. Tình trạng của Đảng Cộng Sản hiện nay không khác tình trạng của một
bệnh nhân già yếu kiệt quệ phải giải phẫu cùng một lúc hai chứng bệnh không cứu
chữa được nữa. Kết quả có thể biết trước.
Tuy vậy sự so sánh giữa chính trị và y học dĩ nhiên
có giới hạn. Vẫn có lối thoát cho những người cộng sản, cho mọi người cộng sản,
dù không có tương lai cho Đảng Cộng Sản. Nếu chủ trương của Nguyễn Phú Trọng và
ban lãnh đạo cộng sản là kiên trì theo đuổi chủ nghĩa Mác-Lênin và duy trì chế
độ độc tài đảng trị thêm mười năm nữa họ chắc chắn sẽ thất bại kéo theo những hậu
quả nghiêm trọng cho đất nước, cho đảng của họ và cho chính họ. Ngược lại, thay
vì là nạn nhân họ có thể là tác nhân của tiến trình dân chủ hóa và sẽ đi vào lịch
sử như thế.
Còn những người dân chủ? Chúng ta sẽ phải chờ đợi một
giai đoạn xáo trộn với nhiều khó khăn cho đồng bào về mặt kinh tế và xã hội.
Nhưng đồng thời đây cũng là một cơ hội rất lớn mà chúng ta không thể bỏ lỡ.
Chúng ta cần một lực lượng dân chủ và một cố gắng chung thay vì những hoạt động
và sáng kiến cá nhân. Chúng ta cần tìm đến với nhau trong một dự án chính trị
cho đất nước.
Nguyễn
Gia Kiểng
(02/2016)
(02/2016)
No comments:
Post a Comment