Rahul
Mishra, The Indian Express
Hương
Ly chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Feb 10, 2016
Để xoa dịu các nước đồng minh, Hoa Kỳ đang từng bước
cải thiện tình hình hiện tại [ở Biển Đông] trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo
Abe đang có những bước đáng kể trong việc xây dựng tình hữu nghị mang tính chiến
lược với Philippines và Việt Nam.
Căng thẳng tranh chấp
Biển Đông tiếp tục diễn ra trong thời gian cuộc gặp mặt bổ sung của các Bộ trưởng
Quốc phòng ASEAN được tổ chức tại Kuala Lumpur vào tháng Mười Một năm 2015 với
sự có mặt của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.Cuộc gặp này đã thất bại trong việc đưa
ra những lời tuyên bố chung về vấn đề.
Khu vực Châu Á–Thái Bình Dương đã chứng kiến những
cuộc biến động ngoại giao dữ dội về vấn đề Biển Đông vào năm ngoái. Sự thay đổi
liên tiếp đã thiết lập một nền tảng vững chắc cho sự tranh chấp ngày càng gia
tăng giữa Trung Quốc, Đài Loan và bốn quốc gia Đông Nam Á. Trong khi Trung Quốc
tiếp tục không quan tâm đến sự chống đối từ Philippines và Việt Nam, Indonesia
tuyên chiến bằng các tuyên bố về hành động của Trung Quốc trong khu vực. Để xoa
dịu các nước đồng minh, Hoa Kỳ đang từng bước cải thiện tình hình hiện tại,
trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến những bước đáng kể trong việc
xây dựng tình hữu nghị mang tính chiến lược với Philippines và Việt Nam.
Tranh chấp Biển Đông tiếp tục diễn ra trong thời
gian cuộc gặp mặt bổ sung của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN được tổ chức tại
Kuala Lumpur vào tháng Mười Một năm 2015 với sự có mặt của cả Hoa Kỳ và Trung
Quốc. Cuộc gặp này đã thất bại trong việc đưa ra những lời tuyên bố chung về vấn
đề liên quan đến Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện của Tòa án
Trọng tài Quốc tế Thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) về Biển
Đông và khẳng định rằng các đảo nhân tạo là một phần thuộc lãnh thổ chủ quyền của
họ. PCA đã trao quyền quyết định ưu tiên cho Philippines.
Bằng việc gửi tàu khu trục USS Lassen vào 12 hải lý
tại đảo nhân tạo Subi, Hoa Kỳ đã cho thấy rằng họ vẫn chiếm vị trí ưu thế trong
khu vực và không hài lòng với những hoạt động của Trung Quốc trong thời gian vừa
qua. Như những gì đã mong đợi, Trung Quốc đã phản ứng một cách mạnh mẽ, mặc dù
chỉ về mặt ngoại giao. Có vẻ như văn phòng chính phủ Hoa Kỳ cũng đã làm rõ về
các cuộc ghé thăm trên vùng biển có thể xảy ra sắp tới, tùy thuộc vào mức độ cần
thiết.
Sự triển khai này cũng có thể được nhìn thấy ở phạm
vi xây dựng hai ngọn hải đăng của Bắc Kinh trên đá Châu Viên và đá Gạc Ma ở quần
đảo Trường Sa, được hoàn thành vào giữa tháng Mười năm 2015. Ngọn hải đăng là một
chiến thuật của Trung Quốc. Dù sớm hay muộn thì mỗi tàu thủy đi qua đây có lẽ sẽ
phải nhận ra sự tồn tại của chúng, ít nhất là trong tình cảnh hiểm nghèo, dẫn đến
việc tự động chấp nhận rằng hai ngọn hải đăng và mảnh đất mà chúng được xây
trên đều thuộc về Trung Quốc.
Trung Quốc đã chiếm 231.000m2 đất trên đá
Châu Viên và xây dựng bãi đáp sân bay [trái pháp luật] trên đá Gạc Ma. Có lẽ họ
sẽ sử dụng một số đảo nhân tạo này vào mục đích quân sự với việc xây dựng bãi
đáp sân bay và hàng loạt các hệ thống ra-đa. Trong số bảy hòn đá mà họ tuyên bố
chủ quyền, bốn hòn đá đã bị chìm dưới thủy triều trước khi họ bắt đầu lấn chiếm
khu vực này. Vì vậy, lời tuyên bố của Bắc Kinh là hoàn toàn thất bại theo các
điều khoản được thẩm tra bởi tòa án quốc tế.
Khi Trung Quốc đang nỗ lực khẳng định chủ quyền lãnh
thổ trở thành một việc bình thường, họ cũng phủ nhận những chống đối đến từ các
bên tranh luận. Các kênh ngoại giao chính thức, và kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình
đã đưa ra những tuyên bố trái với sự thật. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng
Chín năm 2015, ông Tập nói “ Trung Quốc không hề có chủ đích về việc quân sự
hóa Biển Đông”.
Trung Quốc đang duy trì bảo về “chủ quyền không bàn
cãi” ở quần đảo Trường Sa, nhưng lại không hề có ý định thay đổi tình hình hiện
tại. Khi mà những sự triển khai quân sự gần đây đang dần trở nên cứng rắn hơn
thì họ vẫn giữ sự thận trọng. Khi không có bên nào ủng hộ việc áp dụng quân sự
thì Trung Quốc cũng chưa sẵn sàng đưa ra những thỏa hiệp về ranh giới lãnh thổ.
Cuộc tranh chấp đã phá vỡ Hiệp hội Các nước Đông Nam Á – ASEAN, và phần lớn các
cuộc tranh luận gắn liền với Bộ Quy tắc Ứng xử cũng có vẻ như một viễn cảnh có
khả năng xảy ra.
Điều bất khả thi của các bên tranh luận nhằm ngăn cản
Trung Quốc là việc đẩy mạnh quyền lực vùng lãnh thổ mở rộng, giống như Hoa Kỳ, Ấn
Độ, Nhật Bản và Úc, những nước đã đặt áp lực về lãnh thổ lên Trung Quốc. Thực
trạng Nhật Bản và Ấn Độ ngày càng có nhiều hoạt động trong khu vực Biển Đông
cũng làm Trung Quốc quan ngại. Mặc dù các cuộc tập huấn quân sự đồng thời giữa Ấn
Độ–Trung Quốc diễn ra ở Kunming, Trung Quốc đã phản ứng một cách tiêu cực với
“cuộc tập huấn Malabar” vào giữa tháng Mười, với cả sự tham gia của Nhật Bản,
Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Việc trông cậy vào các tổ chức quốc tế là chiến lược
mới nhất, với sự sắp xếp vụ kiện của Philippines ở The Hague. Mục tiêu hàng đầu
của Trung Quốc là mở rộng sự kiểm soát ở vùng biển với khả năng lớn nhất, vì vậy
kể cả nếu Philippines thắng kiện thì vị trí cuối cùng cũng dựa trên “việc kiểm
soát thực sự” và không phải là “vị trí lý tưởng” dựa trên “các tuyên bố lịch sử
có tính xác thực”. Hiển nhiên là phương kế có khả thi này đang gây ra nhiều lo
âu hơn ở Đông Nam Á.
Mục tiêu trước mắt cho Hoa Kỳ và Đông Nam Á nên là đảm
bảo các hoạt động chiếm đất sẽ chấm dứt. Thúc giục Trung Quốc về một cuộc thảo
luận cùng với sự đồng tâm hiệp lực nên được đặt lên hàng đầu. Một cuộc thảo luận
gắn với Bộ Quy tắc Ứng xử nên được thực hiện một cách nhanh chóng. Trong năm
2016, cộng đồng quốc tế sẽ không ngừng dõi theo qui mô việc thực hiện các mục
tiêu này.
_______
Rahul Mishra là nghiên cứu viên chuyên về châu Á tại
the East-West Centre, Washington DC
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment