Trà Mi
Posted
on April 2, 2015 by editor
— 0 Comments
Bài
này viết để chào mừng ngày ông Hồ chết.
Ông
Hồ Chí Minh chết ngày 2 tháng 9 năm 1969, khi ấy người viết còn nhỏ, sống ở Sài
Gòn, loáng thoáng nghe nói ông là trùm Cộng sản Việt Nam (Việt Cộng, VC). Mà VC
là ai thì cũng lờ mờ lắm; nghe nói (cũng chỉ nghe nói thôi) là mấy ông này hay
đặt mìn xe đò, cũng là mấy ông bận đồ bà ba cầm súng vào thành phố bắn dân, và
cũng chính là mấy ông bắn giết hàng loạt và chôn tập thể đồng bào vào dịp Tết Mậu
Thân 1968 ở Huế tức là 1 năm trước ngày ông Hồ “đang sống chuyển sang từ trần.”
Túm
lại, người viết không biết gì nhiều về ông Hồ thời đó. Thế thì tại sao lại viết
bài chào mừng ngày ông chết?
Trước
khi trả lời câu hỏi đó, xin được bàn ngang về sự “chuyển sang từ trần” của ông
Hồ Chí Minh. Mới nghe tưởng đây chỉ là cách nói cho hợp vần, cho có điệu, cho vui
tai của hai câu,
“Tin
nghe như sét đánh ngang,
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần!”
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần!”
Nghĩ
lại tác giả hai câu thơ này dùng ngoại động từ “chuyển sang” có ý nói rằng ông
Hồ Chí Minh chủ ý chọn ngày chết của mình. Nếu ông Hồ đang sống phây phây bỗng
lăn đùng ra theo ông Mác, ông Lê, ông Mao thì tác giả đã viết một cách hợp lý
hơn, “Tin nghe như sét ngang lưng, Bác Hồ đang sống bỗng dưng từ trần!” Hai câu
thơ “chuyển sang từ trần” không biết có từ lúc nào nhưng chắc chắn phải có trước
khi bà Dương Thu Hương sang Tây (2006) viết và xuất bản tiểu thuyết “Đỉnh cao
chói lọi” (Bản tiếng Pháp là “Au zénith”) năm 2009. Trong một bài báo của
Thomas Bell, về Au zénith đăng ngày 21 tháng 1, 2009 trên Telegraph.co.uk, bà
Hương nói, ông Hồ đã chọn chết đúng ngày 2 tháng 9 để trả thù tập đoàn lãnh đạo
Việt Cộng và đồng thời “trù ẻo cái chế độ thối nát” đó. Theo bà Dương Thu Hương
thì ông Hồ đã tự rút ống “nước biển” để “chuyển sang từ trần”.
Trở
lại với câu hỏi tại sao lại có bài này để chào mừng ngày ông Nguyễn Sinh Cung
chết. Vốn là thế này. Đang lúi húi trong bếp chuẩn bị cơm chiều thì tiếng Skype
kêu inh ỏi. Đầu dây bên kia là giọng quen thuộc của một ‘bà tám’.
Sách mới về Hồ Chí
Minh. Nguồn: tutuonghochiminh.vn
‒
Này, bác đã đọc sách mới chưa?
Trời
ạ mình đang bận, khói cay cả mắt mà sách với vở cái gì cơ chứ.
‒
Sách gì, sách hình hả? Sách nhiều chữ mình không đọc đâu.
‒
Không, bác Chao bảo bác phải tìm mua mà đọc.
Lại
đem tương với chao ra áp lực.
‒
Được rồi, sách tựa là gì tác giả là ai?
‒
Hai cuốn cơ!
‒
Giời ạ, nói nhanh lên tôi còn phải thổi cơm.
‒
Đó là cuốn bằng tiếng Anh, “Ho Chi Minh – The soul and talent of a great
patriot” và cuốn “Hồ Chí Minh – Tâm và tài của một nhà yêu nước” của cùng tác
giả Nguyễn Đài Trang mới xuất bản.
Thế
là bữa cơm chiều hôm ấy, cả nhà ăn pizza và uống xá xị. Mấy nồi cơm, canh chua
và cá kho để sang hôm khác vì người viết phải tạm thời gác việc soong chảo để
chạy vào mạng tìm mua sách; gì chứ hai chữ “tâm” và “tài” mà xếp cạnh ba chữ “Hồ
Chí Minh” thì tác giả phải là chuyên gia tiếp thị hàng cao cấp.
Đây
chính là lý do có bài viết này để chào mừng ngày ông Hồ chết. Hồ Chí Minh chết
từ hơn 40 năm nay, sách viết về ông on sales đầy dẫy trên Amazon.com. Thế mà đến
2010 lại vẫn có sách mới (của Nguyễn Đài Trang) nói về ông. Đây hẳn phải là tác
phẩm có nhiều tài liệu mới kết quả của nhiều năm nghiên cứu.
Những
trình bày sau đây là kết quả của nhiều giờ thâm cứu để tìm hiểu và tìm mua hai
cuốn sách nói trên.
Hai
tác phẩm này, “Ho Chi Minh – The soul and talent of a great patriot” và cuốn “Hồ
Chí Minh – Tâm và tài của một nhà yêu nước”, được tác giả xuất bản để kỷ niệm
ngày sinh thứ 120 của Hồ Chí Minh tức là mới đây thôi, 19/5/2010.
Đầu
tiên, xin được thưa ngay với người đọc, bài này sẽ không có nhiều chi tiết về nội
dung tác phẩm. Đơn giản vì thời gian giới hạn, và internet lại không có biên cương
nên không thể tìm được thông tin chuẩn xác để tìm mua tác phẩm của tác giả Nguyễn
Đài Trang.
Để
bù lại, bài viết chào mừng ngày ông Hồ chết sẽ trình bày với bạn đọc nhiều hơn
về tác giả.
Không
phải tình cờ mà tác giả cho xuất bản sách vào tháng 5 vừa qua; và cũng không phải
tình cờ, báo đài của Đảng Cộng sản Việt Nam rầm rộ đăng bài quảng cáo hai tác
phẩm của tác giả Đài Trang trên các trang mạng của công an, của đài phát thanh
VOV, của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, v.v…
Tháng
Sáu, tác giả ra mắt sách tại Canada. Theo tin của Hoàng Ánh đăng trên
biethet.com ngày 18/6/2010.
Sách mới về Hồ Chí
Minh. Nguồn: tutuonghochiminh.vn
Nguyễn
Đài Trang, một giáo sư người Việt đang giảng dạy tại khoa Khoa học Chính trị của
Đại học Toronto (Canada), vừa có buổi giới thiệu cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ
Chí Minh, mang tên Hồ Chí Minh – Tâm và Tài của một nhà yêu nước.
Buổi
giới thiệu sách, diễn ra ngày 12/6 tại thành phố Laval gần Montreal, diễn ra rất
đơn giản nhưng trang trọng với khoảng 40 khách mời, chủ yếu là kiều bào ở các
khu vực lân cận và một số sinh viên Việt Nam. Một đoàn đại biểu của Đại sứ quán
Việt Nam tại Canada do Tham tán Văn hóa Đào Ngọc Dinh dẫn đầu…
Úi
dào! Giáo sư khoa Khoa học Chính trị của một trong những đại học nổi tiếng nhất
Canada mà viết về ông Hồ thì hẳn không thua gì các ông William J. Duiker (“Ho Chi
Minh: A Life”, Hyperion, September 2000) hay bà Sophie Quinn-Judge (“Ho Chi
Minh: the missing years, 1919-1941”, C Hurst & Co Publishers Ltd., Jul 24
2003).Nguyễn Đài Trang, một giáo sư người Việt đang giảng dạy tại khoa Khoa học
Chính trị của Đại học Toronto (Canada), vừa có buổi giới thiệu cuốn sách viết về
Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang tên Hồ Chí Minh – Tâm và Tài của một nhà yêu nước.
Lại
nữa đây là giáo sư Việt kiều viết về Hồ Chủ tịch chứ không phải là loại sách cũ
của Trần Dân Tiên viết “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” năm
nào hay là sách của ban Tuyên giáo Trung Ương viết về ông Hồ thì cũng không có
gì đáng chú ý lắm.Một mẩu tin khác đăng ở vieclam.net.vn viết
Ra
mắt cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Canada
Ngày
12/6/2010, tại thành phố Montréal (Canada) đã diễn ra buổi giới thiệu cuốn sách
Hồ Chí Minh – Tâm và Tài của một nhà yêu nước của tác giả Nguyễn Đài Trang, một
Việt kiều đang giảng dạy Khoa học Chính trị tại Đại học Toronto; giáo sư ngành
Kinh tế Ngoại thương.
Mèng
đéc ơi, giáo sư Việt kiều ngành kinh tế ngoại thương mà lại giảng dạy cả Khoa học
Chính trị nữa thì thiệt là tình (nghi) luôn!
Truy
cập internet hàng giờ, đọc vài chục trang thông tin về tác phẩm nhưng không bản
tin nào cho hay cả hai cuốn sách bằng tiếng Anh và tiếng Việt do nhà xuất bản
nào ở Canada phát hành.
Vào
Amazon.ca tìm tâm và tài của Hồ Chí Minh ví như mò kim đáy biển. Và theo tin của
báo đài của Đảng thì cũng không phải dễ vì có chỗ ghi tên sách là “Ho Chi Minh
– The Heart and Talent of A Patriot”, chỗ khác lại viết “Ho Chi Minh – The Soul
and Talent of A Great Patriot.”
Tìm
không được tác phẩm để mua đọc thì phải đi tìm tác giả vậy. Tác giả thuộc giới
hàn lâm Canada, một xã hội dân sự trong thể chế dân chủ, hẳn sẽ không thiếu
thông tin. Tìm được tác giả thì việc được sách tặng có chữ ký hẳn hoi là điều
có thể xẩy ra. Nghĩ thế nên người viết bám sát màn hình.
Ghé
lại ĐH Toronto, vào phân khoa Khoa học Chính trị, người viết tìm được ban giảng
huấn khoa này (họ vần N, M, O…) như sau:
Sách mới về Hồ Chí
Minh. Nguồn: tutuonghochiminh.vn
À
đây rồi. Xin được trình bày sơ lược về tiểu sử tác giả.
Tiểu
sử tác giả Nguyễn Đài Trang (Tổng hợp theo tin của nhiều trang khác nhau)
Nguyễn
Đài Trang có tên trên giấy khai sinh là Nguyễn Hoàng Đài Trang.
Tác
giả sinh năm 1970 tại Huế. Đã theo học tại Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh.
Sang
sinh sống tại Montreal, Quebec, Canada khi 20 tuổi (1990). Đi học loáng thoáng
tại hai Đại học Cộng đồng (trường Cao đẳng, sau bậc trung học) tiếng Anh
(Collège d’enseignement général et professionnel, CEGEP) Vanier và Dawson.
CEGEP là những cơ sở giáo dục có học trình 2 năm để sinh viên tiếp tục vào học
cử nhân ở đại học, hay học trình 3 năm để vào thị trường lao động. CEGEP chỉ
trao chứng chỉ (diploma) tốt nghiệp chứ không có bằng cử nhân hay cao hơn
(degree).
Là
sinh viên khoa Thương mại của Đại học Concodia University (Montreal); tốt nghiệp
Cử nhân Thương mại (BComm) tại đại học này vào năm 1995.
Tác
giả rời Montreal, Quebec sang tỉnh bang miền cực Tây của Canada ghi danh theo học
Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Bristish Columbia (UBC) ở Vancouver và tốt nghiệp
Master of Arts in Economics (MA) – Thạc sĩ Kinh tế vào năm 1996.
Sau
khi tốt nghiệp MA, tác giả ghi danh, cũng tại UBC, theo học ban Tiến sĩ khoa “Individual
Interdisciplinary Graduate Studies Program And Asian Research”. Trình luận
án tựa đề “Exploring indigenous approaches to women’s well-being in Viet
Nam: negotiating gender” vào tháng 12, 2003 và tốt nghiệp Tiến sĩ năm 2004.
Bản
quyền của luận án (279 trang khổ 8.5”x11”) ghi © Julie H.D.T. Nguyen 2003.
Trên
đây là sơ lược tiểu sử của tác giả cuốn “Hồ Chí Minh – Tâm và Tài của một
nhà yêu nước”.
Lại xin được phá ngang ở đây một chốc để thắc mắc với chính mình về cái tựa đề cuốn sách này. Ngày xưa đi học Việt sử, thầy cô dạy Nguyễn Thái Học là một người yêu nước, hai bà Trưng, bà Triệu là những người yêu nước v.v… Đọc sách báo trong cũng như ngoài nước thời nay, cái văn hoá “nhà” dường như đang phát triển đại trà! Có lẽ “a patriot” là người yêu nước còn “a great patriot” là nhà yêu nước. Thế còn “Super Patriot” như của Erik Larsen chẳng lẽ là “lầu yêu nước”?
Xin
quay về với tác gỉa Julie Nguyễn hay Nguyễn Đài Trang. Sau khi học xong Tiến sĩ
tác giả làm gì? Thật ra Julie Nguyễn đã đi làm tại Đại học Toronto từ năm 2001
trong Chương trình Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương tại đây. Từ 2004 đến 2006,
tác giả tiếp tục nghiên cứu Sau Tiến sĩ (post-doctoral research) tại Munk
Centre for International Studies thuộc ĐH Toronto.
Dựa
trên những thông tin của chính tác giả công bố thì công việc chính hiện nay của
tác giả là đi buôn hay nói chữ là kinh doanh.
Thứ
nhất, bà Julie Nguyễn là 1 trong 2 thành viên Hội đồng Quản trị của “Hội Doanh
Nghiệp Việt Nam-Canada” (Vietnam-Canada Chamber Of Commerce). Thứ hai Nguyễn
Hoàng Đài Trang còn là Giám đốc của cơ sở có tên “Canada Education Support”
(CES,Trung Tâm Hỗ Trợ Du Học Canada). Cả hai cơ sở này có cùng địa chỉ 1351
Dufferin Street, Toronto, Ontario M6H 4C7 Canada.
Tuy
nhiên trên trang nhà của công ty “Canada Education Support” truy cập ngày 1
tháng 9, 2010, về bà Giám đốc, có ghi, Julie Nguyen, B.Comm., M.A., Ph.D.,
Director
…She
is currently teaching in the Department of Humanities at the University of
Toronto Scarborough and also in the School of Business at Centennial College…”
Tương
tự, báo Quân đội Nhân dân (tiếng Anh) ngày Thứ Ba 31 tháng Tám, trong bài “An
overseas Vietnamese’s insight into Uncle Ho’s humanism” (Nhận thức của một Việt
kiều về tinh thần Nhân Bản của Bác Hồ) cũng ghi, “Dai Trang is now a lecturer
at the Humanity Faculty under the University of Toronto. She also gives
lectures on Business Management at the College of Centennial.”
Và
trang báo mạng VOV News ngày 20/05/2010, trong bài “Canadian OV writes book
about Uncle Ho” (Việt kiều Canada viết sách về Bác Hồ) ghi,
“Dr.
Trang graduated with a Masters and then a Doctorate from the University of
British Columbia, she now gives lectures on political science with a particular
focus on Asia-Pacific science at Toronto University.”
Đi
tìm tác giả ở Đại học Toronto, người viết thấy thông tin về ban giảng
huấn của Khoa Nhân Văn ĐH Toronto không giống như những hàng quảng cáo trên
trang mạng của công ty “Canada Education Support” của bà Giám đốc Julie Nguyễn
và báo đài của Đảng CSVN.
Xem tiếp phần kết: Nguyễn Hoàng Đài Trang và sách vinh danh HCM
©
2010-2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
*
*
Trà Mi
Posted
on April 2, 2015 by Editor
— 1 Comment
Tiếp theo phần I, Chào mừng ngày ông Hồ chết
Theo
thông tin từ báo đài của Đảng CSVN và bài quảng cáo trên trang nhà của công ty
“Trung Tâm Hỗ Trợ Du Học Canada” của Giám đốc Julie Nguyễn, người viết không
tìm được tác giả Nguyễn Đài Trang ở cả khoa Khoa học Chính trị và ban Nhân Văn
tại ĐH Toronto.
Không
thấy ở đại học nổi danh thì tiếp tục tìm tác giả ở Đại học Cộng đồng. Cũng theo
những thông tin truy cập được, người viết tìm đến Centennial College. Đây là một
Đại học Cộng đồng (trường Cao đẳng, sau bậc trung học) mới thành lập từ năm
1966, hiện có khoảng 30 học trình – học kỳ từ hai 6 tháng đến 3 năm.
Trường Kinh doanh,
Centennial College, Toronto. Nguồn:
paladinsecurity.com
Một
điểm ngoại lệ, trường Kinh doanh (School of Business) của Centennial College
không phổ biến danh mục ban giảng huấn. Liên lạc với nhân viên trực của trường,
có được điện thoại để tiếp xúc thẳng, người viết không may chỉ vào đến hộp nhắn
tin đã quá tải của giáo sư Julie Nguyen và được biết bà chỉ có mặt tại trường
trong tương lai gần.
Tìm
hiểu thêm, người viết tình cờ gặp giáo sư Đài Trang trên một trang web rất phổ
cập.
“RateMyProfessors.com”
(Đánh giá giáo sư của tôi). Trang web này mới hoạt động từ 1999, đến nay đã có
khoảng 11 triệu thẩm định của sinh viên với khoảng 1 triệu giáo sư của 6000 đại
học các cấp ở Mỹ, Canada, England, Scotland và Wales.
Sinh
viên khắp nơi tham khảo trang “RateMyProfessors.com” để chuẩn bị xếp đặt thời
khoá biểu, chọn lựa khoá học và giáo sư phụ trách. Chính yếu, sinh viên mới sẽ
biết được nhận định về từng giáo sư từ những sinh viên đã học trước để quyết định
chọn theo khoá đó hay không. Sinh hoạt tự do tư duy này đã áp dụng từ lâu tại
những đại học tại Bắc Mỹ dù chỉ công bố kết quả đánh giá ở phạm vi của riêng ở
mỗi đại học, hay tại phân khoa.
Dưới đây là bảng đánh
giá hồi tháng 5, 2010 đến tháng 7, 2013 của 4 sinh viên Centennial College về
giáo sư Nguyễn Hoàng Đài Trang dạy môn kế toán (accounting).
Bảng
đánh giá Giáo sư Đài Trang. Nguồn: paladinsecurity.com
“Bà
ấy là một thầy giáo kế toán rất tệ, … Bà còn dậy những môn không phải kế toán,
và bà khá hơn ở những môn này. Đừng chọn khoá kế toán do bà này phụ trách.”
Đó
là lời phê của một sinh viên giáo sư Trang, cho điểm 1/5 khi đánh
giá; tuy nhiên, đây chỉ là 1 nhận xét của một sinh viên.
Một
ghi chú nhỏ, đọc qua trang quảng cáo dịch vụ của công ty “Canada Education
Support” [2015, không còn hoạt động – TM] của Julie Nguyen, người ta thấy ngay
đây là một người sành sỏi trong việc kinh doanh với người trong nước. Ngoài những
bảng hiệu đầy vai trò trong giới hàn lâm nửa thật nửa giả, tác giả còn phô
trương hình ảnh chụp chung với chính giới Canada từ tỉnh bang đến liên bang, từ
dân biểu đến Bộ trưởng, v.v…
Tóm
lại, Julie Nguyễn Đài Trang có học vị Tiến sĩ, là giáo sư trường Kinh doanh của
một Đại học cộng đồng (trường Cao đẳng), là người làm kinh doanh và bây giờ là
tác giả sách ngoài phạm vi chuyên môn và sở học. Là một chuyên viên chú trọng đến
việc nâng cao đời sống bình đẳng của phụ nữ nói chung (như việc đồng ký tên cổ
suý chính sách chăm lo cho phụ nữ và trẻ em trong chiến dịch chống AIDS/HIV của
The World Alliance for Breastfeeding Action (WABA) tại hội nghị vào tháng Năm
2006 tại Toronto) hay của phụ nữ Việt Nam như trong luận án tiến sĩ, động cơ
nào thúc đẩy bà trở thành tác giả hai cuốn sách vinh danh Hồ Chí Minh, một nhân
vật lịch sử đã và vẫn đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt trong
và ngoài nước?
Những
bài báo, bản tin của Đảng CSVN phần nào trả lời câu hỏi trên đây. Theo trang của
đài VOV News (30/08/2010) thì cuốn sách “Hồ Chí Minh – Tâm và tài của một
nhà yêu nước” là kết quả “dày công nghiên cứu suốt 15 năm” của tác giả Đài
Trang.
Như
thế có nghĩa là tác giả khởi sự thâm cứu về Hồ Chí Minh từ năm 25 tuổi, sau 5
năm định cư và vừa học xong Cử nhân Thương mại ở Montréal cho đến nay. Tuy
nhiên, mới hơn 3 tháng trước, trong bài “Việt kiều Canada viết sách về Bác Hồ”
cũng đăng tải trên trang VOV News, để trong ngoặc kép, VOV News ghi “It
took me almost ten years to write this book. My first draft was in English…”
Trong vòng 3 tháng từ kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh ông Hồ đến ngày ông Hồ sắp
“Chuyển sang từ trần” thì công trình nghiên cứu của tác giả bỗng dưng tăng thêm
5 năm. Đến đây thì buộc lòng người viết ngờ rằng ông bà nhà báo viết tiếng Anh ở
những tờ báo Đảng có lẽ học cùng trường với nhà kẻ băng rôn “Hanoi Well Come”
trước đây.
Theo
báo Quân đội Nhân dân trên mạng trong bài “Nhận thức của một Việt kiều về tinh
thần Nhân Bản của Bác Hồ” đăng ngày 31/08/2010 tác giả cho hay dù đã có nhiều
sách viết về Hồ Chí Minh và về Chiến tranh Việt Nam ở thế kỷ thứ 20 ở phương
Tây nhưng đa số những cuốn sách đó, do tác giả nước ngoài viết, đã hoàn toàn
thiếu vắng nhận thức về tinh thần nhân bản của Hồ Chí Minh. Vì thế bà thấy cần
phải viết cuốn sách vinh danh Hồ Chí Minh này.
Khi
viết cuốn “Hồ Chí Minh – Tâm và tài của một nhà yêu nước”, tác giả đã
tham khảo những quan điểm và khái niệm về Hồ Chí Minh của các học giả trong nước
và ngoại quốc.
Học
giả trong nước là những ai đã được tác giả tham khảo? Trong bài “Giáo sư Việt
tại Canada viết sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đăng ngày 17-06-2010 tại
trang biethet.com, cho biết tác giả Đài Trang đã dùng tài liệu của ông Đăng
Xuân Kỳ, Nguyễn Đức Đạt, Trân Dật Tiên…
Nguyễn
Đức Đạt là ai? Học giả chuyên đề gì? Hỏi mãi, Gú gồ mới nói đó là tác giả cuốn “Tư
tưởng biện chứng Hồ Chí Minh”, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành
năm 2007. Đọc qua bài “Tiên đoán biện chứng Hồ Chí Minh và những ‘dấu ấn đầu
tiên’ của Người” thấy ông Nguyễn Đức Đạt liệt Thư chúc mừng năm mới – Xuân Kỷ Dậu
(năm 1969) của Hồ Chí Minh vào một trong 10 ‘dấu ấn đầu tiên’ để lý luận và chứng
minh HCM là thánh, biết trước sự việc sẽ xảy ra. Lúc đó, 1969, HCM viết, “Vì
độc lập, vì tự do / Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.” Và sự việc xảy ra
y như thế, 1973 (Mỹ cút) và đến năm 1975 (thì Nguỵ nhào)!
Theo
lý luận trên đây và lời tự giới thiệu (…trong quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh… – NĐĐ) Nguyễn Đức Đạt quả đúng là một nhà nghiên cứu cỡ lớn về tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Thế
còn Đặng Xuân Kỳ? Đây là con cả của Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Kỳ nguyên là Ủy
viên T.Ư. Đảng khóa VI và VII, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư. Tóm lại,
đây là một đảng viên Cộng sản nặng cân. Vì chưa được đọc sách của Đài Trang nên
người viết tự hỏi, trong phần tham khảo và trích lục tác giả có tìm thêm tư liệu
quý báu nào thêm về những vụ thảm sát dân miền Bắc trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất
mà Hồ Chí Minh đã đổ lỗi cả vào đầu Bố của Đặng Xuân Kỳ.
Trần
Dật Tiên? Có lẽ chỉ là lỗi typo chứ Việt Nam cận đại làm gì có học giả nào tên
Trần Dật Tiên. Nếu thật sự thế thì đúng là chuyện ly kỳ vì ở thế kỷ thứ 21, một
người làm việc khoa học như tác giả Julie Nguyễn, lại tham khảo ông Trần Dân
Tiên để viết sách vinh danh Bác Hồ của mình!
Về
mặt học giả ngoại quốc tác giả Đài Trang đã chọn tham khảo các ông Walden
Bello, một tác giả người Philippines, người vận động xã hội và đáng kể hơn cả
là người khuyến khích những người chống thực dân cần đọc lại tư tưởng Hồ Chí
Minh. Kế đến là Alice Walker, tác giả của cuốn “The Color Purple” một
người Mỹ viết rất nhiều về bình đẳng sắc tộc và giới tính. Một tác giả ngưỡi Mỹ
khác mà tác giả Đài Trang tham khảo là McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thời
TT Kennedy và TT Johnson.
Tác
giả Đài Trang còn cho tờ QĐND biết bà viết quyển sách bằng Anh ngữ (“Ho Chi
Minh – The soul and talent of a great patriot”) bằng những lý lẽ bình thường
dựa trên kinh nghiệm và kiến thức học hỏi ở phương Tây. Một cách khác tác giả
Đài Trang viết cuốn sách vinh danh Hồ Chí Minh bằng tiếng Anh bằng lý trí.
Trong khi đó, khi viết cuốn “Hồ Chí Minh – Tâm và tài của một nhà yêu nước” thì
tác giả viết bằng cả con tim, bằng lòng yêu nước nồng nàn, bằng khát vọng cháy
bỏng muốn tìm hiểu cội nguồn và bằng tiếng kêu gọi đoàn kết vì sự nghiệp phát
triển và sức mạnh của xứ sở.
Đó
là những động cơ thúc đẩy tác giả viết sách vinh danh Hồ Chí Minh bằng tiếng
Anh trước và sau đó mới viết bằng tiếng Việt. Xin được mở một dấu ngoặc ở đoạn
này. Trong phần tiểu sử tác giả truy cập được, báo đài của Đảng nói bà sang sống
ở Montreal vào năm 1990. Julie Nguyễn Hoàng Đài Trang nhập cảnh Canada ở dạng
nào? Thời đó không còn người vượt biển, vượt biên đến Canada tìm tự do. Tác giả
sang Canada theo dạng đoàn tụ gia đình? Gia đình của tác giả cớ gì lại đang là
dân ở cố đô bỗng dưng “chuyển sang” thành dân di cư sống ở Montreal? Viết đến
đây người viết lại hình dung ra ông Vũ Ngọc Nhạ trong tấm ảnh chụp hồi “di cư”
từ Bắc vào Nam tìm tự do.
Rất
sơ sài, thông tin và báo đài của Đảng cho biết về nội dung quyển sách (150
trang, bản tiếng Anh, gần 200 trang tiếng Việt) có nhiều hình ảnh, tư liệu hiếm
quý về ông Hồ. Cuốn sách chia làm 5 chương: Những cách để hiểu Hồ Chí Minh, Chiến
lược Tuyên truyền; Hồ Chí Minh – thời thơ ấu, Hồ Chí Minh và sự bình đẳng, sau
cùng là Tầm quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh giơ ngón
giữa. Nguồn: OntheNet
Để
kết thúc và cũng là một lời tự hỏi, một người con của kinh thành Huế, dù sinh
sau đẻ muộn, lại chọn đúng ngày giờ để xuất bản sách vinh danh ông Hồ là một điểm
cần suy nghĩ. Lại nữa, tác giả tên Nguyễn Hoàng Đài Trang. Chỉ là một sự tình cờ
hay có thể nào bà là con của ông Nguyễn Đắc Xuân và cháu của các ông Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan không? Đây chỉ là một câu hỏi rất … tình cờ
thôi.
2013 | Theo tin
TTXVN ngày 02/10/2013 đăng trên Báo điện tử của Đảng Cộng
sản Việt Nam thì 3 năm sau khi phát hành cuốn sách “Hồ Chí Minh – Tâm và Tài
của một nhà yêu nước”, tac giả lại ra mắt cuốn sách thứ hai bằng tiếng
Viêt tại Canada, “Hồ Chí Minh: Nhân văn và phát triển” . (Nguồn:
TTXVN, Thêm
một cuốn sách viết về Bác Hồ tại Canada, 02/10/2013).
Người
địa phương có câu “đi như vịt, kêu như vịt, nhìn giống vịt, ắt phải là con vịt.”
©
2010-2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
No comments:
Post a Comment