Trích Hồi
ký "Hồi
Ức & Suy Nghĩ " của Trần Quang Cơ
nhà báo Trần Quang
Thành giới thiệu
Posted
by Trí NhânMedia at 12.9.12
Bài
1
VỀ
HỘI NGHỊ CẤP CAO VIỆT - TRUNG
TẠI
THÀNH ĐÔ - TRUNG QUỐC
Bài
2
VAI
TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGUYỄN VĂN LINH - LÊ ĐỨC ANH
TRONG
QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
Bài
3:
QUỶ
KẾ BÀNH TRƯỚNG, BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
VÀ
SỰ LỆ THUỘC, QUỲ PHỤC CỦA LÊ ĐỨC ANH
Bài
4:
TẬP
ĐOÀN BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG CAN THIỆP SÂU, PHÂN
HOÁ NỘI BỘ VIỆT NAM
--------------------------
Truyền
Thông - Mùa
Đông 2004 & Mùa Thu 2005
Hồi
ức và suy nghĩ của
cán bộ xã hội chủ nghĩa
cán bộ xã hội chủ nghĩa
Tập
hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông
Trần Quang Cơ (1920–) lưu chuyển trong nước từ đầu năm 2003. Tác giả nguyên là
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội nghị Paris (68–73) về Việt Nam.
Trước
khi làm việc tại Bộ Ngoại Giao (1954), Trần Quang Cơ là sĩ quan quân đội nhân
dân giảng dạy tại trường Cao Đẳng Ngoại Giao. Ông là cán bộ ngoại giao suốt 44
năm (54–97) – 1964 làm bí thư thứ nhất ở Đại Sứ Quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
tại Indonesia – 1966 Trần Quang Cơ trở lại Hà Nội, 1976 phụ trách Vụ Bắc Mỹ rồi
chuyển sang vụ Âu Châu trước khi sang làm Đại Sứ tại Thái Lan vào năm 1982.
Được đưa vào Trung ương đảng cộng sản Việt Nam từ 1986; ròng rã 12 năm kể từ
1979, ông Trần Quang Cơ tham gia các cuộc thương lượng nhằm giải quyết chiến
tranh tại Cambodia. Sau chiến tranh Việt Nam, ông tham gia cuộc đàm phán bình
thường hoá quan hệ với ba nước Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc. Tháng hai 1991,
ông xin rút ra khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản
Việt Nam khóa VII nhưng không được chấp thuận. Tháng bẩy cùng năm ông gặp Tổng
Bí Thư Đỗ Mười xin không nhận chức bộ trưởng ngoại giao thay thế ông
Nguyễn Cơ Thạch. Cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông tự ý xin rút khỏi
Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Trong
chiều hướng đi tìm những đối thoại thẳng thắn giữa cựu thù, McNamara đề nghị
những học giả và cựu lãnh đạo cuộc chiến hai bên cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ
cùng ngồi xuống duyệt lại những quyết định trong cuộc chiến nhằm hiểu rõ để khả
dĩ rút được những kinh nghiệm lịch sử, thực dụng cho toàn cầu qua “bài học Việt
Nam”. Sáu hội nghị như trên đã diễn ra tại Hà Nội từ tháng 11, 1995 đến tháng
2, 1998;Hội nghị thứ 7 thực hiện tại Viện Rockefeller ở Bellagio, Italy.
Ông
Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch và một số học giả, tướng lãnh và cựu lãnh đạo
CHXHCN Việt Nam đã tham dự chuỗi hội nghị này, quan trọng nhất là hai hội nghị
chính vào tháng 6, 1997 và tháng 2, 1998.
Tập
tài liệu này ghi lại nhiều dữ kiện quan trọng về quan hệ ngoại giao của Việt
Nam với các nước xã hội chủ nghĩa lớn nhỏ, với Hoa Kỳ và khối ASEAN cũng như
những tranh chấp trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.
Ghi
lại những thông tin nổi cộm về các vấn đề của Việt Nam cận đại sau hơn bốn mươi
năm mắt thấy tai nghe – được giữ kín–mật, chưa bao giờ phổ biến – cùng với
những suy nghĩ của một cán bộ cộng sản trung kiên, tập hồi ký này sẽ phần nào
giúp các nhà quan sát, những người cầm bút, thêm tài liệu phân tích cục diện
Việt Nam những năm sau cuộc nội chiến và những tháng ngày trước mặt.
Dù
ở ngàn năm trước hay ngay thời đương đại, quan hệ Việt– Trung lúc nào cũng là
nỗi quan ngại của người Việt Nam, nhất là trước những mất mát, thiệt hại, đe
dọa lớn đến chủ quyền và tài nguyên Việt Nam trong những năm gần đây dọc đường
biên giới phía Bắc cũng như ở Vịnh Bắc Việt và cả vùng Biển Đông của Tổ Quốc;
tập tài liệu này chỉ rõ một số hệ quả của tư duy và cách ứng xử của những người
có trách nhiệm an dân bảo quốc trong những thập niên cận đại. Đấy là những bài
học quý giá cho tất cả mọi người Việt quan tâm đến vận mệnh dân tộc.
Phụ
đính, mục lục, tất cả những cước chú và chú thích ở tập tài liệu nhằm giúp
người đọc dễ hiểu hơn và để tra cứu thêm khi cần.
Trần
Giao Thủy
No comments:
Post a Comment