Thursday 30 October 2014

Tội ác chống Nhân loại – Crimes Against Humanity (FB Hanh Tran)





October 30, 2014 at 8:15am

I. Định nghĩa của ‘Tội ác chống nhân loại’ theo Toà án Hình sự Quốc tế (ICC)

  • Những tội ác quá ghê tởm bị xem là sự xâm hại nhân phẩm hoặc là sự sỉ nhục hay chà đạp phẩm giá con người.
  • Những tội ác này thường không phải là những sự kiện đơn lẻ mà là một phần của chính sách nhà nước (dù thủ phạm không hoạch định chính sách đó), hay ít ra chúng là những hành động thường xẩy ra vì được nhà nước khuyến khích hay dung túng.
  • Các ‘Tội ác chống nhân loại’ bao gồm sát nhân, tàn sát tập thể, huỷ diệt nhân phẩm, thủ tiêu, thử nghiệm trên con người, trừng phạt ngoài vòng luật pháp, bắt lính trẻ con, bắt cóc, bỏ tù vô lý, bắt làm nô lệ, ăn thịt người, tra tấn, hiếp dâm, đàn áp vì lý do chính trị, chủng tộc hay tôn giáo, những hành động độc ác có tính hệ thống.
  •  
II. Về mặt pháp lý

  • Nguyên cả một chính phủ có thể bị truy tố về ‘Tội ác chống nhân loại’.
  • Những hành động có thể bị truy tố trước toà án quốc tế như là ‘Tội ác chống nhân loại’ dù được chế dộ dung dưỡng như là ‘công vụ’ và dù không vi phạm luật pháp quốc gia.
  • Hiện nay, Toà án Hình sự Quốc tế (ICC: International Criminal Court trụ sở ở Hà Lan) được Liên Hiệp Quốc giao phó trách nhiệm xử các vụ ‘Tội ác chống nhân loại’.
  • Việc truy lùng và áp giải tội phạm là trách nhiệm của các chính phủ hậu-độc tài và của cộng đồng quốc tế gồm các nước thành viên của Toà án Hình sự Quốc tế.
  • Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có thể yêu cầu Toà án Hình sự Quốc tế xử lý tội phạm.
  • Toà án Hình sự Quốc tế có thể mời nạn nhân phát biểu trước toà.

III. Việt Nam thì sao?

  • Dù Việt Nam không phải là thành viên của Toà án Hình sự Quốc tế, Luật Hình sự Việt Nam công nhận ‘Tội ác chống nhân loại’ qua Điều 342 - Tội chống loài người:
    “Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc những hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.”
    Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với ICC dù mức án có khác về mức độ và ICC không tuyên án tử hình.
  • Trên nguyên tắc, vì không phải là thành viên của ICC, Việt Nam không có nghĩa vụ áp giải tội phạm để trao cho ICC, nhưng nếu các tội phạm này đi đến một nước thành viên của ICC thì họ có thể bị áp giải.
  • VN trong thời hậu-CS có thể trở thành thành viên của ICC bằng cách chuẩn thuận Quy điều Rome (Rome Statute) và truy tố các tội phạm loại này. Nếu họ lẫn trốn ở các nước thành viên của ICC, họ sẽ bị dẫn độ. Họ chỉ có thể ẩn náu ở TQ, Ấn Độ, Indonesia và vài nước Châu Phi (http://en.wikipedia.org/wiki/International_Criminal_Court).

IV. Thực hành

1.    Xét những hành động và chính sách của ĐCSVN từ khi lên nắm quyền cho tới nay để xem có gì đáng bị truy tố như là ‘Tội ác chống nhân loại’ hay không.
2.    Xét những hành động của lực lượng công an an ninh như đàn áp người biểu tình yêu nước, cưỡng chế đất đai, đánh đập dân oan và người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền – chúng có thể được liệt vào các ‘Tội ác chống nhân loại’ chưa – vì sao?
3.    Nếu chính quyền CSVN và lãnh đạo công an an ninh bị truy tố về ‘Tội ác chống nhân loại’, Toà án Hình sự Quốc tế sẽ tuỳ thuộc vào những bằng chứng nào và do ai cung cấp?
4.    Tự lập một biên bản về một 'Tội ác chống nhân loại’ mà bạn biết rõ hơn hết. Nên nhớ là cáo trạng cần dữ kiện hơn là ý kiến hay cảm tính.
5.    Nếu lãnh đạo ĐCSVN bị truy tố về các 'Tội ác chống nhân loại'…
(a) hình phạt xứng đáng đối với họ là gì (nặng nhất là chung thân; không có án tử hình)?
(b) trong trường hợp nào bạn cho rằng họ có thể được ân xá?




1 comment:

View My Stats