Kyle
Mizokami - The Week
DCVOnline
lược dịch
Posted
on October 24, 2014 by editor
— 1 Comment ↓
Việt Nam hy vọng mua
vũ khí của một cựu thù để có thể đương đầu với một kẻ thù cũ hơn nữa.
Máy bay P-3 Orion
của Hải Quan Nam Hàn bay qua vịnh over Kaneohe, Hawaii. Nguồn: Wikipedia
Một
buổi sáng đầu tháng Năm 2014 khi thức dậy, dân Việt Nam bỗng thấy giàn khoan
của nước khác ngay trên biển của mình. Haiyang Shiyou-981, giàn khoan nặng
30.000 tấn của Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc, đặt ở 70
dặm bên trong vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam.
Kết
quả của những đụng độ trên biển làm một thuyền đánh cá bị đánh chìm, đã khiến
Việt Nam đi tìm sự hỗ trợ từ một nguồn không ai nghĩ đến. Việt Nam đã yêu cầu
kẻ thù cũ, Hoa Kỳ, bán vũ khí để chống lại một kẻ thù thậm chí còn cũ hơn nữa:
Trung Quốc.
Việt
Nam và Trung Quốc có đường biên giới chung đã hơn 2.000 năm. Đây đã không phải
là những năm hạnh phúc đối với Việt Nam, vì Việt Nam rốt cuộc thường trở thành
một thuộc địa hoặc nước chư hầu của nước láng giềng lớn hơn ở phương bắc. Việt
Nam đã là nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc chính trị, kinh tế và văn hóa, trong
quá trình lịch sử chung của hai nước, Việt Nam đã nhiều lần đứng lên chống lại
Trung Quốc, khẳng định sự độc lập của mình.
Lịch
sử đã làm cho Việt Nam cảnh giác với Trung Quốc và ý định của họ. Mặc dù Việt
Nam đã được hưởng lợi về mặt kinh tế nhờ sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của
Trung Quốc, nhưng cũng đã carnm thấy bấn an trước sự phát triển liên tục về sức
mạnh quân sự của Trung Quốc. Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam đã tăng gấp bốn
lần kể từ năm 2004, để đáp ứng trực tiếp cho ngân sách quốc phòng ngày càng
tăng của Trung Quốc.
Trong
tháng Sáu năm nay, nỗi lo sợ của Việt Nam đã trở tahfnh hiện thực khi các giàn
khoan Haiyang Shiyou-981 được kéo đến một vị trí trong biển phía nam Trung Hoa
mà cả hai nước đề có tuyên bố chủ quyền. Sự kiện này đưa đến những cuộc biểu
tình nóng bỏng trên khắp Việt Nam và một cuộc đối đầu trên biển cho đến khi
giàn khoan được kéo đi hai tháng sau đó.
Mặc
dù hai nước có chung đường biên giới trên đất liền nhưng tranh chấp lãnh thổ
của Việt Nam với Trung Quốc đang thực sự xảy ra trên biển. Công ước 1982 của
Liên hiệp quốc về Luật Biển cho phép tất cả các nước tuyên bố một vùng đặc
quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 dặm từ bờ biển của họ. Tàu nước ngoài và máy bay
có thể đi qua một vùng đặc quyền kinh tế, nhưng tất cả khai thác tài nguyên mỏ,
đánh bắt cá, và khoan dầu phải dưới sự kiểm soát của nước có chủ quyền ở đó.
Trong khu vực biển đang tranh chấp, Việt Nam tuyên bố một vùng đặc quyền kinh
tế từ bờ biển của mình, trong khi tuyên bố đặc quyền kinh tế của Trung Quốc kéo
dựa trên quần đảo Hoàng Sa gần đó [đã chiếm của Viêt Nam Cộng Hòa từ năm 1974
-DCVOnline], và giàn khoan dầu đã được TQ đặt ở vùng EEZ chồng chéo lên nhau.
Với
một ngân sách quốc phòng bằng 1/56 của Trung Quốc, Việt Nam có thể một là
nhượng cho Trung Quốc tất cả những gì họ muốn hay hai là đi tìm một đồng minh
hùng mạnh có cùng lợi ích. Hơn bốn mươi năm sau chiến tranh, Việt Nam và Hoa
Kỳ, một lần nữa lại có cùng các lợi ích chiến lược, và Mỹ đang chuẩn bị bán vũ
khí để Việt Nam giữ minh đôi với Trung Quốc.
Cuộc
chiến đẫm máu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam kéo dài từ năm 1965 đến 1973, Mỹ mất
58.220 binh sĩ trong chiến tranh Việt Nam, vafVieejt Nam mất 1,3 triệu binh sĩ
và một triệu thương vong dân sự ở hai miền Nam Bắc. Cuộc chiến đã gây chia rẽ
trong xã hội Mỹ và khiến quan hệ Mỹ-Việt trong căng thẳng nhiều chục năm và chỉ
được bình thường hóa vào năm 1995.
Tuy
nhiên, bất chấp những thiệt hại khủng khiếp trong chiến tranh, Việt Nam vẫn là
một nước khá thân Mỹ. Trong tháng Bảy, một cuộc thăm dò của Pew Research ghi
nhận 76 phần trăm người Việt Nam có một ý kiến thiên Hoa Kỳ. Cuộc thăm dò đó
cũng ghi nhận chỉ có 16 phần trăm người Việt Nam đã có ý kiến thiên về
phíaTrung Quốc.
Không
có gì bí mật về việc Mỹ lo ngại về sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung
Quốc. Mỹ, bị phân tâm bởi cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, đã bỏ quên
khu vực châu Á. Cái gọi là “Xoay trục Châu Á” là một nỗ lực để chỉnh sửa thiếu
sót đó, mở rộng liên minh cũ đồng thời hình thành các thỏa thuận mới với các
nước không có truyền thống là đồng minh của Mỹ, nhưng chia sẻ lợi ích chung
trong việc ngăn chặn Trung Quốc.
Việt
Nam có muốn có toàn bộ đầy đủ các loại vũ khí hiện đại của Mỹ, nhưng thực tế
tài chính và địa chính trị phải không cho phép. Vũ khí của Mỹ là loại đắt tiền
– một chiếc máy bay oanh tạc chiến đấu F-35 trị giá 100 triệu USD, và toàn bộ
ngân sách quốc phòng của Việt Nam chỉ có 7 tỷ USD.
Hoa
Kỳ sẽ – ít nhất là trong tương lai gần – vẫn từ chối không bán vũ khí sát
thương như bom hoặc hỏa tiễn cho Việt Nam. Nếu vũ khí của Mỹ gây thương vong
cho Trung Quốc, bất kể ai là người có lỗi, Mỹ sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm.
Tuy
nhiên, Hoa Kỳ đang cung cấp Việt Nam với vũ khí không gây chết người nhưng có
thể lấy bằng chứng việc Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Việt Nam, và có thể dùng
để công bố vi thế giới và khiếu kiện với trọng tài quốc tế. Mỹ đang đàm phán
với Việt Nam để cung cấp máy bay do thám đã được tân trang. Máy bay P-3 Orion
là loại phi cơ do thám trên biển bắt đầu hoạt dộng từ những năm 1950, và hiện
đang được Mỹ thay thế bằng máy bay P-8 Poseidon mới hơn. Máy bay P-3 Orion tân
trang có sonar và radar, với một phi hành đoàn của 11. Mặc dù cũ, P-3 Orion là
loại phi cơ đáng tin cậy có khả năng giám sát một vùng biển rất lớn.
Việt
Nam thường được coi như là một cường quốc trên đất liền, di sản của các cuộc
chiến tranh trong thế kỷ 20 chống Pháp, Mỹ và Trung Quốc, nhưng trong thực tế
Việt Nam là một “cường quốc: biển. Việt Nam có một bờ biển miễn dài như bờ biển
phía Đông của Hoa Kỳ, và một vùng đặc quyền kinh tế rộng 867.620 dặm vuông. Mặc
dù tàu thuyền là phương tiện thích hợp nhất để thanh tra tại chỗ những tàu
thuyền nước ngoài đi qua vùng EEZ, nhưng một máy bay tuần tra như loại P-3
Orion lại là phương tiện để giám sát ọt khu vực rộng lớn trên đại dương tốt
nhất.
P-3
Orions thường được trang bị ngư lôi và mìn sâu để săn tàu ngầm và có hỏa tiễn
chống hạm các tàu nổi. Được biết P-3 Orion bán cho Việt Nam sẽ không có vũ khí.
Nhưng cũng không phải là sẽ không bao giờ được trang bị vũ khí – có rất nhiều
quốc gia khác, chẳng hạn như Nhật Bản, Ấn Độ, và Pháp – là những nước có thể
bán vũ khí cho Việt Nam.
Những
loại vũ khí và trang thiết bị khác mà Mỹ có thể bán sẽ là radar giám sát hải
phận và không phận, thiết bị thông tin liên lạc, và các loại tàu bảo vệ bờ biển
khác. Có thể Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí, sát thương, tiên tiến hơn cho Việt Nam vào
một lúc nào đó, nhưng bây giờ bán vũ khí như vậy là qúa mạo hiểm đôi với nước
Mỹ.
Việc
rút của giàn khoan Haiyang Shiyou-981 có thể đã kết thúc cuộc tranh chấp Việt
Nam và Trung Quốc, ít nhất là trong lúc này. Việt Nam cần có quan hệ tốt với
Trung Quốc để giữ cho nền kinh tế phát triển, theo quan điểm đó, Việt Nam muốn
khủng hoảng kết thúc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cả hai nước không đi đâu
được, và áp của quần chúng sẽ có khả năng đưa đến những tắc khác. Về lâu dài,
nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc có thể buộc Trung Quốc vào một
lần nữa gửi giàn khoan vào khu vực đang tranh chấp và vĩnh viến ở đó.
Trong
khi đó, Mỹ đang giữ thế cân bằng với Trung Quốc. Washington cũng không cần cố
gắng lắm để đi vào vai trò đó; Mỹ chỉ cần để cho cuộc khủng hoảng, hay gián
tiếp là chính Trung Quốc, đưa đẩy bàn cờ Châu Á vào một sắp xếp như vậy. Quan
hệ, giao hảo giữa Mỹ và Việt Nam sẽ gần gũi và tốt thế nào hoàn toàn tùy vào
phản ứng của Trung Quốc.
©
2014 DCVOnline
Nguồn:
The U.S. is about to sell weapons to Vietnam.. That’s bad news
for China. Vietnam hopes weapons from an old enemy can counter an even older
one. By Kyle Mizokami | The Week, October 23, 2014
No comments:
Post a Comment