Saturday, 25 October 2014

Blogger Phạm Thanh Nghiên lại bị công an sách nhiễu (Hòa Ái, RFA)





Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-10-25

Một trong những người khởi xướng chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” ở VN, blogger Phạm Thanh Nghiên hiện đang bị công an địa phương sách nhiễu. Hòa Ái có cuộc trao đổi ngắn với người tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên sau khi nhận được tin cổng nhà của cô ở Hải Phòng bị khóa trái cửa vào tối 23/10.


“Chúng tôi muốn biết”

Hòa Ái: Xin chào chị Phạm Thanh Nghiên. Được biết chị là một trong những người khởi xướng chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” ở VN, nhờ chị chia sẻ chiến dịch này được phát động với động thái nào và mục đích gì, thưa chị?
Phạm Thanh Nghiên: Mục tiêu chính của chúng tôi là muốn bạch hóa thỏa thuận giữa một số lãnh đạo VN và Trung Quốc, chúng ta có thể gọi tắt “Hiệp định Thành Đô 1990”. Thực ra “Phong trào chúng tôi muốn biết” do Mạng lưới Blogger VN khởi xướng với mục đích tạo sự quan tâm của nhiều người, xây dựng nền tảng cho một tiến trình và mục tiêu tranh đấu lâu dài để người dân bước qua sự sợ hãi và dùng quyền được biết của công dân để công khai đặt vấn đề và tranh đấu cho mọi vấn nạn của đất nước.
Tôi nhắc lại là tranh đấu cho mọi vấn nạn của đất nước, cụ thể nhắm đến Hiệp định Thành Đô năm 1990. Chúng tôi khẳng định là chúng tôi sẽ không dừng lại ở những việc này mà chúng tôi sẽ có những bước tiếp theo nữa. Và đợt vừa rồi, trong ngày 15/10, ở Sài Gòn và Hà Nội, đã có một số công dân, một số đại diện của phong trào “Chúng tôi muốn biết” đến trụ sở văn phòng Quốc hội để trao nội dung yêu cầu bạch hóa “mật ước Thành Đô”. Tuy nhiên, cả 2 nơi đều bị công an “chìm-nổi” phá đám. Đây là động thái của phía nhà cầm quyền không thể chấp nhận được. Lối hành xử như vậy không thể tồn tại trong một xã hội văn minh.
Hòa Ái: Qua chia sẻ của chị thì phong trào “Chúng tôi muốn biết” sẽ tiếp tục làm gì? Vẫn kiên định với yêu cầu bạch hóa về “Hội nghị Thành Đô 1990” cũng như những điều mà người dân đang nghi ngại còn nhiều thỏa thuận bí mật khác trong tranh chấp biển Đông giữa VN và Trung Quốc?
Phạm Thanh Nghiên: Để chia sẻ một cách cụ thể với Hòa Ái cũng như quý thính giả RFA thì tôi chưa thể chia sẻ việc gì cụ thể. Nhưng hãy tin rằng phong trào “Chúng tôi muốn biết”, những người dân VN đã tham gia vào phong trào này và thực thi quyền được biết của mình sẽ không dừng lại ở đây, không dừng lại ở những việc đã được giới truyền thông loan tải.

Các nhà tranh đấu với phong trào vận động “Tôi muốn biết” từ cuối tháng 8 năm 2014.

Hòa Ái: Thưa chị, chị có thể cho biết cho đến nay phong trào “Chúng tôi muốn biết” được đón nhận như thế nào?
Phạm Thanh Nghiên: Như các bạn đã biết, chiến dịch này được chính thức phát động hôm 2/9, tính đến nay đã gần được 2 tháng rồi, đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của người Việt trong và ngoài nước. 11 tổ chức xã hội dân sự ở trong nước đã chính thức ra tuyên bố ủng hộ và bên cạnh đó cũng có một số anh chị em nghệ sĩ nổi tiếng ở hải ngoại đã đồng hành cùng với phong trào. Đặc biệt nhận được sự hưởng ứng của nhiều người Việt ở trong nước mà họ chưa bao giờ xuất hiện nhưng nay họ mạnh dạn ủng hộ phong trào “Chúng tôi muốn biết”.

Hòa Ái: Và các tổ chức quốc tế, họ có phản ứng ra sao đối với phong trào “Chúng tôi muốn biết” ở VN?
Phạm Thanh Nghiên: Hiện nay theo các cơ quan truyền thông, báo chí thì các tổ chức quốc tế chưa lên tiếng một cách chính thức mặc dù Mạng lưới blogger VN chúng tôi cũng đã nhận được những ngỏ ý và sự ủng hộ. Tuy nhiên, cá nhân tôi xin phép chưa thể tiết lộ nhiều điều này.


Công an gây khó dễ

Hòa Ái: Dư luận cũng biết về tình trạng chị bản thân chị bị sách nhiễu, bị gây khó dễ ở địa phương. Từ khi chiến dịch “Chúng tôi chúng muốn biết” được khởi xướng thì chị có gặp trở ngại nhiều hơn hay không?
Phạm Thanh Nghiên: Không tính thời gian tôi chưa đi tù, thời gian tranh đấu 2 năm còn bên ngoài, 4 năm cũng không tính. Kể từ khi ra tù, trong một năm trở lại đây thì tôi luôn luôn bị nhà cầm quyền sách nhiễu, chính quyền địa phương gây khó khăn trong việc đi lại, thậm chí đi khám bệnh họ cũng không cho đi. Bản thân tôi ít nhất 2 lần đã bị bắt ngay ở gần nhà, với lý do tôi đi quá phạm vi bị quản chế ở phường.
Từ khi chiến dịch này được khởi động thì sức ép của nhà cầm quyền gia tăng lên tôi càng nghiêm trọng hơn. Tôi liên tục bị canh gác gần 2 tháng nay rồi. Một vài lần họ gở bỏ chốt canh gác nhưng một vài ngày thì họ bắt đầu lập lại. Tuần trước một trong những người thuộc nhóm công an mặc thường phục đã đe dọa tôi bằng những ngôn từ rất tục tĩu, bẩn thỉu và kinh khủng thậm chí còn dọa giết, đe ủi sập nhà…
Sự việc trở nên rất nghiêm trọng vào đêm hôm qua, bản thân tôi không biết nhưng khi người cháu trai đi chơi về khuya thì cháu tôi không thể vào nhà được bởi vì công an đã khóa trái cổng lại. Cháu tôi phải đứng ngoài rất lâu. Sau đó, một công an trong nhóm đó mới đưa chìa khóa cho cháu tôi mở để vào nhà. Tôi có yêu cầu những công an đó nói chuyện đối thoại nhưng họ từ chối. Và tôi có gọi điện để phản ảnh vụ việc này thì anh ta hứa sẽ nói lại với cấp trên và đồng nghiệp về sự việc tôi vừa thông báo. Hiện họ vẫn đặt chốt canh gác trước cửa nhà tôi.

Hòa Ái: Như vậy, câu hỏi của Hòa Ái là liệu rằng tình trạng nhóm công an “chìm” đang đóng chốt gác ở nhà chị vẫn tiếp tục khóa trái cửa vào ban đêm như thế, trong tình huống xấu nhất, lỡ như nhà bị cháy thì chị và người thân sẽ xoay sở ra sao?
Phạm Thanh Nghiên: Biết làm sao được, thưa chị. Bởi vì họ luôn nhân danh chính quyền để không bảo vệ những lợi ích chính đáng của người dân mà họ muốn thủ tiêu tất cả những quyền tự do, những quyền căn bản của người dân, đương nhiên đối tượng họ nhắm tới là những người phát biểu quan điểm trái ý Đảng CSVN, chỉ trích chính phủ và những tổ chức sai lầm.
Tôi rất lo lắng trong trường hợp họ khóa trái cổng như vậy mà nếu có những tình huống bất thường xảy ra như cháy, nổ, hỏa hoạn hay ai đó trong gia đình cần phải đi cấp cứu… Quả thật tôi cũng không biết phải xoay sở như thế nào. Bởi vì quyền sinh sát nằm trong tay họ. Tôi cho rằng lối hành xử của chính quyền địa phương và công an địa phương không chấp nhận được và thể hiện bản chất bất lương của những con người này, của chính thể này khi họ dùng những đòn thù đó để họ áp đặt lên tôi nói riêng cũng như những người đấu tranh đòi tự do dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ nói chung ở VN.

Hòa Ái: Cảm ơn chia sẻ của chị Phạm Thanh Nghiên với thính giả của đài RFA. Cầu chúc chị và gia đình vạn sự bình an.

------------------

10/25/2014                       89 Comments

Trong nhiều ngày gần đây, lực lượng công an liên tiếp dùng nhiều thủ đoạn khủng bố nhắm vào gia đình blogger Phạm Thanh Nghiên - người khởi xướng chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết tại Hải Phòng.

Kể từ khi chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” khởi xướng hôm 2 tháng 9 đến nay, Phạm Thanh Nghiên cho biết công an thường xuyên canh gác, bao vây nhà. 

Hồi tuần truớc, một trong số những công an mặc thường phục theo blogger này ra tiệm cắt tóc để chửi bới, xúc phạm cô rất nặng nề. 

Thậm chí, tên này còn đe dọa giết người và đời mang xe đến ủi sập nhà Phạm Thanh Nghiên.

Sự việc càng trở nên nghiêm trọng vào đêm qua, 23/10/2014 khi công an đã ngang nhiên khóa trái cổng nhà Phạm Thanh Nghiên. Việc này chỉ được phát hiện khi người cháu trai của Phạm Thanh Nghiên đi chơi về khuya. 

Rất lâu sau, một tên côn an mới chịu mang chìa khóa để mở cổng cho cháu trai chị Nghiên vào nhà.

Blogger Phạm Thanh Nghiên gọi đây là 'hành động đáng khinh bỉ'.

Khuôn mặt 2 viên công an khủng bố gia đình blogger Phạm Thanh Nghiên

Trả thù chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết

Theo cựu tù nhân lương tâm này, đây là hành vi trả thù của lực lượng công an sau khi cô tham gia phát động chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết nhằm yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải bạch hóa thông tin về Hội nghị Thành Đô 1990.

Đồng thời, công an Hải Phòng gia tăng khủng bố giữa thời điểm diễn ra chuyến thăm và làm việc tại Viêt Nam từ ngày 22 đến 26 tháng mười của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động. 

Phạm Thanh Nghiên từng bị kết án bốn năm tù giam, ba năm quản chế vì đấu tranh cho Nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Hiện cô đang bị cầm tù tại nhà theo “lệnh” quản chế 3 năm của nhà cầm quyền. 

Blogger này cũng nhiều lần bị ngăn cản không cho đi chữa bệnh. Hai năm nay kể từ khi ra tù, Phạm Thanh Nghiên đã bị triệu tập hàng chục lần để làm việc với công an và chính quyền địa phương. 

Không ít người đã bị bắt, bị sách nhiễu, đe dọa chỉ vì đến Hải Phòng thăm người phụ nữ can đảm này. 

Cũng xin nhắc lại, khi mẹ Phạm Thanh Nghiên là bà Nguyễn Thị Lợi qua đời, nhà cầm quyền cộng sản đã huy động một lực lượng lớn công an, côn đồ đến để phá tang lễ. Rất nhiều người đã bị ngăn cản ngay tại nhà riêng để không thể đến chia buồn với Phạm Thanh Nghiên. Một số người khác bị đánh đập ngay trong tang lễ. 

Khi xe chở tro cốt bà Nguyễn Thị Lợi đến nghĩa trang Đằng Lâm, ban quản lý nghĩa trang này đã ngăn cản và cho biết Ủy ban Nhân dân phường này đã ra chỉ thị “không cho chôn cất vì lý do liên quan đến chính trị”. Tuy nhiên, trước sự kiên quyết của gia đình, mọi việc sau đó đã được giải quyết ổn thỏa.

Hành vi khóa cửa, nhốt cả gia đình Phạm Thanhh Nghiên trong nhà là một việc làm vi phạm pháp luật của chính công an Hải Phòng. Hơn thế, còn là hành vi coi thường tính mạng của người dân. Thể hiện sự bất lương, bất chính của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.







No comments:

Post a Comment

View My Stats