20-2-2012
Nếu trước đây, trong cuộc chiến giành
quyền lực, người cộng sản xây dựng nên liên minh quần chúng có tên gọi liên
minh công-nông. Thì nay, trên cơ sở quyền lực giành được, để tranh giành
quyền lợi giai cấp đỏ đã tạo ra một liên minh mới - liên minh công-côn...
Mục tiêu duy nhất là cướp tài sản của những người không cùng trong liên minh.
Nếu nhìn thực trạng nền kinh tế của Việt Nam và những biến cố xã hội gần đây,
ta có thể thấy liên minh công-côn tiến hành cướp đoạt tài sản của những bộ phận
khác qua các dự án kinh tế xã hội đã được những điều luật, chính sách bất hợp
lý và vi hiến mở đường, cộng với bộ máy bạo lực bảo hộ. Quá trình đó có thể gói
gọn như sau: công quyền mở đường, bảo hộ + côn đồ thực hiện bằng chia đều thành
quả...
*
Việt Nam trong quá khứ là nạn nhân của cuộc xâm lược bằng đấu tranh giai cấp mà Liên Xô phát động. Cuộc xâm lược này đã để lại biết bao nỗi đau nhân tâm gần nửa đời người vẫn chưa lành. Dù cho Tổ quốc thất bại nặng nề trong cuộc chiến đó, đảng cộng sản là “bên thắng cuộc”, để sau đó, đứng trước những thay đổi mang tính thời đại, đảng cộng sản phải đổi mới để tìm động lực sản xuất mới. Cuộc đổi mới cũng chính là sự cáo chung của đảng cộng sản sau cơn hấp hối dài. Lúc này, đảng cộng sản chỉ còn là vỏ bọc để giữ tính chính danh cho một siêu giai cấp với những đặc quyền đặc lợi chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Siêu giai cấp này chính là đối tượng của cách mạng tương lai, vật cản lớn nhất của Tổ quốc tới con đường Tự do Dân chủ. Thế nên, cuộc chiến của tương lai vẫn sẽ là cuộc chiến giai cấp giữa siêu giai cấp bị trị và siêu giai cấp thống trị xã hội. Cuộc chiến giai cấp này sẽ giải quyết tận gốc rễ tàn dư mà những người cộng sản Việt Nam đã tiếp tay cho Liên Xô gieo vào dân tộc.
*
Việt Nam trong quá khứ là nạn nhân của cuộc xâm lược bằng đấu tranh giai cấp mà Liên Xô phát động. Cuộc xâm lược này đã để lại biết bao nỗi đau nhân tâm gần nửa đời người vẫn chưa lành. Dù cho Tổ quốc thất bại nặng nề trong cuộc chiến đó, đảng cộng sản là “bên thắng cuộc”, để sau đó, đứng trước những thay đổi mang tính thời đại, đảng cộng sản phải đổi mới để tìm động lực sản xuất mới. Cuộc đổi mới cũng chính là sự cáo chung của đảng cộng sản sau cơn hấp hối dài. Lúc này, đảng cộng sản chỉ còn là vỏ bọc để giữ tính chính danh cho một siêu giai cấp với những đặc quyền đặc lợi chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Siêu giai cấp này chính là đối tượng của cách mạng tương lai, vật cản lớn nhất của Tổ quốc tới con đường Tự do Dân chủ. Thế nên, cuộc chiến của tương lai vẫn sẽ là cuộc chiến giai cấp giữa siêu giai cấp bị trị và siêu giai cấp thống trị xã hội. Cuộc chiến giai cấp này sẽ giải quyết tận gốc rễ tàn dư mà những người cộng sản Việt Nam đã tiếp tay cho Liên Xô gieo vào dân tộc.
Những giai cấp mới: đỏ và xám
Sau khi giành được chính quyền và
xây dựng bộ máy nhà nước của riêng mình, những người cộng sản tiến hành xây
dựng xã hội với mục tiêu đề ra: xây dựng một xã hội bình đẳng, phi giai cấp. Đó
là một dự án phi thực tiễn và hoàn toàn không thể nhưng với công cụ bạo lực của
mình, người cộng sản đã tấn công trực diện vào tất cả các giai cấp trong xã hội
Việt Nam đương thời, dồn những giai cấp bị trị đó thành một giai cấp mới và duy
nhất trong xã hội cộng sản toàn trị thời bao cấp – giai cấp xám.
Theo định nghĩa của Rodney stark: "Giai
cấp là nhóm người chia sẻ một vị trí giống nhau trong hệ thống phân tầng xã
hội".
Theo Marx và Lenin, “giai cấp là
những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản
xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì
những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản
xuất và phân công lao động, về vai trò của họ trong những tổ chứclao động xã
hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc
nhiều mà họ được hưởng.”
Dù theo định nghĩa nào chăng nữa,
thì những tập đoàn người bị tước hết tư liệu sản xuất, những quyền tự do cơ
bản, trong xã hội toàn trị có đầy đủ các điều kiện của một giai cấp mới. Giai
cấp thoát thai trong một xã hội áp bức và không hề có tự do, dù đó là quyền tự
do tối thiểu. Đặc điểm nhận biết của giai cấp xám về lý thuyết tất cả họ đều
được coi là ông chủ nhưng thực tế lại đều làm thuê không công như một dạng nô
lệ hiện đại. Ăn chung một chế độ ăn, nhận các vật dụng cá nhân vào một ngày. Bị
tước hết các quyền tự do, đặc biệt thường xuyện bị nhồi sọ và đe dọa bằng công
cụ tuyên truyền đặc biệt của cả nền chuyên chính. Giai cấp xám không khác nhiều
nếu so sánh với một cỗ máy đội lốt sinh vật mang tên con người, họ sẽ vừa đảm
nhận vai trò là một tấm khiên để bảo vệ chế độ, vừa đảm nhận luôn nhiệm vụ của
chiếc dạ dày cung cấp nguồn sống cho giai cấp cầm quyền.
Giai cấp xám là giai cấp bị trị trong một xã hội chỉ còn tồn tại hai giai cấp thì giai
cấp thống trị là giai cấp nào?
Ở đây chúng ta đang nói đến giai
cấp đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam, một giai cấp với quyền lực vô biên,
một sức mạnh được ví như lỗ đen trong chính trị. Đó chính là giai cấp Đỏ - quái thai của chế độ
cộng sản việt nam.
Giai cấp đỏ Việt Nam chỉ được phôi
thai khi đảng cộng sản Việt Nam giành được chính quyền và xây dựng thành công
bộ máy nhà nước. Nhưng nếu như đảng cộng sản không tiến hành công hữu tư liệu
sản xuất thông qua bộ máy nhà nước của mình thì chiếc phôi thai kia sẽ không
bao giờ thành hình. Giai cấp đỏ đã thành hình khi đảng cộng sản nắm được khối
lượng vật chất của quốc gia, chính nguồn vật chất này được quản lý bởi một cơ
chế mang lỗi hệ thống trầm trọng sẽ khai sinh ra giai cấp mới – giai cấp đỏ.
Nếu xét chung toàn giai cấp này thì không ai có thể xác định được thành phần
xuất thân của họ. Nếu một ai trong hệ thống chính quyền cộng sản là đảng viên
và nắm chức vụ có quyền quyết định liên quan đến vật chất, được hưởng những đặc
quyền đặc lợi từ vị trí và những quyền quyết định ấy, thì đó chính xác một
thành viên trong giai cấp đỏ.
Tất nhiên, cần phải nói rõ không
phải ai là đảng viên cũng là một thành viên của giai cấp đỏ, chỉ những đảng
viên có chức quyền, gắn chặt với đặc quyền đặc lợi về vật chất mới là thành
viên của giai cấp đỏ. Bởi nhìn chung trong điều kiện của một quốc gia trải qua
chiến chinh liên tục thì tinh thần dân tộc của đại bộ phận dân chúng thường rất
cao, một số đảng viên gia nhập đảng cộng sản với những lý tưởng ngây ngô, chất
phác là có thể đóng góp sức mình cho đất nước, đi kèm với một tinh thần trong
sáng nhất.
Trở lại với giai cấp đỏ Việt Nam,
giai cấp đỏ thực chất là một “con đỉa hai vòi”, cả hai cái vòi ấy đều ra sức
hút vật chất của quốc gia nhằm mưu toan cho mình những lợi ích riêng. Dù vậy,
giai cấp đỏ vẫn tự coi những điều mình làm là cội nguồn hạnh phúc của toàn dân,
mà chính nó cũng không thể biết được rằng một giai cấp không hình thành từ bất
kì một tiến trình kinh tế xã hội nào, thì giai cấp đó chỉ là khối ung nhọt đang
chực chờ để giết chết cái quốc gia mà nó đang tồn tại.
Nếu như trong cuốn “Giai cấp
mới” của Milovan Djilas
đề cập đến một hình thức giai cấp thoát thai từ bộ máy nhà nước cộng sản, ta có
thể tìm được ở đó nhưng đặc điểm riêng biệt của giai cấp “ăn trên ngồi trốc”
này so với giai cấp đỏ ở Việt Nam. Việt Nam với những điều kiện riêng biệt như
nền tảng của một nền kinh tế lạc hậu, chiến tranh triền miên nên trong giai
đoạn trước năm 1986, giai cấp đỏ dẫu cho có rất nhiều đặc quyền đặc lợi thì
khoảng cách giữa giai cấp đỏ và giai cấp xám cũng chưa phải quá xa. Cho nên,
những bất mãn xã hội cũng chưa đẩy lên mức cao trào. Vì lúc này, khối lượng vật
chất mà nhà nước cộng sản tạo ra không thể thỏa mãn được những nhu câu tối
thiểu trong nước, cộng với xã hội Việt Nam đang giao thời giữa những tư duy lý
tưởng ngây ngô chất phác và tính thực dụng. Từ đây, một bài toán đặt ra yêu cầu
đảng cộng sản Việt Nam phải giải quyết là đáp ứng nhu cầu vật chất của giai cấp
đỏ, không được để giai cấp xám chết đói. Bài toán chỉ có một nghiệm duy nhất,
trước sự tồn vong của chính mình, đảng cộng sản không được có đáp án sai, đấy
chính là việc tạo ra một động lực sản xuất mới nhằm tìm kiếm một khối lượng vật
chất cho sự tồn tại.
Cuộc đổi mới năm 1986 chính là kết
quả của những đòi hỏi cấp bách đó. Nhưng từ đây, khi khối lượng lớn vật chất
được tạo ra từ cuộc cải cách vá víu ấy, đảng cộng sản chỉ còn lại là tấm áo bên
ngoài. Còn bên trong, một siêu giai cấp đã trưởng thành, chúng tự thực hiện
những gì cần thiết để thỏa mãn lòng tham vô đáy của chúng. Lúc này, đảng đã
chính thức băng hà.
Từ liên minh công-nông tới liên
minh công-côn
Nếu trước đây, trong cuộc chiến
dành quyền lực, người cộng sản xây dựng nên liên minh quần chúng có tên gọi liên
minh công-nông. Thì nay, trên cơ sở quyền lực dành được, để tranh dành
quyền lợi giai cấp đỏ đã tạo ra một liên minh mới - liên minh công-côn
(công quyền + côn đồ).
Giai cấp đỏ Việt Nam núp bóng trong
hình hài của đảng cộng sản, hưởng những đặc quyền đặc lợi từ một cơ chế quản lý
nhà nước mang lỗi trầm trọng. Giai cấp đỏ một lần nữa đưa giai cấp khác vào cái
chết, nhưng lần này là một cái chết từ từ, đau đớn hơn.
Giai cấp đỏ thông qua đảng cộng sản
với những công cụ được luật hóa bằng một hệ thống cơ quan lập pháp bù nhìn của
mình để chính danh trong việc ăn cướp các tài sản ngoài tầm quản lý của nhà
nước hoặc không phải sở hữu tập thể. Điều này có thể được dễ dàng nhận ra qua
luật đất đai của nhà nước cộng sản Việt Nam. Cái được gọi “đất
đai thuộc sở hữu toàn dân, giao cho nhà nước quản lý”. Đây là một công cụ
được chuẩn bị sẵn cho giai cấp đỏ ăn thịt giai cấp nông dân – những người đang
sở hữu đất đai.
Thời kì mở cửa cộng với công nghiệp
hóa đã đẩy quá trình đô thị hóa tiến nhanh thần tốc, đi kèm với đó là giá đất đai
luôn ở trên trời. Nhu cầu về đất đai để mở rộng các khu công nghiêp, để xây
dựng các khu đô thị mới, để phục vụ cho những chương trình kinh tế tầm vĩ mô
khiến cho giá đất tăng phi mã, làm cho những tập đoàn kinh tế thèm khát cao độ.
Đây chính là nơi sẽ biểu hiện rõ nhất cho thấy mối liên minh giữa cơ quan công
quyền và các tập đoàn tội phạm (tư sản lưu manh).
Các tập đoàn kinh tế nhìn thấy được
sự bất cập của cơ chế quản lý đã sử dụng sức mạnh của đồng tiền để cấu kết với
các cơ quan quyền lực công quyền sử dụng công cụ bạo lực mang tính nhà nước
tiến hành cướp trắng tư liệu sản xuất của nông dân, biến nông dân trở thành vô
sản trong một xã hội đầy rẫy những hiểm nguy mà không được trang bị bất kỳ một
hành trang nào, đẩy những người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh
hóa, làm bất cứ việc gì để tồn tại, trở thành một hình thức vô sản mới, vô sản
lưu manh.
Còn giai cấp đỏ, khi chiếm được
những miếng mồi béo bở đó chúng thỏa mãn phần nào nhu cầu vật chất. Chúng giàu
có lên một cách nhanh chóng và bắt đầu bành trướng ra từng hang cùng ngõ cụt
trong nền kinh tế. Cái đích mà liên minh ma quỷ này nhắm tới là thâu tóm trọn
nền kinh tế què quặt của Việt Nam, thỏa mãn tham vọng về vật chất vô đáy của
mình.
Sẽ có người đặt ra câu hỏi rằng:
tại sao giai cấp đỏ Việt Nam đã được hưởng những đặc quyền đặc lợi gần như vô
tận, từ bộ máy nhà nước của mình thì cần gì phải cấu kết với những tập đoàn tội
phạm hay tư sản lưu manh để từ đó làm mất đi tính chính danh của đảng cộng sản.
Không khó để trả lời nếu nhìn vào cơ chế tiền lương của các viên chức cộng sản
Việt Nam. Nếu như một thành viên của giai cấp mới trong chế độ cộng sản Liên Xô
có thu nhập bằng lương, cao gấp hàng trăm lần một người lao động bình thường
thì ở Việt Nam mức chênh lệch này không lớn. Sau năm 2000, thu nhập nếu tính
bằng lương của những thành viên giai cấp đỏ còn thấp hơn nhiều lần. Tất nhiên,
không ai chỉ vì nghèo mà tham nhũng. Tham là thuộc tính của con người, cơ chế
cộng sản tạo điều kiện cho thuộc tính đó trỗi dậy.
Đảng cộng sản dù sao cũng là một
đảng cầm quyền theo hiến pháp, không phải một nhóm thổ phỉ để các thành viên
của nó mặc sức cướp bóc. Với lại lúc này, đảng cộng sản về hình thức chỉ là
chiếc áo của giai cấp đỏ đã buộc phải thừa nhận những hình thức sở hữu khác
ngoài sở hữu tập thể. Khi không phải sở hữu tài sản tập thể thì giai cấp đỏ sẽ
không thể nào chiếm đoạt được mà không phạm luật, dù đó có là thứ luật mà chúng
đặt ra.
Ngoài ra, cuộc cách mạng công
nghiệp mà đảng cộng sản vẫn thường gào thét tuyên truyền lại là một sản phẩm
méo mó biến dạng, không thể thỏa mãn nhu cầu vật chất cho chính giai cấp con đẻ
của mình. Ngược lại, đổi mới kinh tế kéo theo hàng loạt thay đổi khác trong xã
hội, làm lộ rõ hơn bản chất của nhà nước cộng sản. Hơn nữa, khi kinh tế phát
triển một thì thông tin truyền thông phát triển mười. Kiểu cưỡng đoạt tài sản
sử dụng sức mạnh công của cá nhân thành viên trong giai cấp đỏ sẽ không thể nào
thực hiện được. Vì thế chúng cần một liên minh. Một liên minh để hợp pháp hóa
việc cướp bóc hoặc ít ra cũng hô biến việc cướp bóc thành một hình thức khác
hòng đánh lừa những bộ phận dân chúng có trình độ dân trí thấp.
Liên minh giữa những người cộng sản
đang nắm chính quyền và tư sản lưu manh (côn đồ kinh tế) hướng đến mục tiêu duy
nhất là cướp tài sản của những người không cùng trong liên minh. Nếu nhìn thực
trạng nền kinh tế của Việt Nam và những biến cố xã hội gần đây, ta có thể thấy
liên minh công-côn tiến hành cướp đoạt tài sản của những bộ phận khác qua các
dự án kinh tế xã hội đã được những điều luật, chính sách bất hợp lý và vi hiến
mở đường, cộng với bộ máy bạo lực bảo hộ. Quá trình đó có thể gói gọn như sau:
công quyền mở đường, bảo hộ + côn đồ thực hiện bằng chia đều thành quả.
Trong quá khứ, những người cộng sản
dù ở bất kỳ vị trí và bất kỳ một quốc gia nào cũng đều sợ tự do tư tưởng, xem
đó là mỗi nguy hiểm lớn nhất cho sự tồn tại của quyền lực của mình. Điều này
hơi khác với những quốc gia cộng sản có nền kinh tế con lai giữa cộng sản chủ
nghĩa và tư bản chủ nghĩa như Việt Nam vẫn đề tự do tư tưởng chưa phải là nỗi
sợ lớn nhất. Đối với những quốc gia này, không phải tự do tư tưởng, chính tự do
thông tin mới là thứ khiến những người cộng sản thấy sợ hãi hơn cả. Tự do thông
tin sẽ là tấm gương rọi rõ bản chất của liên minh công-côn. Mọi hành động ăn cướp
sẽ bị vạch mặt không thể bào chữa. Lúc này, những quần chúng dù ngu muội nhất
cũng sẽ nhìn nhận ra bản chất thật của chế độ cộng sản, mối quan hệ cộng sinh
của liên minh công-côn. Đó sẽ là ngày tàn của giai cấp đỏ.
Có một điều chắc chắn rằng không ai hiểu về bản chất của nhà nước cộng
sản hơn những thành viên trong giai cấp đỏ, không ai thấy được sự ưu việt của
các học thuyết nhà nước tiến bộ khác, hơn đám tư sản lưu manh trong liên minh
ấy. Trong đó những người đang sợ hãi tự
do tư tưởng nhất lại là những lãnh tụ cộng sản, những lão thành cách mạng có
ảnh hưởng lớn. Một nỗi sợ mơ hồ, chẳng biết tư tưởng nào đúng tư tưởng nào
sai nên sợ tất cả. Sợ cứ như trẻ con sợ ma, sợ lắm mà chẳng biết mình đang sợ
cái gì.
Nhưng nỗi sợ hãi về tự do thông tin
là một nỗi sợ thực tế hơn rất nhiều. Những thông tin chính xác, kịp thời sẽ
khiến mọi công sức của liên minh công-côn đổ xuống sông xuống bể, đủ sức lật
nhào cả một chế độ đã ăn sâu bám rễ, đẩy nhanh hơn quá trình chín muồi của
những điều kiện cần cho một cuộc cách mạng. Vì thế thông qua cơ quan công quyền
và cả sức mạnh của đồng tiền, liên minh công-côn ra sức dập tắt tự do thông
tin, sẵn sàng tung ra những đòn thù trơ trẽn, những bản án khắc nghiệt cho
những ai đưa những thông tin bất lợi cho chúng ra công luận.
Dù vậy, trong thời đại thông tin
truyền thông, trước sự nở rộ của các trang mạng xã hội, giai cấp đỏ, không thể
bưng bít thông tin trong một quốc gia có tới 30 triệu người sử dụng internet và
đa phần trong số đó đủ kiến thức để vượt tường lửa khiến những biện pháp ngăn
chặn trở nên vô hiệu.
Nhưng như vậy cũng không khiến liên
minh công-côn từ bỏ hay giảm bớt cơn cuồng tham của mình, mà chúng sẽ còn tham
lam hơn, hành động quỷ quyệt hơn khi thành viên trong liên minh của chúng không
ngừng tăng lên.
Thường thì con người ta hay bị tác
động bởi những mối quan hệ lợi ích. Một giai cấp đỏ, một liên minh công-côn với
những đặc quyền đặc lợi kèm theo là cuộc sống giàu sang phú quý thì sẽ là nơi
thu hút biết bao kẻ cơ hội tìm đến và tìm cách vào được bên trong liên minh ấy.
Việc thành viên của liên minh
công-côn không ngừng tăng lên thì nhu cầu thỏa mãn vật chất của chúng cũng tỷ
lệ thuận với số lượng tăng lên đó. Từ đây chúng sẽ ra sức ăn cướp tài sản vật
chất thông qua những hành động ẩn bên trong các dự án, bên trong các chính sách
kinh tế của công quyền đưa ra. Để thuận lợi cho những hành động ấy chúng phải
gieo rắc nỗi sợ hãi lên toàn dân. Càng gieo rắc, duy trì nỗi sợ hãi được càng
lâu trong dân chúng, liên minh công-côn càng giàu lên, quyền lực càng được củng
cố. Thời gian ăn bám trên xương máu của người dân Việt Nam càng dài thêm.
Cuộc chiến giai cấp và con đường
tự do dân chủ
Nếu gần ba mươi năm sau khi thay
đổi về căn bản một số chính sách kinh tế xã hội, Việt Nam đã tạo ra một khối
lượng lớn của cải vật chất cho liên minh công-côn tha hồ sâu xé, thì nay động lực
sản xuất của cuộc cải cách vá víu đó đã hết. Sức dân đang cạn kiệt, điều này
cũng đồng nghĩa với khối lượng vật chất để nuôi sống liên minh công-côn không
còn.
Khi của cải hết thì cũng là lúc
khai tử giai cấp đỏ và báo hiệu luôn cái chết của liên minh công-côn. Lúc này,
cơ chế độc tài tập đoàn không những cản trở sự phát triển chung của cả quốc gia
mà còn làm cho liên minh công-côn cảm thấy ngột ngạt. Điều này một phần cũng do
những yếu tố khách quan từ bên ngoài nhưng tất cả đều xuất phát từ cơ chế bất
cập của tập đoàn độc tài toàn trị mà ra.
Nguồn của cải đang cạn dần. Giai
cấp đỏ trong lúc cùng quấn quay sang cắn xé lẫn nhau. Chúng chia ra nhiều hình
thức tồn tại nhưng phổ biến nhất vẫn là kiểu tồn tại theo từng nhóm lợi ích.
Kiểu cộng sinh này này biểu hiện bằng hình thức một đám tư sản lưu manh có tiềm
lực kinh tế lớn mạnh sẽ nắm lấy một lãnh tụ có nhiều quyền thế trong đảng, đấu
đá lẫn nhau hòng tìm kiếm những món lợi lớn nhất về mình.
Kinh tế càng khó khăn, sức dân càng
cạn kiệt thì những phe nhóm trong liên minh công-côn đấu đá càng dữ dội, càng
nhận ra rằng cơ chế tập đoàn độc tài mới chính là kẻ thù của chúng, muốn tồn
tại thì phải tạo ra một bước đột phá về chính trị để có những bước đột phá mới
về động lực sản xuất. Tất nhiên bước đột phá đó phải tạo ra được những động lực
sản xuất mới vừa phải duy trì được những đặc quyền đặc lợi của giai cấp đỏ. Vì
thế, bước chuyển từ nền tập đoàn độc tài sang nền độc tài cá nhân là mang tính
tất yếu và phù hợp quy luật của xã hội. Chỉ có chuyển từ nền độc tài tập đoàn
sang độc tài cá nhân mới thỏa mãn được các yêu cầu khách quan của xã hội Việt
Nam trong điều kiện thực tiễn này, điều kiện đó chính là động lực sản xuất mới
nhằm hà hơi hồi sức cho liên minh công côn. Hơn hết khi thỏa mãn yêu cầu tồn
tại của liên minh công-côn thì cũng sẽ tạo nên những bước chuyển mà dù muốn hay
không xã hội của chúng ta cũng phải trải qua.
Bước chuyển đó sẽ theo một trục dọc
và trình tự nhất định, để phù hợp với tiến trình chín muồi của các điều kiện về
kinh tế chính trị cũng như nhận thức xã hội.
Nếu trước đây công cuộc đổi mới của
đảng cộng sản Việt Nam đã tạo tiền đề về mặt kinh tế cho những chuyển biến
chính trị tiếp theo, thì ngày nay một nền độc tài cá nhân sẽ tiếp nỗi chu trình
đó. Dù nền độc tài cá nhân sẽ tiếp tục kìm hãm dân tộc và ăn bám trên xương máu
của nhân dân, nhưng giai đoạn đó là giai đoạn mà Việt Nam phải trải qua trước
khi đến với con đường tự do dân chủ. Chính giai đoạn này sẽ tạo tiền đề để dân
tộc ta tiến nhanh hơn vào nền văn minh tiến bộ của nhân loại. Chúng ta sẽ phải
chứng kiến giai đoạn độc tài cá nhân nhưng tin tưởng chắc chắn rằng trong thời
đại Internet nó sẽ không thể kéo dài. Độc tài cá nhân sẽ gieo rắc hơn nữa nỗi
sợ hãi, sẽ thẳng tay đàn áp những quyền tự do cơ bản của con người. Đau thương
với dân tộc sẽ nhiều hơn giai đoạn tập đoàn độc tài hiện nay.
Chuyển sang độc tài cá nhân, giai
cấp đỏ đã, đang dựng một nền tân phong kiến, với sức mạnh không một triều đình
phong kiến nào có trong quá khứ. Cuộc chiến chống cường quyền, áp bức không còn
là một cuộc chiến chính trị đơn thuần, mà chính là cuộc chiến giai cấp của toàn
thể nhân dân trong xã hội Việt Nam hiện nay, chống lại giai cấp cội nguồn của
những đau thương dân tộc.
Cuộc chiến chống giai cấp đỏ, cũng
chính là cuộc chiến tìm con đường đi tới tự do dân chủ cho dân tộc, tìm lại
những quyền cơ bản của con người. Cuộc chiến này song song với cuộc chiến giải
phóng dân tộc trước sự kìm cặp của Trung Quốc hiện tại. Đánh bại giai cấp đỏ,
chiếc chìa khóa tương lai dân tộc sẽ trả lại cho toàn dân ta.
____________________________________
Tác giả Nguyễn Tâm Linh hiện đang là sinh viên tại Việt Nam.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, là những nghiên cứu về đảng cộng sản
trong thời điểm hiện nay.
Nguyễn Tâm Linh cũng là tác giải
của các bài viết đã được giới thiệu trên Danlambao như:
Tác giả mong muốn được phổ biến bài
viết, kèm theo lời nhắn:
"Có thể bài viết sẽ chưa đạt
yêu cầu, cũng như chưa diễn giải thật rõ ràng cho người đọc, nhưng trong điều
kiện hiện tại, với khả năng và việc tiếp cận được các tài liệu nghiên cứu về
Cộng sản là rất khó cũng như rất hiếm.
Hi vọng qua bài viết này tôi diễn
tả được bản chất của hình thức tồn tại cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Rất mong nhận được phản hồi từ tất cả bạn đọc."
No comments:
Post a Comment