10:56:am
11/12/12
Thủ đô Warsaw, Ba
Lan, ngày 13/12/1981 - Ảnh Tư liệu
Lịch
sử của dân tộc nào cũng có những khúc quanh bi thảm, thậm chí ánh sáng hy vọng
của tự do không có chỗ ngay cả ở đoạn cuối của đường hầm tối tăm, nhân dân
tưởng chừng đã bị đánh gục, không còn sức đứng lên.
Trong
cuộc tranh đấu xoá bỏ chế độ cộng sản (CS), giành tự do, dân chủ và toàn vẹn
lãnh thổ, dân tộc Ba Lan cũng đã có những khúc quanh như thế.
Một
trong những khúc quanh ấy là thời gian cả nước Ba Lan bị chìm đắm trong khủng
bố bạo lực của chế độ CS trong giai đoạn thiết quân luật từ ngày 13/12/1981 tới
ngày 22/7/1983.
Tôi
viết bài này nhân dịp kỷ niệm 31 năm ngày 13/12 và muốn có sự tham chiếu với
thực tế Việt Nam.
Đừng
sợ hãi!
Phong
trào Đoàn Kết (Solidarność) chống lại chế độ CS ở Ba lan có thể tính từ mốc
quan trọng nhất: cuộc hành trình về cố hương của Cố Giáo Hoàng Joan Paolo II
vào ngày 1/6/1979.
Mặc
dù tìm nhiều lý do trì hoãn và gây khó khăn, nhà cầm quyền CS Ba Lan lúc bây
giờ đã không thể từ chối chuyến thăm quê nhà của Đức Giáo Hoàng.
Trước
hàng triệu người Ba Lan, lời kêu gọi “Đừng sợ hãi” của Ngài đã thức tỉnh ý chí
của người Ba Lan, giúp họ chiến thắng bản thân, vượt qua sợ hãi, gia nhập phong
trào “Đoàn Kết” được thành lập bởi Uỷ ban Đình Công do người thợ điện Lech
Walesa đứng dầu, cùng với sự tham gia quan trọng của trí thức trong Uỷ Ban Bảo
Vệ Công Nhân, Liên Hiệp Thanh Niên Ba Lan và Hội Đồng Chính Trị Nhà Thờ Ba Lan…
Trước
áp lực tranh đấu liên tục của quần chúng bằng hàng loạt các cuộc biểu tình,
đình công, bãi công, ngày 31/8/1980, chính phủ CS Ba Lan đã phải ký kết với
phong trào đối kháng một thỏa thuận được mang tên lịch sử là “Thoả thuận Tháng Tám“,
trong đó Uỷ ban Đình Công cho rằng, hoạt động của công đoàn quốc doanh không
đáp ứng hy vọng và mong đợi của người lao động, do đó họ được quyền thành lập
công đoàn tự quản, đại diện đích thực cho giai cấp công. Trong bản thoả thuận,
đòi hỏi hạn chế kiểm duyệt cũng được đưa ra. Từ thoả thuận này, công đoàn độc
lập ra đời và lấy tên là “Công đoàn Đoàn Kết” (CĐĐK).
Ngày
24/9/1980 CĐĐK đe doạ sẽ tổng đình công khi bị từ chối đăng ký hoạt động tại
tòa án thành phố Warsaw vì nhà cầm quyên cho rằng điều lệ của CĐĐK vi hiến.
Cuối cùng Tòa án Tối Cao đã phải phán quyết thừa nhận CĐĐK là tổ chức hợp pháp,
CĐĐK chấp nhận điều chỉnh điều lệ, nhìn nhận hiến pháp hiện hành và vai trò của
đảng CS đối với nhà nước Ba Lan.
Từ
thời điểm này, CĐĐK phát triển rất mạnh mẽ, có 9 đến 10 triệu thành viên với 80% là công nhân viên chức đang làm
việc cho chế độ.
Quá
lo ngại trước sức mạnh to lớn này, nhà cầm quyền CS Ba Lan đã quyết định dập
tắt phong trào”Đoàn Kết” và giải thể CĐĐK bằng bạo lực.
Quy
mô đàn áp khủng khiếp
Thiết quân luật hay
còn gọi là tình trạng chiến tranh được đại tướng Jaruzielski, người đứng đầu
đảng và nhà nước CS Ba Lan, chủ tịch Hội Đồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc, công bố
vào đêm 13/12/1981 (đêm thứ Bảy qua Chủ nhật).
70
ngàn binh sĩ quân đội, hàng chục ngàn lính dự bị đặt trong thế sẵng sàng, 30
ngàn viên chức thuộc Bộ Nội vụ, 1.750 xe tăng và 1.400 xe bọc thép, 500 chiến
xa, 9.000 xe ô tô, một số phi đội máy bay trực thăng và máy bay vận tải, đã
được huy động cho đợt đàn áp. Liên lạc điện thoại bị vô hiệu hóa, giới nghiêm
từ 19 giờ đến 6 giờ sáng, cấm công dân thay đổi nơi cư trú, ngưng phát hành báo
chí (trừ báo của đảng và quân đội), phá sóng radio nước ngoài phát vào Ba Lan,
đình chỉ công dân xuất cảnh, tạm thời đóng cửa các trường học… 25% binh lực
được tập trung trong và xung quanh thủ đô Warsaw.
Một
chiến dịch bắt giữ các nhà hoạt động đối lập trên toàn quốc được tiến hành. 10
ngàn an ninh, mật vụ tham gia chiến dịch “Cây thông” bắt giữ những người được
cho là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia, đưa họ tới các nhà tù và những trung
tâm giam giữ đã được chuẩn bị trước.
An
ninh Ba Lan còn được hỗ trợ tích cực bởi an ninh của Đông Đức thông qua nhóm
tác chiến của Stasi tại Warsaw và KGB của Liên Xô.
Chỉ
riêng trong tuần đầu tiên của thiết quân luật, trong các nhà tù và trại giam đã
có khoảng 5 ngàn người. Trong thời kỳ thiết quân luật, có khoảng 10 ngàn gười
bị bắt giữ trong 49 trại giam trên cả nước, đa số gồm các nhà lãnh đạo của
CĐĐK, trí thức liên kết với họ và nhà các hoạt động đối lập dân chủ. Bốn ngàn
người trong số này đã bị buộc tội và có án tù, hàng ngàn công nhân bị sa thải,
gần 2.900 người tự tử trong năm 1981, hàng trăm ngàn người dưới 35 tuổi đã bỏ
chạy khỏi Ba Lan sang các nước phương Tây, không khác gì cuộc vượt biên tị nạn
CS của người miền Nam Việt Nam sau 1975.
Trong
năm 2006, theo Viện Tưởng nhớ Quốc gia, một cơ quan được thành lập sau khi chế
độ CS bị sụp đổ, chuyên điều tra tội ác chống lại Ba Lan, số người chết do bị
bắn hoặc bị đánh đập trong giai đoạn 1981-1989 khoảng 100 người.
Ngày
16/3/2011 Toà án Hiến pháp của Ba Lan đã phán quyết việc ban hành tình trạng
chiến tranh đã vi phạm các nguyên tắc về tính hợp pháp của chính hiến pháp của
nhà nước CS lúc bây giờ.
Ý
chí đẩy lùi bạo lực
Quy
mô đàn áp của nhà cầm quyền Ba Lan lớn và tàn bạo như vậy nhưng không dập tắt
được phong trào đấu tranh. Ngay trong thời gian thiết quân luật, các cuộc biểu
tình vẫn nổ ra.
Trong
ngày quốc tế Lao động 1/5/1982 hàng chục ngàn người đã xuống đường phản đối
tình trạng thiết quân luật với biểu ngữ “Thiết quân luật là bất hợp pháp”.
Thiết quân luật vẫn
xuống đường, ngày 1/5/1982
Ngày
31/8/1982, người Ba Lan đồng loạt xuống đường biểu tình tại 34 tỉnh thành, kỷ
niệm 2 năm này ngày ký “Thoả thuận Tháng Tám”. Hơn 5.000 người đã bị bắt giữ,
3.000 người bị tòa án buộc các tội khác nhau, một số tờ báo bị đóng cửa
(“Kultura”, “Czas”) và 800 nhà báo bị sa thải.
Thế
giới lên án mạnh mẽ và cô lập Ba Lan. Mỹ và nhiều nước phương Tây tuyên bố bao
vây kinh tế Ba Lan và viện trợ tiền bạc, vật chất cho CĐĐK. Ngày 22/07/1983 nhà
cầm quyền CS buộc phải chấm dứt tình trạng chiến tranh và giải thể Hội Đồng
Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc.
Tranh
đấu tới cùng
Công
Đoàn Đoàn Kết trở lại hoạt đông công khai. Các cuộc đình công, biểu tình lại
bùng nổ trên toàn quốc.
Tháng
10/1983 Lech Wałęsa được trao Giải Nobel Hòa bình. Tháng 11/1986 CĐĐK trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Lao động Và Công đoàn Thế giới. Tháng 11/1988
Lech Valesa thắng lớn trước chủ tịch công đoàn quốc doanh trong cuộc tranh luận
về các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội, được truyền hình trực tiếp. Ngày
14/6/1987 Đức Giáo Hoàng Joan Paolo II lại về thăm quê hương và bày tỏ sự ủng
hộ với CĐĐK.
Bị
áp lực dồn ép quá mạnh từ cuộc tranh đấu và khủng hoảng kinh tế, nhà cầm quyền
CS Ba Lan vào tháng 2/1989 đã đồng ý ngồi vào bàn tròn thương lượng với phe đối
lập và chấp nhận cuộc bầu cử tự do, một cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong hệ
thống cộng sản, vào ngày 4/6/1989. Cuộc bầu cử này cũng được xem là bước chuyển
hoá dân chủ đầu tiên bằng phương pháp hoà bình, tương tự như cuộc bầu cử bổ
sung 45 nghế của quốc hội Miến Điện trong ngày 1/4/2012.
Giữ
lại 65% số ghế quốc hội, đảng CS Ba Lan đồng ý bầu 35% số ghế còn lại và 100
ghế của Thượng viện. Sau cuộc bầu cử, tất cả số ghế được bầu đều rơi hết vào
phe đối lập, mở đường cho việc thành lập quốc hội chuyển tiếp, tiến tới bầu
tổng thống dân chủ vào năm 1990 với chiến thắng của Lech Walesa và bầu quốc hội
toàn phần vào năm 1991, cáo chung hoàn toàn chế độ CS tại Ba Lan.
Cái
giá của tự do
Suốt
22 năm nay, từ khi có dân chủ, tự do, năm nào tới ngày 13 tháng 12 người Ba Lan
cũng tổ chức kỷ niệm ngày ban hành thiết quân luật, tưởng nhớ lại giai đoạn
lịch sử bi thảm của dân tộc mình. Tại thủ đô Warsaw vào ngày này người ta tái
dựng cảnh đàn áp trên đường phố với sự tham gia của quân đội, cảnh sát trong
trang phục thời CS.
Qua
trao đổi trên một số diễn đàn, tôi thấy nhiều người Việt không nắm được sự hy
sinh và tổn thất to lớn của dân tộc Ba Lan trong cuộc tranh đấu xoá bỏ chế độ
CS, thậm chí không ít người nghĩ đơn giản về một sự chuyển hoá chế độ ở Ba Lan
trong hoà bình, mềm mại như nhung.
Chỉ cần so sánh quy mô đàn áp và hàng
ngàn người bị đồng loạt bắt giam trong một thời gian rất ngắn (như đã trình bày
ở trên), ta sẽ thấy ngay rằng, từ hơn
hai thập niên này, sự hy sinh cho dân chủ, tự do của người Việt chưa thấm vào
đâu so với người Ba Lan. Sự bắt bớ, giam cầm và đán áp của nhà cầm quyền CSVN
đối với những người bất đồng chính kiến cũng chưa nhằm nhò gì so với nhà cầm
quyền CS Ba Lan trong giai đoạn thiết quân luật, về quy mô cũng như số lượng.
Nhiều người mơ ước về một lộ trình dân
chủ cho Việt Nam như Miến Điện. Điều này quá lãng mạn và siêu thực. Nếu hàng ngàn nhà
sư, trẻ em, sinh viên đại học không bị dìm trong biển máu trong các cuộc biểu
tình năm 1988 thì đã không có sự xuất hiện của bà Aung San Suu Kyi và đảng Dân
Chủ của bà. Không có sự kiên cường bền bỉ của cá nhân bà Aung San Suu Kyi và áp
lực tranh đấu không ngừng của cả phong trào đối lập, thì đã không có sự nhượng
bộ của chính phủ quân phiệt Miến Điện và sự thay đổi sáng suốt vì lợi ích dân
tộc của tướng Thein Sein, một hình ảnh tương đồng với tướng CS Ba Lan Wojciech
Jaruzielski.
Trong
khi bộ máy bạo lực của chế độ còn rất mạnh, lại chưa có một phong trào quần
chúng đông đảo, mọi mong muốn đối thoại với nhà cầm quyền CSVN với hy vọng sẽ
mang đến thay đổi chính sách là hết sức ấu trĩ.
Chưa
có phong trào xã hội thì chưa thể có thay đổi
Mọi
cuộc thương lượng chỉ mang lại kết quả nào đó khi có những con bài trong tay để
trao đổi, nhân nhượng. Điều này chúng ta có thể dễ dàng kiểm định qua thái độ
ngạo mạn, coi thường phản ứng của dư luận từ những cuộc vận động ký tên vào các
bản kiến nghị phản đối khai thác bauxite Tây Nguyên, trả tự do cho tiến sĩ Cù
Huy Hà Vũ hay Tuyên bố Văn Giang…
Hàng
ngàn chữ ký, bao gồm của nhiều nhà trí thức khoa học và xã hội hàng đầu, có uy
tín trong nước, đã không có chút trọng lượng nào ngoài thiện chí của một phía
yếu hơn. Những nhà cách mạng lãng mạn đã bị gạt ra lề trong cuộc đối thoại bất
xứng.
Ai
cũng biết chìa khoá giải quyết mọi nan đề của Việt Nam là cần phải thay đổi cấu
trúc chính trị hiện thời và các cơ chế điều hành xã hội của nó. Sẽ không ai
trong guồng máy cai trị muốn thay đổi khi bản thân đang gắn chặt với lợi ích
quyền-tiền máu thịt, trừ khi có áp lực đủ mạnh của quần chúng.
Nếu
một số vị trí thức có tên tuổi và uy tín về chuyên môn cũng như đạo đức ở trong
nuớc kết hợp với các nhân tố tích cực từ các tầng lớp xã hội khác như công
nhân, nông dân, sinh viên đại học, tiểu thương, giáo dân, v.v… mạnh dạn tuyên
bố phát động một phong trào, đúng nghĩa, không phải là thành lập tổ chức chính
trị-xã hội, với mục tiêu tranh đấu cho dân chủ, tự do và bảo vệ chủ quyền dân
tộc, tựa như mô hình phong trào “Đoàn Kết” ở Ba Lan, “Hiến chương 77″ tại Tiệp
Khắc (cũ) hay “Otpor” của Nam Tư (cũ)… tôi tin chắc sẽ có đông đảo người Việt
trong, ngoài nước, cũng như cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Rất
nên tránh yếu tố nước ngoài trong nhóm những người khởi xướng để ngăn ngừa sự
quy chụp từ phía nhà cầm quyền và nghi kị từ phía dân chúng muốn tham gia. Chỉ
khi phong trào đủ lớn, đủ mạnh, thì những đại diện mới có con bài để ngồi đối
diện với nhà cầm quyền đưa ra yêu sách.
Đáng
tiếc, trong nhiều thập niên quá người trong nước, đặc biệt là giới trí thức,
những người gánh trách nhiệm tiên phong trong thay đổi xã hội, đã không tạo ra
được nền tảng chủ chốt. Tất cả chỉ mới bắt đầu bằng tiếng nói tranh đấu của
những người bất đồng chính kiến đơn lẻ, thiếu vắng nối kết có tổ chức, để rồi
từng người kết thúc sự dấn thân của mình trong nhà tù với những bản án nặng nề.
Vì thế, tương lai khởi động xã hội mãi mù mịt.
Bài
học tranh đấu bất bạo động của các nước, đặc biệt của Ba Lan, một quốc gia có
gần nửa thế kỷ nằm trong hệ thống CS với Việt Nam, tuy khác với hoàn cảnh VN,
nhưng có thể mang lại cho chúng ta những kinh nghiệm hữu ích, áp dụng vào thực
tế Việt Nam.
Nhắc
lại kỷ niệm 31 năm ngày cả nước Ba Lan ngộp thở vì khủng bố trong giai đoạn
thiết quân luật và ít năm sau sau đó họ đã giành được tự do dân chủ, chính là
để những người Việt trong nước nhìn nhận lại phương pháp hành động của mình.
Ngày
10-11/12/2012
©
2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog
———————————————–
*
Tư liệu trong bài được lấy
từ tư liệu lịch sử của Ba Lan về tình trạng chiến tranh 1981-1983, đặc biệt từ
trang: http://en.wikipedia.org/wiki/Martial_law_in_Poland
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
No comments:
Post a Comment