Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng 12 2012 01:24
Chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử cận đại,
tương lai hai nước Nhật và Việt lại tùy thuộc với nhau một cách
"Sinh-Tử" như hiện nay (1)! "Ván bài chưa lật ngửa" hay
canh bạc xì-phé "Địa-chính trị" của Châu Á đã đi vào nước cuối cùng,
sau kỳ đại hội 18 và thay đổi lãnh đao Trung Quốc (TQ) đang diễn ra ở Bắc Kinh.
Tương lai của Châu Á nói chung, Nhật Bản hay Việt Nam nói riêng, chắc chắn sẽ
tùy thuộc vào kết quả của ván bài này, và ai sẽ là người thắng lớn trong các
tay chơi sau đây: Trung, Hàn, Nhật, Việt.(?)
Không cần nói cũng biết rõ, Việt nam là
nước yếu kém nhất trong 4 tay chơi, nhưng lần này lại trở thành là một tay chơi
chính trong canh bạc này, nhờ vị trí địa chính trị "ưu việt" có một
không hai của Châu Á trong thế toàn cầu hóa hiện nay. Một lần nữa, lý thuyết
con cờ "Domino" và nhận xét của các danh tướng thời Pháp, Mỹ, Trung
đều khẳng định đúng một điều: “Ai chiếm đoạt được dãy Trường Sơn sẽ là chủ nhân
của Việt Nam, và trong tương lai, không những thống lãnh cả vùng Đông Nam Á
(Asean) mà còn có cơ hội lãnh đạo luôn cả Châu Á”!
Do đó, muốn phân tích để tìm hiểu xem nước
nào có cơ hội để thắng đậm trong canh bạc này, chúng ta nên xét lại tình hình
hiện tại của các tay chơi. Khỏi phải dài dòng, ai cũng biết tay chơi mạnh và có
những con bài sáng chói nhất hiện nay là TQ, hầu như ăn trùm cả ba đối thủ còn
lại.
Từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, trùng
với thời kỳ đổi mới ở VN vào đầu thập niên 90, Các Chiến Lược Gia (CLG) tài
giỏi TQ đã vẽ ra kế họach âm thầm xâm nhập và tạo ảnh hưởng ngày càng mạnh lên ở
VN. Không những đầu tư quy mô vào kinh tế, họ còn rông mở túi tiền để bảo trợ
các chương trình văn hóa như phong trào viết "Thư Pháp", trùng tu các
đền thờ và di tích tích lịch sử (ưu tiên nhất là các nơi có các di tích in ấn
bằng chữ Hán Nho). Mục tiêu cuối cùng như là một thông điệp gởi cho dân Việt
thấy: "Này các bạn VN láng giềng hữu nghị, hãy chuẩn bị và hoan nghênh đón
chào nền văn minh của Hán tộc đang trở lại với các bạn,sau hơn một thế kỷ bị
chia cắt và phân ly bởi các đế quốc phương Tây!"
Tóm lại, TQ đang thắng thế lớn ở VN. Từ một
vị trí gần như là con số không, nếu không phải đã là "thù địch"với
nhau, chỉ cần 20 năm, ảnh hưởng của Trung quốc bao trùm lên ít nhất là 30% với
những lãnh vực chính trong kinh tế, thương mại, tài chánh, nhất là đất đai hay
địa ốc ở VN.
Kinh nghiệm lịch sử thế giới cho thấy, ai
nắm giữ túi tiền thì làm xếp!
Như vậy, chuyện VN coi như sắp xong (luôn
cả Miên, Lào), thì bước kế tiếp và cuối cùng sẽ là Thái lan
(tính luôn Miến Điện). Dùng chung một sách
lược từ những năm 1998 do khủng hoảng kinh tế, TQ đã tiếp tay cứu nguy và mở
rộng dần ảnh hưởng vào Thái lan. Hiện nay, với chiến dịch cuối cùng là đạo quân
kinh tế (Xem tham khảo số (2). Xin nhấn mạnh, 10.000 chỉ là một con số tượng
trưng cho đạo quân vô hình thứ Năm của TQ!). Mục tiêu của BCT là đến 2020 hay
sớm hơn(?), kinh tế Thái lan cũng sẽ nằm trong tay. Như vậy chậm lắm là 2020,
khối kinh tế Asean sẽ nằm trong vòng ảnh hưởng của TQ(4).
Còn sót lại nếu ai thắc mắc, câu trả lời là
nền kinh tế Singapore trong thực tế đã âm thầm lọt vào trong tay TQ từ thời Lý
quang Diệu, nhưng TQ quá khéo léo để che giấu. Nói cho ngay, nhờ vào học hỏi
kinh nghiệm từ cả hai thuộc địa Hong Kong và Singapore của Anh Quốc, nền kinh
tế tăng tốc hai con số TQ mới kéo dài được hơn hai mươi năm. Sau cùng, một khi
tất cả khối Asean nằm trong tay TQ, thì Ấn Độ sẽ bị cô lập, cá nằm trên thớt!
Nhật-Hàn cũng không tránh khỏi và sẽ chịu chung một số phận!
Trên đây là kịch bản tốt nhất cho TQ, như TS Journoud đã trình bày
(3), nếu không có gì trở ngại.
Kế tiếp, tay chơi mạnh số 2 là Nhật. Dù
đang là một cường quốc kinh tế có hạng trên thế giới, kể cả về khoa học và kỹ
thuật trội hơn hẳn, nhưng Nhật vẫn bị lép vế hơn so với TQ. Lý do đơn giải, chỉ
vì vị thế Địa chính trị bất lợi. Có thể nói, nước Nhật bị cô lập ngoài Thái
Bình Dương và cách đất liền của lục địa châu Á đến cả hàng trăm cây số, là điều
bất tiện nhất trong sách lược toàn cầu hóa hiện nay. Đó cũng là lý do chính đáng
để bằng bất cứ giá nào, Nhật phải kiểm soát hay có được một vùng lảnh thổ thật
vững trong lục đia đất liền, làm bàn đạp cho phát triển và duy trì quyền lực
kinh tế.
Dĩ nhiên, chiến lược gia Nhật đã biết từ
lâu rồi, nguyên nhân chính mà Nhật Bản đã phải chiếm đóng Đài Loan, Đại Hàn và
Mãn Châu trong thế kỷ trước. Nhưng rất tiếc trong thế kỷ 21 toàn cầu hóa này,
Nhật chỉ còn giải pháp duy nhất là dùng sức mạnh kinh tế. Đây cũng chính là vấn
đề sinh-tử của cả nền kinh tế, hay nói chung là tương lai của cả nước Nhật!
Mối nguy sinh-tử đối với nền kinh tế Nhật
trong tương lai, không ai khác hơn, chính là TQ. Rõ ràng là một khi TQ tóm thâu
quyền lực kinh tế và chiếm lĩnh được thị trường toàn vùng Đông Nam Á kể cả
Trung Đông và lục địa Phi châu, thì nền kinh tế của Nhật sẽ bị lâm nguy ngay!
Có thể ví như hình ảnh của một hãng sản xuất đồ dùng có chất lượng cao, nhưng
giá cả không hợp lý, bị tẩy chay ngầm và có rất ìt người mua!
Nam Hàn tuy là một tay chơi đáng kể, nhưng
thật sự là yếu kém nhất. Lý do bởi một phần cũng là vị trí địa chính trị không
mấy tốt. Nhưng yếu nhất vẫn là do khúc xương "Triều Tiên-Bắc Hàn" vẫn
còn mắc nghẹn, đang nuốt chưa trôi! Thế yếu nhất của Hàn Quốc (HQ) là đặt ưu
tiên chiến lược hàng đầu cho việc thống nhất đất nước. Trong khi đó thì ai cũng
biết, cái chìa khóa để mở cánh cửa thống nhất Nam-Bắc không ở Bình Nhưỡng mà
lại nằm ở Bắc Kinh! Cụ
thể tình trạng của HQ hiện nay giống y hệt như
thời kỳ Tây Đức-Đông Đức vào thập niên 80.
Tuy có bi chận đường nghẽn lối đi chính,
nhưng các chiến lược gia HQ vẫn sáng suốt để tìm các con đường nhỏ, cửa sau
khác mà đi, qua các nước trung gian như Việt, Mông, Cuba hay Đông Âu, vv. Nhưng
VN vẫn là con đường hy vọng nhất, nhờ có một số trùng hợp lịch sử và văn hóa
giống nhau! Bởi vậy ngay cả trước thập niên 90, HQ là một trong những nước chấp
nhận rủi ro cao, đầu tư vào VN sớm nhất, đã tạo ra được một số những ảnh hưởng
đáng kể tại VN (4).
Cuối cùng như đã trình bày, Việt Nam là tay
chơi yếu kém thực lực nhất trong canh bạc 4 bên này, nhưng là dịp may hiếm có,
tay chơi VN có con bài sáng giá nhất. Quan trong hơn hết, chính lá bài VN quyết
định vân mạng hay tương lai của các thế lực lớn nhất Châu Á.
Ai dám nói lịch sử không tái diễn một cách
kỳ lạ cho VN sau gần 70 năm?
11/2012
Nguyễn Cường
Nguyễn Cường
Tham Khảo:
1.Hội thảo Phan Bội Châu, Asaba Sakitaro
tại Nhật Bản:
"Các doanh nghiệp Nhật hãy đến đầu tư
tại Việt Nam"
TTO - Ngày 5-11, tại Trường ĐH Waseda
(Tokyo, Nhật Bản) đã diễn ra hội thảo “Phan Bội Châu, Asaba Sakitaro và quan hệ Nhật Bản - Việt Nam trong thời
đại mới”.
2.Đoàn du lịch quy
mô 10.000 người do Tập đoàn Chăm sóc sức khỏe Trung Quốc tổ chức đã
đến Thái Lan, bắt đầu chuyến du lịch theo chiều sâu tại Thái Lan trong thời
gian 17 ngày.
3. “Theo tôi, sớm hay muộn, Trung Quốc sẽ
trở thành cường quốc số một thế giới, có lẽ trong khoảng 2016-2025.” (TS Pierre Journoud, viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Quốc phòng Pháp).
4. Thành viên của ban tổ chức cho biết, đây
cũng là sự kiện chưa từng có ngay chính tại đất nước Hàn Quốc. Kpop Fesstival 2012 cũng sẽ được thực hiện bởi các nhà sản xuất chuyên
nghiệp hàng đầu Hàn Quốc với kỹ thuật dàn dựng, âm thanh hiện đại
bậc nhất châu Á.
Cùng với Tấn Minh và Thanh Lam đại diện cho
nghệ sĩ Việt Nam, sự xuất hiện của dàn sao nổi tiếng hàng đầu của làn sóng
Hallyu từ Hàn Quốc là SNSD (Girl’s Generation), Dong Bang Shin Ki (TVXQ),
Beast, Sistar, B.A.P, T-ARA, Son Dam Bi, KARA, miss A, FT Island, Teen TOP,
INFINITE, HYUN A... làm fan Việt đếm từng ngày.
No comments:
Post a Comment