Tuesday, 18 December 2012

TỘI ÁC CỘNG SẢN CÀNG NGÀY CÀNG DÀY : CÔNG NHÂN ĐÃ KHÓ CÀNG THÊM KHỔ (Blog dânlầmthan)





Không thể đđất nước điêu tàn và cuộc sống của anh chị em ta mãi mãi tăm tối. Anh chị em ta hãy đoàn kết một lòng, rầm rộ xuống đường để phản đối chính sách bóc lột thậm tệ của chế độ tư bản đỏ. Kiên quyết đấu tranh đòi cho bằng được quyền lợi chinh đáng như tiền lương đúng với sức lao động và các tiêu chuẩn an sinh khácKiên quyết đòi cho được quyền thành lập công đoàn độc lập đđứng ra bảo vệ mọi người khi quyền lợi của anh chị em bị giới chủ xâm phạm.
Điều cấp bách nhất hiện nay l
à anh chị em chúng ta xuống đường đòi cải thiện đời sống. Nếu cứ cam chịu thì tương lai của anh chị em ta càng mờ mịt hơn. Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh, đó là lẽ đương nhiên. Vì quyển lợi thiết thực của bản thân; vì tương lai tươi sáng của đất nước. Chúng tôi kêu gọi anh chị em công nhân Việt nam hăng hái xuống đường;biểu tình; đình công…Đòi hỏi nhà cầm quyền phải đáp ứng những nguyện vọng chính đáng. Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên anh chị em.

Chạy vạy cơm áo gạo tiền là nỗi lo triền miên của những gia đình công nhân. Chính từ nỗi lo đó đã sản sinh ra hàng trăm nỗi lo khác khiến tổ ấm công nhân đã khó lại thêm khổ.


Ăn lá cách cho dễ ngủ!

Cả th
áng nay anh Hồ Hoàng Kiệt, 32 tuổi, cán bộ tổ cắt công ty may Dinsen (quận Bình Tân, TP.HCM) và vợ là chị Nguyễn Thị Kiều Loan, 32 tuổi, công nhân công ty PouYuan (quận Bình Tân) đi làm về sớm vì không tăng ca. Lương của cả hai bình thường được chừng 7 8 triệu đồng/tháng, gói ghém lắm mới đủ chi tiêu. Anh chị ăn lương theo sản phẩm, công ty ít hàng, lương giảm không đủ sống nên phải cắt giảm đủ thứ chi tiêu. Trước đây cứ nửa tháng hoặc một tháng anh chị lại chạy xe máy về Vĩnh Long thăm con trai bốn tuổi đang gửi bà ngoại nuôi, giờ có lúc nhớ con quá đành gọi điện nghe tiếng con cho đỡ nhớ. Thức ăn còn dư từ tối hôm trước anh chị để dành ăn sáng, bữa trưa đã có công ty lo. Kiệt kể, anh đang tranh thủ học thêm nghề sửa xe máy để kiếm thêm, sau này về quê có cái nghề mà sống: Phải kiếm đường về quê đđược gần con. Bữa cơm chiều nay của gia đình anh chỉ có lá cách luộc chấm cá hú kho lạt và vài trái chuối. Người em ở chung nhà tiết lộ: Dạo này hai anh chị lãnh lương thấp nên rầu lo ngủ không được, mua lá cách về ăn cho dễ ngủ!
Công nhân thường đi làm thêm sau giờ tan ca hoặc vào ngày nghỉ. Một số tích cóp được chút vốn liếng cho vay lấy lời hoặc mua nhu yếu phẩm, quần áo mang vào công ty bán trả góp. Có người bán quần áo, rau củ, thức ăn ở chợ đêm. Còn người không vốn như chị Trịnh Thị Phương, công nhân may công ty Dinsen (quận Bình Tân) thì kiếm thêm bằng việc phụ hồ. Chồng chị qua đời vì tai nạn giao thông, một mình chị gồng gánh nuôi hai con nhỏ đang tuổi ăn học. Tan ca, chị lo đón con, cơm nước, việc nhà nên không còn thời gian làm thêm. Chị bèn xin đi làm phụ hồ vào ngày chủ nhật, kiếm thêm được 150.000 đồng/ngày, nhưng công việc nặng nhọc nên mới làm đã bị cụp sống lưng!

Khó đường đời, khổ đường tình
Bà Trần Thị Sương, chủ một khu nhà trọ cho công nhân thuê ở quận Bình Tân kể cách đây sáu tháng, một chị tên P. cùng một người đàn ông lớn tuổi đến mướn phòng trọ của bà. P. 25 tuổi, làm công nhân may. Người đàn ông lớn tuổi chỉ ghé phòng P. vào giờ tan ca. Sau một thời gian, P. chia tay ông lớn tuổi và cặp với một anh chàng khoảng 30. Người yêu mới rủ P. hùn hạp làm ăn, P. gom hết tiền tích cóp, mượn thêm mấy chục triệu đồng của những công nhân khác đưa cho người yêu. Sau đó, anh chàng biến mất! P. ôm mối hận tình lặng lẽ trốn đi cùng số nợ mấy chục triệu và một tháng tiền nhà chưa trả.
Những vụ việc đau lòng trong các gia đình công nhân mà báo chí phản ánh gần đây: bạo hành vợ con; phá thai, bỏ con, bán con vì không có tiền nuôi dưỡng; trộm cắp, giết người vì áp lực cơm áo gạo tiền… là hồi chuông báo động trong xã hội với danh hiệu cộng sản …
Cũng tại khu nhà trọ của bà Sương, một chị công nhân khác tên H. gặp hai biến cố cùng lúc: cha bệnh nặng, người yêu chia tay. Quá bế tắc, H. chọn con đường làm bướm đêm, chẳng may có bầu. Sau khi sinh, H. để con lại cho một chị công nhân khác nuôi rồi bỏ đi. Đến nay bé đã hơn một tuổi nhưng H. chưa một lần về thăm con. Bà Sương chặc lưỡi: Hoàn cảnh tụi nó đáng thương hơn đáng trách.

“Tới đâu hay đó”
Chiều chủ nhật, căn phòng trọ của chị Trần Thị Yến Oanh, 35 tuổi, công nhân công ty may Lâm Thanh (quận 12) vắng hoe, chỉ còn mình chị. Mướn nhà ở cùng các em họ cho đỡ chi phí, trừ các khoản chi tiêu cần thiết, với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng chị Oanh chỉ gửi về nhà mỗi tháng tối đa 1 triệu đồng. Mối tình mười mấy năm của chị và anh bạn cùng quê cũng vì áp lực cuộc sống mà tan vỡ. Đã hai năm qua, đến giờ chị chưa dám quen ai nữa. Quê ở Bình Thuận, lên thành phố từ năm 2005, làm việc suốt bảy năm nhưng chị không để dành được đồng nào. Chị tâm sự: Ai mà không mơ có một mái ấm gia đình, có người đàn ông để nương tựa. Tới đâu hay đó”.
Cũng có trường hợp như anh Châu Văn Trường, 20 tuổi, công nhân công ty Lương Trung Tín (quận Tân Phú) muốn lấy vợ sớm để ổn định cuộc sống. Hai vợ chồng Trường mỗi tháng để dành được chừng 1 triệu đồng. Nhưng từ khi có con, vợ phải nghỉ ở nhà chăm con, rồi nào là tiền sữa, tiền tã… mức lương 3 triệu đồng/tháng lại không ổn định khiến gia đình anh thêm chật vật. Hàng ngày, Trường nhịn bữa sáng để tiết kiệm. Anh cho biết: Có vợ con tuy cực hơn hồi độc thân nhưng được cái là vợ chồng cùng đồng lòng tìm cách xoay xở. Ráng kiếm tiền nuôi con, tới đâu hay đó!
Làm công nhân được chính những người trong cuộc cho là công việc không có tương lai. Mỗi năm chỉ được tăng lương cơ bản từ 3 10%, không thấm vào đâu so với tốc độ tăng của vật giá. Nếu trước đây công nhân không thích tăng ca thì giờ đây họ lại mong được tăng ca để có thêm thu nhập. Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, 40 tuổi, công nhân công ty may Young Woo (quận 12) chán nản nói:
“Lương tháng nào hết tháng đó, phải ráng chịu thôi, không biết việc gì làm thêm, cũng không có vốn liếng.


Recent Posts






No comments:

Post a Comment

View My Stats