Thanh
Quang, phóng viên RFA
2012-12-13
Kể
từ khi biến cố tang lễ cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Đặng Thị Tân, diễn ra tại
nghĩa trang Cồn Dầu, Đà Nẵng hồi tháng 5/2010, thì cho tới nay, giáo dân Xứ Đạo
Cồn Dầu gần như bị đàn áp liên tục – mà ngay trong lúc này là tình trạng cưỡng
chế đất đai.
Không
thoát nạn cưỡng chế
Theo
nhiều giáo dân Cồn Dầu thì giới cầm quyền Đà Nẵng có phương án cưỡng chế đất
đai nhà cửa của giáo dân ở đây, mà trước tiên là những ngôi nhà không có người
ở, như trường hợp chủ nhà bỏ trốn sang Thái Lan để lánh nạn đàn áp trong nước.
Nhưng ngay cả những nhà có gia đình đang cư trú cũng không thoát khỏi nhát búa
cưỡng chế đầu tiên này.
Một giáo dân Cồn Dầu
cho biết:
“Ở Cồn Dầu có 5 nhà bị cưỡng chế rồi, gồm
nhà anh Nguyễn Hữu Lân, nhà anh Nguyễn Oanh, nhà anh Huỳnh Chạy, nhà anh Trần
Triển và nhà anh Nguyễn Hữu Minh. Họ khóc quá, không biết làm gì hết trơn. Tại
vì các cấp chính quyền tới bao vây cách (nơi bị cưỡng chế) 500 mét khiến các
nạn nhân không làm gì được hết. Còn chị bị cưỡng chế bữa qua thì chị cố vô nhà
mình sắp bị cưỡng chế, chị lăn, chị khóc, la làng, nói quá chừng. Rốt cuộc chị
té xỉu. Khi người ta bồng chị ra khỏi nhà là họ múc nhà chị luôn.”
Người dân “bị cưỡng
chế bữa qua” đó kể lại về tình cảnh bị đàn áp như sau:
“Dạ
họ cưỡng chế nhà tôi, cho phủ đất vào hôm mùng 10 tháng 12 này, sáng lại tôi ra
thì thấy họ đổ đất lút trên mái nhà, đổ xung quanh hết. Ở xa ngó tới chỉ thấy
đất thôi chứ không thấy nhà nữa. Ý họ là phủ chung quanh hết để báo chí không
thấy gì về cái nhà tôi nữa. Báo chí cũng không được quay phim, chụp hình gì
hết. Gia đình tôi thì có một lô đất ấy là 140 mét. Họ kiểm định hồi năm 2010
nhưng mà áp giá của cái giá nhà 2007. Mà chờ đến bây giờ 2012 rồi mà gia đình
tôi vẫn chưa nhận tiền.
Giáo
dân Cồn Dầu cho biết thêm rằng trong mấy ngày nay, các quan chức chính quyền
xuống thôn Cồn Dầu, mang theo giấy tờ và buộc nhiều gia đình phải nhận tiền bồi
thường theo giá họ áp đặt, còn nếu không, sẽ bị cưỡng chế, bị múc sập, bị cày
nhà cửa, như giáo dân địa phương mô tả:
“Mấy ngày nay Giáo Xứ Cồn Dầu rất căng thẳng.
Tại vì viên chức chính quyền tới rất nhiều, vô từng nhà một, bắt mình phải nhận
tiền để giao mặt bằng, nếu không họ sẽ cưỡng chế. Nhưng họ kiểm định rồi bồi
thường không thỏa đáng với số tiền rất ít. Nên lâu nay giáo dân không chịu đi.
Hôm nay dân còn nói là nguyện vọng của họ chỉ muốn định cư tại chỗ. Vì đất đai
ở đây là họ ở lâu đời rồi, đã gầy dựng nên được 135 năm rồi. Nhưng giờ chính
quyền giao cho đầu tư nước ngoài. Nên họ không chịu đi. Hơn nữa tiền bồi thường
với giá quá thấp, chưa thỏa đáng nên họ chưa chịu đi.”
Dùng
dân đánh dân
Chúng tôi được tin giới cầm quyền Đà
Nẵng dự tính từ đây tới Tết Nguyên Đán, bằng mọi giá, sẽ đuổi giáo dân ở Xứ Đạo
Cồn Dầu tới khu mới. Nếu không đi sẽ bị cưỡng chế nặng tay. Các giáo dân cũng
báo động rằng giới cầm quyền địa phương hiện đang “dùng người Cồn Dầu để đánh
người Cồn Dầu”, chẳng hạn như dùng những người Cồn Dầu đang làm việc cho họ về
khuyến khích dân Cồn Dầu di dời. Giáo dân cũng cáo giác rằng giới cầm quyền cưỡng chế
đất đai, nhà cửa họ một cách trái luật pháp, chủ yếu để đạt mục tiêu của họ
thôi, chứ không đếm xỉa gì tới chuyện nạn nhân không nhận được tiền bồi thường
thỏa đáng, không được đáp ứng quyền lợi chính đáng. Đó là chưa kể họ phải rời
xa nơi thờ phượng, cầu nguyện thiêng liêng.
Theo giáo dân thì giới
cầm quyền “quyết làm là làm”:
“Giới
cầm quyền làm tiếp tục hơn. Mấy ngày nay họ làm tiếp tục – làm ngày hôm nay rồi
tới ngày khác nữa, họ nói thế đó. Họ nói họ làm là họ làm. Họ quyết làm là họ
làm.”
Chúng
tôi được tin hiện giờ phía bên khu nghĩa trang của Giáo Xứ Cồn Dầu còn có gia
đình anh Thái Văn Liên đang bị áp chế mạnh mẽ. Chính ông Nguyễn Bá Thanh, bí
thư thành uỷ Đà Nẵng, đã trực tiếp gặp anh Liên, đe doạ rằng nếu trong tháng 12
này mà gia đình anh không đi sẽ bị cưỡng chế, còng tay, bị bỏ tù. Dân oan Thái
Văn Liên, cũng giống như nhiều dân oan khác trong khắp nước, đang lâm vào tình
trạng khó khăn, khủng hoảng và hiện chưa biết tính sao.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment