Monday, 10 December 2012

THÔNG ĐIỆP của TỔNG THƯ KÝ LHQ trong NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (Ban Ki-moon, United Nations)




Ban Ki-moon, United Nations

Trần An Nam chuyển ngữ, THTNDC
Posted on Dec 10, 2012

Tất cả mọi người đều có quyền lên tiếng để tiếng nói của họ được lắng nghe và tham gia hình thành các quyết định có ảnh hưởng đến cộng đồng của họ. Quyền này được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và tích hợp đầy đủ trong luật pháp quốc tế, đặc biệt trong Điều 25 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Trong thế kỷ vừa qua, chúng ta đã đạt được những tiến bộ không thể phủ nhận trong những vấn đề này.
Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều nhóm, nhiều cá nhân phải đối mặt với quá nhiều trở ngại. Ngày nay, phụ nữ có quyền bỏ phiếu hầu như ở khắp mọi nơi, nhưng phần lớn vẫn có rất ít đại diện trong các nghị viện và các quá trình [đàm phán] hòa bình, trong các chức vụ cao cấp của chính phủ cũng như các tập đoàn, và trong các chức vụ giữ tính quyết định cao. Những người dân bản địa thường xuyên phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, và bị phủ nhận những cơ hội để họ có thể sử dụng đầy đủ các quyền con người hoặc những hoàn cảnh của họ không được xem xét đúng mức. Tôn giáo và dân tộc thiểu số – cũng như những người khuyết tật hoặc những người mang khuynh hướng giới tính khác nhau hoặc quan điểm chính trị khác nhau – thường bị cản trở trong việc tham gia vào các tổ chức và các quá trình quan trọng. Các tổ chức và công luận cần phải có sự đa dạng khi đại diện trong xã hội nói chung.

Tổng quát hơn, trong một số nơi trên thế giới, chúng tôi đã nhìn thấy mối đe dọa đáng báo động cứng đầu đối chế độ dân chủ đã đạt được. Ở một số nước, các nhóm xã hội dân sự đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng và gặp nhiều hạn chế. Một số dự luật đã được đưa ra với mục tiêu cụ thể nhắm các tổ chức xã hội dân sự và làm cho họ gần như không thể nào hoạt động được. Những nhà dân chủ đã gặp phải các biện pháp mới đối đầu mới. Tất cả chúng ta đều nên quan tâm bởi những sa ngã như vậy.

Ngay cả trong các xã hội tiên tiến thì vẫn còn chỗ để cải thiện. Không có quốc gia nào đã thành công trong việc đảm bảo rằng tất cả các cư dân của họ có thể tham gia đầy đủ trong các vấn đề công cộng, bao gồm cả quyền được ứng cử vào các cơ quan công quyền và có quyền bình đẳng đối với các dịch vụ công cộng. Chỉ ban hành các luật mới hoặc loại bỏ các luật bất công vẫn chưa đủ. Việc này xảy ra quá thường xuyên, và phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại trong thực tế, tạo các rào cản và tư duy rất khó để vượt qua.

Các nhóm xã hội dân sự mạnh mẽ là một trong những chìa khóa để giúp bất kỳ một quốc gia nào sinh hoạt một cách lành mạnh, và Liên Hiệp Quốc lên án nước nào có những biện pháp nhằm ngăn chặn chúng. Đó là lý do vì sao, Ngày Quốc tế Nhân quyền năm nay, Liên Hiệp Quốc đề cao quyền tham gia và các quyền tương tự để những việc đó có thể diễn ra [trong thực tế] – đó là các quyền tự do phát biểu và bày tỏ [quan điểm], và tự do hội họp ôn hòa và và tự do lập hội.

Luật pháp quốc tế rất rõ ràng: Không cần biết bạn là ai, hoặc nơi bạn sinh sống ở đâu, tiếng nói của bạn đều có giá trị. Nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền, chúng ta hãy đoàn kết để bảo vệ quyền con người để tiếng nói của bạn được lắng nghe.

© 2012 Bản tiếng Việt THTNDC






No comments:

Post a Comment

View My Stats