Thiện Tùng
3-12-2012
Riêng
lĩnh vực quan hệ tính dục không “trong luồng”, ngôn ngữ Việt Nam nói về
nó cũng phong phú, người ta ám chỉ nó bằng những đôi từ có ngữ nghĩa khác nhau:
thông dâm, gian dâm, cưỡng dâm, mãi dâm… Bài viết này tôi chỉ nói mãi dâm, một thứ hiện
đang “trăm hoa đua nở” ở VN.
Dân
gian gọi những người tham gia lĩnh vực này là "bọn Đĩ Điếm". Đĩ là nữ
bán dâm, Điếm là nam mua dâm. Bán thì thu, mua thì chi.
Lý
giải cho rõ về mối quan hệ mua bán dâm hơi dài dòng: “Có thứ này đã hoặc sẽ
có thứ kia, có thứ kia đã hoặc sẽ có thứ này, nếu khuyết một trong hai nó không
còn là nó”?.
+
Nữ nghèo khổ, thất nghiệp, bán dâm để “mưu sinh” – “bán dưới nuôi trên”.
Họ cần có tiền để trang trải cuộc sống đang thắt ngặt, đáng thương. “Khách
hàng” của họ là những người “khát dâm”, bất kể già trẻ, hèn sang.
+
Nữ có thể hình “ăn khách”, họ “mưu sang, mưu danh”, tận dụng nhan sắc
trời ban nhử đại gia, đại quan để hốt của, sớm thành những bà hoàng giàu sang,
danh vọng.
Về
phía nữ bán dâm:
Xét
cho cùng, nếu có lỗi thì lỗi ấy cũng không lớn, chỉ ở mức nhắc nhở hay cảnh
cáo. Bởi vì, họ chỉ bán cái thuộc quyền sở hữu của họ để cầu sống, cần sang?
Lỗi lớn trong vấn đề này là nhà cầm quyền: Quản lý xã hội thế nào mà để thiểu
số người giàu nứt đố đổ vách, đa số người khố rách áo ôm, phải bán thân nuôi
miệng – tự “rỉa lông” mình mà sống!.
Về
phía nam mua dâm: Hãy thông cảm, xử lý nương tay với những người phải
chiếc số tiền ít ỏi do mình làm ra để giải quyết “cơn khát” bẩm sinh.
Nếu nhà cầm quyền “chịu chơi” như đã từng hô hào, hãy truy tận gốc, xử lý đến
nơi những gã “ham vui, thích của lạ”, xem họ moi đâu ra tiền, ra hàng mà chi
không run tay để mua “hàng hiệu” giá đắt tận mây xanh. Cứ làm thật tình đi rồi
sẽ rõ mặt “bầu cua” – Đừng chỉ biết nói nhiều, chán lắm?!.
Để bổ sung tư liệu cho bài Phóng sự định viết, tôi xin
được phỏng vấn cô Y… và chấp nhận thua cuộc:
-
Cô bao nhiêu tuổi, học hành đến đâu?
-
19, xong Trung học, đậu Đại học, không có tiền học tiếp.
-
Sao không chọn nghề khác mà chọn nghề này?
-
Ông giới thiệu giúp đi. Tôi không thân thế nên không thể…
-
Cũng son phấn, nữ trang khá đầy đủ chớ bộ…?
-
Các thứ ấy như đồ nghề của thợ, không có cũng tìm mọi cách tạo cho có để vui
lòng khách đến vừa lòng khách đi.
-
Cô có biết hành nghề này phạm pháp không?
-
Thân thể tôi do cha mẹ tôi tạo ra, nó thuộc quyền sở hữu của tôi, thắt ngặt tôi
bán nó, có ăn cắp ăn kiêu gì của ai đâu mà phạm pháp?.
-
Pháp luật quy định vậy mà?
-
Nó không hợp với hoàn cảnh của tôi nên tôi không thể thi hành, vì vậy tôi mới
bị bắt vào đây.
-
Cô hành nghề này, vô tình gây đau khổ cho nhiều người khác như vợ, con, cha, mẹ
của những người đàn ông đến với cô?
-
Có nỗi khổ đau nào bằng nỗi khổ đau của người con gái phải đem bán cái quý nhứt
của đời mình?!
Có
tiếng quản trại gọi báo mẹ cô Y… đem cơm đến. Tôi dầu có muốn cũng không hỏi
được gì thêm ở cô Y… Khi cô Y… xách cơm vào trong, tôi hỏi mẹ cô Y…
-
Chị có biết con gái chị… hành nghề này không mà không can ngăn?
-
Có. Nhưng... Ông có biết không, đau xót lắm!... Vợ chồng già tôi hàng ngày đã
ăn một phần cuộc đời con gái độc nhứt của mình đó!
Biết bao chuyện khác mà tôi mục kích, xin kể một số
chuyện để độc giả xem coi nên cười hay nên mếu:
+
Ở một quán bia ôm, 4 – 5 cô gái mặc 7 da 3 vải, khi vắng khách, cùng ngồi xem
truyền hình, thấy một quan chức nào đó đang “nhả ngọc phun châu” trên diễn đàn
cho nhiều người nghe. Một cô trong số rống họng: “Đó!… Thằng cha đang nói
đó, hôm rồi nó đến đây nhậu xỉn rồi bóp tao đau chết mẹ!”.
+
Cạnh nhà tôi có một quán bia ôm, tuy hơi hẻo lánh, nhưng khách rất đông, bí
quyết là chủ hiểu được bụng dạ thượng đế: “thường xuyên đổi mới thức ăn và
gái”. Khách sang, khách quan “thích món ngon vật lạ” rủ nhau đến đây. Rùm
beng quá, chính quyền sở tại định “hỏi thăm sức khỏe”. Nghe vợ than, ông chủ
quán nói dõng dạc: “Muốn thì ra tay đi, tao có đủ bằng chứng, tao sẽ trình
ra coi ai vào đây ôm”. Không ngờ câu nói cứng ấy lại ngăn được kiểm tra của
cơ quan chức năng.
+
Bia ôm nhậu xỉn rồi quậy quá, coi mòi không thọ, các chủ quán bia ôm lần lượt
chuyển sang Karaoke hoặc nhà trọ – loại hình chứa mãi dâm kín đáo hơn. Chủ quán
cạnh nhà tôi cũng chạy theo thời thế, chuyển quán bia ôm thành nhà trọ. Bữa nọ
tôi đến chơi, ông mời nước tử tế, nói:
-
Anh ngồi uống nước, tôi ra sau chỉ huy gánh thợ.
Tôi
ngồi chưa nóng đít, Thiếu tá Công an khu vực vừa vào khỏi cổng gọi to:
-
Gần xong chưa anh Bảy? Em xin giấy phép cho anh xong rồi đây.
Chủ
quán ra nhận giấy và nói:
-
Mở rộng thêm, làm được 17 phòng, tuần nữa mới xong.
Tôi
xen vô:
-
Bia ôm là xào khô, nhà trọ hay Karaoke là xào nước đấy.
Sau
khánh thành chừng một tháng, tôi sang chơi, hỏi:
-
Bộ ế sao êm quá vậy?
-
Ấp đều trong đó – Chủ quán đáp.
-
Khách nào mà đông thế ?
-
Gần có, xa có, họ bắt cặp rồi dẫn tới đây, toàn là người có tiền và có quyền, nghèo lo cái ăn không đủ lấy đâu
chi cho “mát mẻ”.
+
Một ông quan đầu tỉnh địa phương tôi, ông thường nghiến răng nhắc nhở thuộc hạ
học tập đạo đức cụ Hồ. Bữa nọ, ông Phó Tổng Giám đốc một ngân hàng ở Sài Gòn về
nhà nghỉ Chủ nhật, rủ ông quan đầu tỉnh đi nhậu và dụ được ông “mát mẻ” một
đêm. “Ăn quen nhịn không quen”, cứ chiều thứ Sáu là ông quan đầu tỉnh gọi giật
Phó Tổng về “đi chơi”. Vợ ông nghi ngờ ông “mèo mã gà đồng”, mướn vệ sĩ theo.
Vệ sĩ vâng lịnh Bà, đi lấy có để kiếm “chút cháo” chớ dại gì va đầu vào đá. Tốn
tiền mà không có kết quả, Bà thay đổi chiến thuật: Tăng cường son phấn, mặc
đúng thời trang để nâng cấp hòng chiêu phu quay về “cố quốc”. Già mà ăn vận lòe
lẹt, vẽ trét tùm lum, nhìn vào càng chướng mắt, hết muốn “nhậu”. Bà càng nâng
cấp, ông càng vắng nhà về đêm. Bay mãi mỏi cánh cũng phải hạ. Khi hạ cánh, hình
hài ông xơ xác rồi ngã bịnh. Chưa đầy năm sau ông chết với thi thể bị nổi đỏ,
thâm quầng. Để giữ uy tín cho ông, lãnh đạo tỉnh cấm nói căn bịnh thế kỷ của
ông. Bác sĩ điều trị chỉ lén rỉ tai với một vài người thật thân quen: “Ổng bị
S”.
Chuyện
dài nhiều tập, ở VN hiện nay đâu cũng có, ít nhiều ai cũng biết. Nói chuyện
người ta đã biết là “tra tấn dã man”?
Để kết thúc bài viết, tôi xin tặng các cô nữ sinh mặn bắt
bướm ép vào trang sách 4 câu thơ để ngừa Sở Khanh:
Lộn
kiếp từ sâu, Bướm là ta,
Sống
nhờ bòn rút các loài hoa.
Nhấp
nhô đôi cánh đi thu vén,
Nhụy
rữa hương tàn mặc kiếp hoa.
Mỹ
Tho, 1/12/2012
T.T.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment