Âu Dương Thệ
Hiệp
Hội Dân Chủ & Phát Triển Việt Nam
28-11-12
http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/qh2811.htm
28-11-12
http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/qh2811.htm
Chiều 22.11, chỉ một ngày trước khi bế mạc, Quốc hội đã
“họp kín về tình hình Biển Đông”. Trong cuộc họp báo chiều 23.11 công bố
kết quả kì họp thứ 4 khóa 13 Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho
biết tại sao lại phải họp kín: “Việc Quốc hội họp kín về tình hình Biển Đông
vào chiều hôm qua (22.11) là theo kiến nghị của đại biểu Quốc hội và điều này
là bình thường”.[1] Trong khi Quốc hội, “cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân”[2], phải đóng cửa khép nép họp kín về
vấn để chủ quyền rất quan trọng của đất nước, làm mất thể diện quốc gia thì Bắc
Kinh càng ngày càng có những hành động công khai ngang ngược, trắng trợn, từ
lấn chiếm các hải đảo VN nay còn tìm cách hợp thức hóa cuộc xâm lăng bằng cách
cho in hộ chiếu mới có ghi đường lưỡi bò cùng với các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa coi như thuộc lãnh thổ Trung quốc! Việc này, theo như một số Blog ở trong
nước, thực ra Bắc Kinh đã thực hiện từ 15.5. 2012, nhưng mãi tới 22.11 khi thông tấn xã
Reuters chất vấn, nhà cầm quyền CSVN mới lên tiếng phản đối ![3]
Đáng lưu ý nữa là, chỉ hai ngày sau khi Đại hội 18 ĐCS Trung quốc bế mạc (8-15.11.2012), Nguyễn Phú Trọng đã cử Ủy viên Trung ương và Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân làm “đặc
phái viên
của Tổng bí thư” sang chúc mừng Tập Cận Bình vừa được bầu làm Tổng bí thư ĐCS Trung quốc và thân
mời ông Bình sớm sang thăm VN. Nhưng Tập Cận Bình đã
không tiếp “Đặc phái viên của Tổng bí thư” của Nguyễn Phú Trọng mà chỉ
để người dưới gặp.[4] Thái độ coi thường Nguyễn Phú Trọng của
Tập Cận Bình khác hẳn thái độ trọng vọng lễ phép của Nguyễn Phú Trọng khi tiếp
Vương Gia Thụy, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương ĐCS Trung quốc, “Đặc phái
viên” của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào khi ấy cử sang chúc mừng ông Trọng vừa
được bầu làm Tổng bí thư vào giữa tháng 1.2011.[5] Có lẽ vì thế ông Trọng đã buồn bã không
để tờ Tạp
Chí Cộng Sản điện tử đưa tin này.
Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”[6] trong kì họp thứ 4 Khóa 13 từ 22.10 tới
23.11 còn có hai việc làm rất được dư luận chú ý. Thứ nhất là ưu ái đến 2 lần
để Nguyễn Tấn Dũng - từ Hội nghị trung ương 6 tới nay được Nguyễn Phú Trọng đặt
tên một cách khinh bỉ là “một đồng chí Ủy
viên Bộ chính trị” và sau đó được Trương Tấn Sang gọi là “đồng chí X”-[7] ra trước 500 đại biểu “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn”[8], và ba tuần sau ông Dũng lại hùng dũng nói trước Quốc hội là tại sao không
muốn từ chức Thủ tướng. Thứ hai, Quốc hội vừa ra đạo luật mới về phòng chống
tham nhũng, chấm dứt vai trò của ông Dũng làm Trưởng ban của Ban này và giao
cho Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu Đảng và gần đây đã hai lầm khóc mếu công
khai, vì bất lực trước việc các đồng liêu càng ngày càng ăn bẩn, không những
thế còn kéo cả vây cánh, gia đình như những “bầy sâu”cùng tham gia đục
khoét tài sản của dân rất trắng trợn. Nhiều quan sát viên nêu các câu hỏi: Từ
Nguyễn Phú Trọng tới Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng đang tính giở trò gì
đây? Họ lại dùng Quốc hội làm tuồng phường chèo gì mới? Còn ai tin họ nữa không?
Hoan hô Đồng chí X!
Suốt hai tuần bị phe Nguyễn Phú Trọng hành hạ tàn nhẫn
đến mức như bị cởi truồng trước 200 ủy viên Trung ương đảng tại Hội nghị trung
ương 6 (1-15.10), cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng phải nhận lỗi. Cho nên vào ngày
cuối trong tư cách đứng đầu Bộ chính trị, Nguyễn Phú Trọng đã đòi Hội nghị
trung ương 6 phải có quyết định kỉ luật nghiêm túc với Nguyễn Tấn Dũng: “Bộ
Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một
hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính
trị…” [9]
Nhưng đa số rất lớn trong số 175 Ủy viên trung ương đã
đứng về phe Nguyễn Tấn Dũng bác đòi hỏi của Nguyễn Phú Trọng:
“Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc
toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ
luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu
cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không
để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.”[10]
Điều này cho thấy, Nguyễn Phú Trọng đã thua đau nên khi
đọc diễn văn bế mạc đã khóc và Nguyễn Tấn Dũng đã thắng lớn ngay trong cơ quan
cao nhất là Trung ương đảng. Đây không phải là chiến thắng đầu tiên của ông
Dũng, mà hai năm trước khi Bộ chính trị và Trung ương đảng bàn về vụ làm ăn
thua lỗ của Vinashin (2010) lên tới 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) Nguyễn Tấn Dũng
cũng đã thắng, cuối cùng các bên đã coi sự thất thoát tài khoản khủng khiếp
trên như tiền chùa và tự tha bổng cho nhau để giữ ghế chia phần trong Đại hội
11 (1.2011). Nhưng trong “Kết luận số 88/KL-TW ngày 08 tháng 11 năm 2010 của
Bộ Chính trị”về vụ Vinashin họ vẫn nói vuốt đuôi và xoa dịu dư luận “
yêu cầu các tập thể và cá nhân liên quan phải nghiêm túc tự phê bình, rút kinh
nghiệm, tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị và không để các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước khác xảy ra sai phạm tương tự.”[11]
Nhưng sau đó ông Dũng “nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm” như thế nào thì không ai rõ, vì ông còn trâng tráo đưa cả con gái và hai
con trai vào các chức hái ra tiền hoặc chuẩn bị cho tương lai. Không những thế,
từ đó đến nay có thêm nhiều tập đoàn và tổng công ti dưới quyền trực tiếp của
Thủ tướng như Vinalines, Điện lực (EVN), Tập đoàn công nghiệp xây dựng (VNIC)
và Tập đoàn phát triển nhà và đô thị (HUD) cũng đang thua lỗ cả trăm ngàn tỉ. [12]
Các chính sách kinh tế tài chánh sai lầm, vung tay quá
trán của Nguyễn Tấn Dũng suốt 6 năm vừa qua đã tạo gánh nợ công của VN lên tới
129 tỉ USD (2011), cao hơn cả GDP của VN năm 2011,[13] gây ra nạn lạm phát cao nhất trong khu
vực và đang đưa kinh tế VN tới bờ vực thẳm. Tổ chức tin tức tài chánh kinh tế
Bloomberg đã gọi chính sách kinh tế phiêu lưu của ông Dũng là “giấc mơ vỡ
nát”.[14] Cùng với những thất
bại trầm trọng trong kinh tế, Nguyễn Tấn Dũng còn hoàn toàn bất lực trong việc
chống tham nhũng. Lãnh vực mà ông trước đây hơn 6 năm khi nhận chức Thủ tướng
và Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng đã dõng dạc tuyên bố,
nếu không chống được tham nhũng thì ông sẽ từ chức!
Sau chiến thắng tại Hội nghị trung ương 6, ngày 22.10 ông
Dũng lại lên giọng long trọng và tỏ ra biết điều ra trước Quốc hội ăn năn xin
lỗi:
“Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính
phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ
và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả
những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành,
nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình
là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm,
gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai
trò của kinh tế nhà nước.”[15]
Nội dung và ngôn ngữ này Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nói
trong Báo cáo của Chính phủ ngày 24.11.2010 tại Kì họp thứ 8 của Quốc hội khóa 12 liên quan tới vụ Vinashin. [16] Nhưng đây là lần thứ 2 Nguyễn Tấn Dũng
vẫn không chịu từ chức, vẫn chỉ xin lỗi suông!
Một việc phủi trách nhiệm trắng trợn và dễ dàng như trở bàn
tay không thể nào có trong một xã hội dân chủ, pháp trị và văn minh thực sự.
Trong các nước Dân chủ Đa nguyên, nếu người cầm đầu chính phủ để xẩy ra các vụ
thất thoát tài sản công nghiêm trọng, hoặc để tham nhũng tràn lan thì Quốc hội
sẽ thành lập ngay các Ban điều tra độc lập và có quyền hành lớn. Thủ tướng và
các bộ trưởng có trách nhiệm phải ra điều trần và các dân biểu chất vấn công
khai. Cuối cùng nếu có những bằng chứng chính xác thì người cầm đầu chính phủ
và những bộ trưởng liên hệ sẽ nhận trách nhiệm chính trị là phải từ nhiệm hoặc
bị cách chức. Nếu lạm dụng tài sản công để làm lợi riêng thì có thể phải ra tòa
án xét xử như mọi công dân trước pháp luật. Chứ không chỉ nói suông như Nguyễn
Tấn Dũng là“ nhận trách nhiệm chính trị lớn”, nhưng vẫn cố ôm ghế Thủ tướng mà không đủ can đảm và bản lĩnh thấy rằng,
suốt trên 6 năm qua ông đã hoàn toàn không hoàn thành các nhiệm vụ chính trị
trong tư cách người cầm đầu chính phủ!
Vì chức vụ Thủ tướng có nhiệm vụ chính trị rất cao, cho nên người đảm nhiệm nó thì cũng phải có trách nhiệm chính trị rất lớn, đó là qui luật công bằng trong sinh hoạt chính trị lành mạnh là, nhiệm
vụ chính trị và trách nhiệm chính trị phải song hành với nhau. Trong
trường hợp của Nguyễn Tấn Dũng thì nhiệm vụ chính trị ông nắm là 100, nhưng
trách nhiệm chính trị lại là số 0 !
Nhiều nhân sĩ, trí thức và đảng viên còn biết tự trọng đã
đưa ra đòi hỏi Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức sớm. Ngay cả đồng liêu của ông
Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khuyên: "Nhân dân đã giao
nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui"
và “nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng
ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc”[17]
Đã không chịu từ chức, nhưng cơ quan quyền lực cao nhất
của nước, tức Quốc hội, ba tuần sau lại mời ông Dũng ra điều trần. Nhưng cho
tới ngày chót hầu như vẫn chưa có đại biểu dám đưa các câu hỏi sẵn cho Ủy ban
Thường vụ Quốc hội chất vấn Nguyễn Tấn Dũng. Ngày 14.11 chỉ có vài đại biểu đặt
câu hỏi, trong đó đáng kể nhất là Dương Trung Quốc, tuy là Giáo sư Sử học và
rất hãnh diện trong tư cách “không phải đảng viên” (ĐCS) làm đại biểu
Quốc hội từ suốt ba nhiệm kì. Nhưng qua những hoạt động của ông người ta thấy,
ông Quốc đã từng đóng các vai trò khi thì “quân xanh” làm “đối lập”
cuội, lúc thì làm “quân đỏ” ủng hộ nhân vật này hay nhân vật kia. Chẳng
hạn mới đây nhất, ngày 22.10 sau khi Nguyễn Tấn Dũng giả vờ xin lỗi và nhận
trách nhiệm tại Quốc hội thì ông Quốc khen lên khen xuống ông Dũng hết mình là “thái
độ thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân”![18] Vài tuần sau trong buổi chất vấn của
Quốc hội ông Quốc đã mớm câu hỏi với Nguyễn Tấn Dũng, “Thủ tướng có tán
thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để
từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?”! [19]
Được lời như cởi tấm lòng, nên Nguyễn Tấn Dũng đã trút
bầu tâm sự trước Quốc hội là suốt 51 năm theo Đảng ông chỉ biết phục vụ Đảng mà
thôi, cho nên không thấy có lí do phải từ chức:
“Về ý kiến của ĐB là có nghĩ đến văn hóa từ chức không, tôi
xin trình bày ý kiến thế này.
Đối với tôi, còn 3 ngày nữa tròn 51 năm tôi theo Đảng,
hoạt động cách mạng, chịu sự quản lý trực tiếp của Đảng. Trong 51 năm qua, tôi
không xin với Đảng cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác,
tôi cũng không thoái thác hay từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Nhà nước
giao phó cho tôi.
Là cán bộ, đảng viên, tôi đã nghiêm túc báo cáo với Bộ
Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về bản thân mình. Đảng, Ban chấp hành Trung
ương đã hiểu rõ về tôi, cả về sức khỏe, thương tật, cả về năng lực, phẩm chất,
đạo đức cả về tâm tư, nguyện vọng của tôi.
Đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, Đảng ta là
đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã phân công tôi tiếp
tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng
Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định
của Đảng, của Quốc hội.
Tóm lại, có thể nói, gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng,
cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của Đảng, tôi không chạy, tôi cũng không
xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp
tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua.”,[20]
Khi tuyên bố như trên gương mặt ông Dũng không buồn,
không hổ thẹn mà còn tỏ ra vênh váo hãnh diện, hãnh diện vì đã đi theo Đảng và
hãnh diện vì đã được Đảng giao phó hết trọng trách này tới trọng trách khác và
cả Quốc hội trước sau vẫn tín nhiệm ông! Không những thế, ông còn công khai cho
biết, những việc làm của ông từ trước tới nay, nhất là từ hơn 6 năm làm Thủ
tướng, đều đã được Bộ chính trị và Trung ương đảng đồng ý và giao phó, nghĩa
là ông đổ lỗi hoàn toàn là lỗi của tập thể, chứ cá nhân ông chẳng làm điều gì sai
lầm![21]
Nhưng mới ba tuần trước, ngày 22.10 cũng chính trước Quốc
hội ông Dũng đã nhìn nhận, chính ông và chính phủ dưới quyền của ông đã có “những
yếu kém, khuyết điểm” “trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những
yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát” đặc biệt trong lãnh vực kinh
tế tài chánh, nên đã gây ra “nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm
trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước.” Nhưng ngày 14.11 cũng trước Quốc hội này Nguyễn Tấn Dũng lại vỗ ngực là vẫn“hoàn
thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội.”. Ông bảo rằng,
mọi hành động của ông là do Đảng và vì Đảng, ở đây cụ thể là Trung ương đảng và
Bộ chính trị, ông chỉ là người thừa hành, sai đâu đánh đó. Lời biện bạch 51 năm
theo Đảng của Nguyễn Tấn Dũng còn cho thấy rõ thái độ vào Đảng của ông là đã
nhiều năm chỉ quen nịnh trên nẹt dưới, biết ngậm miệng nín hơi để chờ thời, đến
khi leo được lên đỉnh danh vọng thì thẳng tay bòn rút và cố đấm ăn xôi!
Như thế rõ ràng là
ông Dũng đã đánh mất tính tự trọng! Một đức tính cao quí cần có ở một người lãnh đạo. Tâm lí phủi trách nhiệm
này là sản phẩm của chế độ độc tài. Nó cho phép những kẻ có quyền lực thường
nhân danh Đảng ra các quyết định sai lầm, đàn áp nhân dân và khi những sai lầm
không còn che dấu được nữa, bị phê bình thì họ lại lấy Đảng làm lá chắn để trốn
trách nhiệm!
Những nguy hại của chế độ toàn trị đẻ ra và bao che những
người cầm đầu vô trách nhiệm và mất tự trọng càng ngày bị nhân dân bất bình,
thanh niên và trí thức phản đối, kể cả nhiều đảng viên tiến bộ đã công khai
cảnh báo. Như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên trung ương và cựu Đại sứ
tại Trung quốc, sau khi Nguyễn Tấn Dũng phủi trách nhiệm nên tướng Vĩnh đã kết
án:
“Nếu Thủ tướng có lòng tự trọng như vừa qua ông lên lớp
cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về lòng tự trọng
thì ông nên từ chức.” [22]
Cả Lê Hiếu Đằng, một sinh viên miền Nam trước 1975 đã từng tin theo Đảng, nhưng sau mấy
chục năm đã sáng suốt tự nhìn ra những nguy hại của chế độ độc tài toàn trị
trong mọi lãnh vực đang gây ra cho đất nước, từ đàn áp thanh niên trí thức, quị
lụy Bắc kinh, kinh tế kiệt quệ tới tham nhũng bất trị. Cho nên trong dịp Nguyễn
Tấn Dũng không chịu từ chức trước những sai lầm nghiêm trọng, ông Đằng đã nói,
đó là “văn hóa xấu hổ” đã mất trong những người có quyền lực. Ông cảnh giác đây chính “lỗi
hệ thống”, tức là hệ thống của
chế độ độc đảng toàn trị:
“Vấn đề ở chỗ « lỗi hệ thống ». Nếu muốn không có một vị
Nguyễn Tấn Dũng nữa với những thiếu sót đó, thì phải thay đổi thể chế. Ở đó
phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, Quốc hội cho ra Quốc hội”[23]
Chuyện Nguyễn Tấn Dũng “nhận lỗi”nhưng không chịu từ
chức
lần thứ hai trước Quốc hội, rồi Quốc hội lại vẫn bỏ qua
có thể so sánh với câu chuyện, một bị can đứng trước tòa nhận tội đã làm và
nhìn nhận hành động của mình đã gây ra thiệt hại lớn cho nhiều người. Nhưng
cuối cùng tòa xử tha bổng cho bị can! Vậy phải gọi tòa án ấy là cái gì? Trường
hợp với Quốc hội của chế độ toàn trị thì Quốc hội ấy của ai và để làm trò gì?
Có phải Quốc hội đang làm trò múa rối theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng?
Hoan hô đồng chí mếu!
Trong khi người cầm đầu chính phủ ngang ngược phủi trách
nhiệm và cố đấm ăn xôi với cái ghế Thủ tướng thì người đứng đầu Đảng có dám
nhận trách nhiệm tương xứng với quyền hành không? Suốt hai thập niên qua trên
các cương vị quan trọng trong nhiều lãnh vực khác nhau Nguyễn Phú Trọng đã
chứng tỏ là người cực kì bảo thủ, giáo điều và lươn lẹo - từ cúi đầu thần phục
Bắc kinh, chủ trương tiếp tục độc đảng theo Marx-Lenin đã phá sản, tới vẫn giữ
các tập đoàn và tổng công ti nhà nước làm chủ đạo trong kinh tế. Không những
thế, vì nuôi tham vọng cao nên mặc dầu đã quá tuổi qui định trong Điều lệ Đảng
nhưng ông Trọng đã không chịu rút lui và tìm mọi thủ đoạn để leo lên ghế Tổng
bí thư tại ĐH 11. Từ đó Nguyễn Phú Trọng tìm mọi cách xoay xở để chặt chân tay
và vây cánh những ai ông không ưa, nhất là Nguyễn Tấn Dũng. Cụ thể nhất hiện
nay là giành lại chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng của
Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng giành lại chức trưởng ban này ông Trọng có thực tâm
và đủ bản lĩnh chống tham nhũng, hay chỉ để củng cố quyền lực cho chính mình và
vây cánh? Ý định thực sự của Nguyễn Phú Trọng trong việc này đã
được thể hiện rất rõ trong Đạo luật mới về phòng chống tham nhũng vừa được Quốc
hội thông qua với gần 95% số phiếu và sẽ có hiệu lực từ 1.2.2013. Nghĩa là hầu
như toàn bộ 500 đại biểu đã nhẩy múa theo lệnh của Tổng bí thư!
Từ nhiều năm qua dư luận rộng rãi trong toàn xã hội và cả
một phần trong Đảng đòi hỏi phải có một cơ cấu chống tham nhũng độc lập và có
thực quyền thì mới ngăn chặn được bọn tham quan bòn rút, xà xẻo tài sản của
nhân dân. Ngay cả trong Kì họp thứ 4 của Quốc hội mới đây, nhân dịp thay đổi
Trưởng ban phòng chống tham nhũng, cũng có một số đại biểu đưa ra yêu cầu chính
đáng này. Họ đã nhìn rõ nếu chỉ chuyển Ban này từ chính phủ sang Đảng thì vẫn
là “bình cũ rượu cũ” hay “hổ không răng” mà thôi. [24]
Vì trước thời Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng ban này thì Bộ
chính trị cũng đã lãnh đạo trực tiếp việc chống tham nhũng và kết quả thảm bại
như thế nào thì ai cũng biết, Nguyễn Phú Trọng lại càng biết hơn nữa. Vì một
cao điểm trong việc Đảng phát động phong trào rầm rộ chống tham nhũng đã có từ
Hội nghị trung ương 6/2 (25.1-5.2.1999) khóa 8, đề ra rèn luyện đạo đức cán bộ,
bắt kê khai tài sản và qui định các điều đảng viên không được làm và mở cuộc
chỉnh đảng kéo dài suốt hai năm (19.5.99 -19.5.2001).[25] Khi ấy ông Trọng đã là Ủy viên Bộ chính
trị trực tiếp giúp Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Nhưng lần này Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan cao nhất
của Quốc hội, cuối cùng vẫn làm theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng, nghĩa là theo
Luật chống tham nhũng vừa được Quốc hội thông qua thì Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng sẽ cầm đầu Ban này. Tuy nhiên, vào ngày 23.11 khi cho biết Luật mới chống
tham nhũng sẽ được áp dụng từ 1.2.2013 thì Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội
Nguyễn Văn Hiện - người từng giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và cũng
đã từng nói Tòa án Nhân dân xử cách nào cũng được- đã lươn lẹo giải thích rất
ngụy biện là, muốn thành lập một ban độc lập chống tham nhũng thì “đòi hỏi
phải có thời gian tổng kết, đánh giá thực tiễn, nghiên cứu” !!! [26] Mấy chục năm nay Quốc hội đã ra hết Pháp
lệnh này đến đạo luật khác về chống tham nhũng, nhưng trước sau tham nhũng càng
như rươi, như chính Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã xác nhận. Họ biết thừa
nguyên nhân vì đâu và đã có thời gian cả mấy chục năm, nhưng nay lại nại cớ “phải
có thời gian tổng kết, đánh giá thực tiễn”và hứa sẽ “nghiên cứu”[27]. Đây là cách trí trá theo kiểu “đến
Tết Maroc”!
Theo luật mới này, “tổ chức, hoạt động của Ban sẽ được
quy định trong văn kiện của Đảng, không quy định trong luật phòng chống tham
nhũng ”.[28] Nghĩa là làm sống trở lại chủ trương “đóng
cửa bảo nhau”, “xử lí nội bộ”, “tự phê bình nghiêm túc và rút kinh nghiệm ”, của
thời kì trước mà chính Nguyễn Phú Trọng đã từng tham gia tích cực từ Nghị quyết
Trung ương 6/2 (1999) thời Lê Khả Phiêu. Từ mô hình Thủ tướng đứng đầu Ban
này, tức là vừa đá bóng vừa thổi còi, nay chuyển sang Tổng bí thư đứng đầu Ban
này thì vẫn như vừa thổi còi vừa đá bóng, chỉ xếp thứ tự ngược lại mà thôi, còn
thì cách làm làm vẫn theo kiểu “Nguyễn Như Vân”!!!
Luật mới từ chối đòi hỏi của dư luận là đảng viên phải
công khai kê khai tài sản tại nơi cư trú và vẫn giữ lại việc chỉ phải khai tài
sản tại nơi làm việc. Nhưng cách này đã có trên 13 năm từ Hội nghị trung ương
6/2 và đã chứng tỏ hoàn toàn vô hiệu, vì các quan lớn chỉ khai tài sản tại nơi
làm việc thì ai dám kiểm soát tính chính xác, thực hư; không những thế bố bảo
nhân viên cấp dưới nào dám vào đọc hồ sơ về tài sản của xếp mình, đừng nói chi
đến tố cáo! Thế nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại cũng viện lí “đây là vấn
đề mới”nên “cần có bước đi thận trọng” để từ chối rồi hứa “nghiên
cứu kĩ”[29], nghĩa là vẫn theo sách lược gian dối
chờ tới “Tết Maroc”! Cho nên Nguyễn Văn Hiện vẫn giải thích theo lối lươn lẹo:
“Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do thời gian chuẩn
bị dự án luật ngắn, Chính phủ chưa tiến hành tổng kết đánh giá đầy đủ, toàn
diện việc thi hành luật trong 6 năm qua; dự án luật lại chỉ được thông qua tại
một kỳ họp nên nếu sửa đổi toàn diện tại một kỳ họp sẽ không bảo đảm chất
lượng. Do đó, ban soạn thảo nhất trí chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều
thực sự bức xúc đang gây khó khăn, vướng mắc cho việc thi hành luật và để thể
chế hóa kịp thời nghị quyết của Hội nghị TƯ .”[30]
Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần xác nhận, vấn đề chống tham
nhũng cực kì quan trọng và khẩn cấp và ông cũng có thừa thời gian để chuẩn bị
một đạo luật mới có thực quyền và khả thi nếu thực sự muốn. Nhưng cuối cùng ông
Trọng đã làm ăn rất cẩu thả, lấy lệ, làm cho xong. Bởi vì giữa các phe đang
tranh giành quyền lực tới mức một mất một còn. Chung quanh việc chuẩn bị và
thông qua Luật phòng chống tham nhũng vừa được Quốc hội ban hành đã cho thấy,
Nguyễn Phú Trọng không chỉ bất lực như trong Hội nghị trung ương 6 vừa qua mà
còn bộc lộ thái độ vô trách nhiệm trong cách giải quyết vấn nạn tham nhũng !
***
Qui luật trong chính trị đã chứng
minh rằng, ở đâu càng độc tài thì ở đó đàn áp càng tàn bạo, tham nhũng càng bất
trị và những kẻ có quyền càng trở nên bất lương, nguội lạnh trước sự đày đọa và
cực khổ của nhân dân! Họ lạm dụng quyền để
nói có thành không, không thành có, ngụy biện, tùy tiện. Đây chính là thái độ
và hành động của nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị hiện nay ở VN đang gieo
rắc cho dân tộc!
Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng –hai người có quyền
lực mạnh nhất trong chế độ toàn trị nhưng đang kình chống nhau rất mãnh liệt –
vì những lợi ích riêng đang dùng quyền lực để phách lối và lươn lẹo, biến Quốc hội thành nơi diễn tuồng để họ làm phường
chèo! Cấm Quốc hội không được công khai bàn về tình hình biển Đông đang rất
căng thẳng vì Bắc kinh đang trắng trợn lấn lướt. Điều này làm ô nhục danh dự
dân tộc. Hiện nay họ còn đang khua triêng đánh trống cho việc sửa đổi Hiến pháp
1992 cũng theo mánh lới quen thuộc đầu voi đuôi chuột, treo đâu dê bán thịt
thối (chứ không phải thịt chó)! Vì trước sau Điều 4 của Hiến pháp 1992 sẽ không
được phép đụng chạm tới. Nó cho phép ĐCS tiếp tục độc tài toàn trị! Nhưng cũng
chính Điều 4 này đang là hỏn đá tảng khổng lồ chặn đường đi của dân tộc ta!
Cả hai nhà độc tài và tham quyền Nguyễn Phú Trọng và
Nguyễn Tấn Dũng đã cố tình lẫn lộn hoạt động sân khấu với hoạt động chính trị.
Trong khi các màn sân khấu chỉ cốt cho thính giả vui, giải trí. Còn hoạt động
chính trị liên quan tới số phận của cả nước gần 90 triệu dân, từ cơm áo, việc
làm, giáo dục, y tế tới phẩm giá nhân cách và chủ quyền độc lập.
Trong một chế độ
mà Thủ tướng đã đánh mất tự trọng đến mức không biết là những hành động và lời
nói đang tự nhổ vào mặt mình. Một Tổng bí thư và cả Bộ chính trị đã vô quyền và
bất lực không đuổi được Thủ tướng tham nhũng và gây ra những sai lầm nghiêm
trọng trong suốt hơn 6 năm… Một Tổng bí thư cố giành giựt chức Trưởng ban chống
tham nhũng, nhưng lại đẻ ra luật mới chống tham nhũng đầu voi đuôi chuột!
Một chế độ với những người cầm đầu như vậy có còn xứng đáng
để tiếp tục tồn tại nữa không? Có đáng để bảo vệ nữa không? Câu hỏi cấp bách và
quan trọng này đang ngày càng được nhân dân, đi đầu là thanh niên, trí thức,
các văn nghệ sĩ có tâm huyết, đã trả lời dứt khoát là KHÔNG! Nay còn có cả
nhiều đảng viên tiến bộ, biết quí lòng tự trọng cũng đã lên tiếng thẳng thắn
là, phải chấm dứt ngay thể chế tồi tệ này càng sớm càng tốt!
28.11.2012
Âu Dương Thệ
Ghi
chú
[1] . Sài gòn tiếp thị
23.11
[7] . Âu Dương
Thệ,“Trọng ngố, Dũng hèn đang đưa đất nước tới vực thẳm !Và con đường của chúng
ta” http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/hntu6.htm
22.10
[15] . Báo cáo của CP,
Nguyễn Tấn Dũng đoc tài buổi khai mạc kì họp 4 của Quốc hội, 22.10 , như trên
[16] . Âu Dương Thệ, “Vụ
Tập đoàn nhà nước Vinashin gây món nợ khổng lồ :Nguyễn Tấn Dũng là người đầu
tiên phải nhận trách nhiệm chính trị và phải từ chức”, www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2010/ntdtrachnhiem.htm
; và “Tự tha bổng về những sai trái cực kì nghiêm trọng trong vụ Vinashin:Nguyễn
Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã tự nhổ vào mặt, làm nhục Đảng và tước đoạt
quyền chính đáng của nhân dân!” www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2011/vinashin.htm#_ednref8)
thị,
VNN từ đầu tháng 11- giữa tháng 11
No comments:
Post a Comment