Tuesday, 4 December 2012

PHÁ TRƯỚC, CƯỚP SAU : KHO BÁU NGẦM Ở VIỆT NAM (Mark Staniforth - The Conversation)




Mark Staniforth
The Conversation  Ngày 8 tháng 11, 2012

nguyen nghia chuyển ngữ, CTV PHÍA TRƯỚC
04/12/2012

Mark Staniforth*, Tiến sĩ–Giảng viên nghiên cứu cấp cao tại trường Đại học Monash
Việt Nam có hàng ngàn kilômét bờ biển, và có thể có hàng ngàn vụ đắm tàu. Nhiều xác tàu từ những vụ tai nạn này sẽ được thêm vào danh sách các hạng mục khảo cổ học hấp dẫn và ấn tượng. Tuy nhiên, nước này đã đấu tranh để bảo tồn di sản văn hóa dưới nước của họ. Cho đến nay, việc bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hóa dưới nước của Việt Nam, chẳng hạn như các vụ đắm tàu, đang ít có được sự ưu tiên.

Bờ biển của Việt Nam tổ chức hàng ngàn vụ đắm tàu nhưng hầu hết các kho báu đang bị mất cho người Việt Nam. (Nguồn: Gavin White)
http://phiatruoc.info/wp-content/uploads/2012/12/Kho-báu-ngầm-1.jpg

Việt Nam có bờ biển rất dài (hơn 2.000 kilômét) và nghề đi biển đã được hình thành cách đây ít nhất 2.000 năm.

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á và trên “con đường tơ lụa trên biển” chạy từ Trung Quốc sang phía tây qua Biển Đông.

Có rất ít thông tin về số vụ đắm tàu xảy ra, hoặc các địa điểm di sản văn hóa dưới nước, có thể tồn tại ở Việt Nam.

Hầu như không có cuộc khảo sát khảo cổ học hàng hải nào được thực hiện, nhưng tôi nghĩ có khả năng sẽ có hàng ngàn các địa điểm.

Thật không may, công việc ít ỏi mà đã được tiến hành tại Việt Nam thường được thực hiện bởi, hoặc được kết hợp với, các thợ săn kho báu. Một số lượng lớn các di sản văn hóa dưới nước đã được bán trong thời gian qua. Ví dụ, hàng ngàn hiện vật đồ gốm từ vụ đắm tàu tại Vũng Tàu, Cà Mau, Bình Thuận và Hội An đã được mang ra bán đấu giá.

Một trong những vấn đề với bất kỳ chính phủ nào bán vật mẫu từ những con tàu đắm là việc này đặt ra một mức giá cho chúng. Thay vì được coi là một phần di sản văn hóa của dân tộc và nằm trong các bảo tàng hoặc trong các bộ sưu tập công, giờ đây chúng lại được nhìn nhận bởi giá trị tiền tệ.

Gần đây, một con tàu đắm thế kỷ 14 đã được tìm thấy ở vùng biển ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nhà nghiên cứu Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, nói rằng các chuyên gia đã xác định các con tàu đắm gần đây tìm thấy ở Quảng Ngãi xuất hiện từ thế kỷ 14, nhưng các chuyên gia đã không thể khám phá chiếc tàu do thiếu các nguồn nhân lực và thiết bị thích hợp. Các chuyên gia cũng cho biết rằng con tàu chứa nhiều đồ gốm khác nhau được sản xuất ở Trung Quốc trong suốt thế kỷ 14 và 15. Đồng tiền từ thế kỷ 12 và 13 cũng đã được tìm thấy.

Báo Việt Nam News cũng đã báo cáo rằng “Chiếc tàu mới nhất được … phát hiện … bởi ngư dân địa phương, những người này ăn cắp các mẫu vật khác nhau từ các xác tàu để bán”. Thật không may là chính phủ Việt Nam đã tham gia vào việc bán nhiều hiện vật từ các tàu đắm trong lịch sử. Một trong những hậu quả của các cơ quan chính phủ khi đặt một mức giá lên hiện vật tàu đắm là khiến cho những người nghèo ở địa phương muốn lấy các “chiến lợi phẩm” và tự bán nó hơn là để cho chính phủ thu nhận (và bán) các đồ tạo tác.

Sau hiện tượng các hiện vật từ xác tàu thường xuyên được bán bởi các cơ quan chính phủ Việt Nam, thì không có gì phải ngạc nhiên khi ngư dân địa phương nghèo thấy con tàu đắm được tìm thấy ở Quảng Ngãi là “tài sản” từ biển và hiện đang tìm kiếm để thu về “chiến lợi phẩm” cho mình.

Đáng buồn thay, Úc không thể tập trung nhận thức về giá trị đạo đức của vấn đề này. Chính phủ Liên bang Úc, thông qua Bảo tàng Quốc gia Úc, đã can thiệp vào vấn đề này bằng cách mua các mẫu vật từ các vụ đắm tàu tại Việt Nam những năm gần đây. Những vật này đang được trưng bày tại thủ đô của quốc gia.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã dần hủy các mối làm ăn với thợ săn kho báu. Nhưng đất nước này vẫn còn thiếu các nhà quản lý di sản văn hóa dưới nước, các nhà khảo cổ học hàng hải có tay nghề và kinh nghiệm, cũng như các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng để bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa dưới nước.

Có rất ít hoặc không hề có một chường trình giảng dạy chính thức nào về khảo cổ học hàng hải tại các trường đại học tại Việt Nam và chỉ có một vài nhà khảo cổ học của chính phủ đã nhận được sự đào tạo trong lĩnh vực này, chủ yếu bằng cách du học ở nước ngoài. Tại một hội thảo thường niên của ngành khảo cổ học được tổ chức tại Hà Nội gần đây, Giáo sư Tống Trung Tín, Giám đốc của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã bày tỏ mối quan ngại của mình về khả năng có thể tiến hành nghiên cứu nghiêm túc các vụ đắm tàu do thiếu kinh phí, nguồn nhân lực và thiết bị.

Việt Nam có một Viện Khảo cổ học tuyêt vời tại Hà Nội với các nhà khảo cổ trên mặt đất chuyên sâu và được đào tạo tốt, nhưng ở giai đoạn này, không có các nhà khảo cổ học dưới nước được đào tạo. Họ rõ ràng muốn giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước, nhưng lại thiếu nhận thức, đào tạo và trang thiết bị để làm công việc này ở giai đoạn này.

Dự án Di sản Văn hóa Dưới nước tại Việt Nam sẽ cung cấp chương trình đào tạo được quốc tế công nhận của Hiệp hội Khảo cổ học hàng hải (NAS) tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 11 năm 2012. Dự án này được thiết kế để nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, tỉnh và quốc gia về mức độ và tính chất của di sản văn hóa dưới nước và hàng hải của Việt Nam. Việc này sẽ giúp Việt Nam bảo tồn và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước và tận dụng trang mạng CommonSites tân tiến được tài trợ bởi đám đông nhằm hỗ trợ cho việc đào tạo.

* Mark Staniforth nhận nguồn tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu Úc.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012






No comments:

Post a Comment

View My Stats