Monday, 3 December 2012

ĐỘC KẾ CHIA BIỂN ĐÔNG (Trần Khải - Việt Báo)




12/02/2012

Giải pháp tối ưu Trung Quốc ưa thích là gì, nếu không muốn bùng nổ chiến tranh Biển Đông?

Câu trả lời đơn giản: mời gọi các nước gác tranh chấp để cùng khai thác dầu khí Biển Đông.

Trong tình hình dân số TQ ngaỳ càng đông, nhu cầu dầu ngaỳ càng nhiều, trữ lượng dầu thế giới ngày càng vơi và có nghĩa là giá ngaỳ càng tăng (bạn không cần là toán học gia, đổ xăng hàng ngaỳ là biết rồi)... TQ cần múc dầu Biển Đông khẩn cấp.

Báo Wall Street Journal trong ấn bản ngày 18-7-2010 ghi lời Fatih Birol, Kinh Tế Trưởng của Sở Năng Lượng Quốc Tế (International Energy Agency, IEA), nói rằng TQ đã qua mặt Hoa Kỳ để trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, và dấu mốc lịch sử này đã đẩy giá dầu và than lên cao.

IEA, bản doanh ở Paris, nói TQ đã tiêu thụ số năng lượng tương đương 2.252 tấn dầu trong năm 2009, nhiều hơn 4% so với Mỹ, quốc gia bây giờ chỉ đốt tương đương 2.170 tấn dầu. Lượng tương đương dầu là gồm: dầu thô, điện nguyên tử, than, khí tự nhiên, năng lượng tái tạo (như thủy điện, gió...).

Do vậy, phương án tối ưu Bắc kinh nghĩa tới hiện nay không phảỉ là chiến tranh, vì chiến tranh sẽ làm vùng Biển Đông tê liệt trong vài năm, và có thể cả chục năm mới có thể khai thác vì múc dầu là phảỉ chờ cho êm tiếng súng. Cho nên, độc kế là mời các nước cùng khai thác biển. Và nguyên tắc là mặc cả. Thí dụ như với Việt Nam: TQ vẽ bản đồ khoanh vùng 90% Biển Đông, tăng áp lực quân sự, gây rối, và cò kè thương lượng để rồi giả vờ như nhượng bộ để cùng chia đôi dầu ngay trên các lô dầu trên biển VN. Nghĩa là vào sân nhà người, khoan giếng chia dầu.

Độc kế này cần có tay sai tiếp trợ mới thành. Ai sẽ là tay sai? Chúng ta chưa thể khẳng định TQ đã có ai làm tay sai ở Hà Nội, nhưng biết chắc chắn rằng phải cần có một Đạị Hội Diên Hồng mời người Việt toàn thế giới góp ý, chung sức để làm áp lực toàn cầu, vừa vận động các nước, trong khi trong nước cần có những cuộc biểu tình đông cả triệu người để dập tắt mọi âm mưu lấn biển (và hiến biển, nếu có) để múc dầu (kể cả múc dầu kiểu gác tranh chấp, cùng khai thác). Những cuộc biểu tình rầm rộ hàng triệu ngàn người cần sự lặng lẽ hỗ trợ của nhà nước CSVN là tốt nhất, vì như thế sẽ cho TQ thấy quyết tâm toàn dân cả nước một lòng giữ biển.

Bàn tin Basamnews hôm thứ Sáu, 30-11-2012 cho biết căng thẳng đầy thêm một bước:

“12h30': Blogger QuocBao Pham đưa tin trên FB: “Tin đã kiểm chứng cho biết, vào lúc gần 8h sáng ngày 30/11/2012 Trung cộng 1 lần nữa đã táo tợn xâm nhập lãnh hải Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 nằm sâu trong lãnh hải Việt Nam“. Blogger Mạnh Quân: “Xác nhận chắc chắn: tàu Bình Minh sáng nay lại bị khựa cắt cáp“.

CỰC NÓNG! 11h5': Một nguồn tin từ báo giới vừa cho hay, các nhân viên đi trên tàu hộ vệ của tàu Bình Minh vừa báo về cho biết tàu này lại vừa bị tàu của phía Trung Quốc cắt cáp. Đề nghị các cơ quan hữu trách cho kiểm tra thực hư thông tin này.”(hết trích)

Tình hình như thế, không lập nổi một Đại Hội Diên Hồng để đoàn kết người Việt toàn cầu là sẽ thêm cơ hội cho TQ lấn tiếp.

Một nguy cơ đang hiển lộ là: Đaì Loan đứng sau lưng TQ, hỗ trợ cho việc chiếm Biển Đông. Và đã có dấu hiệu nguy nữa: mời gọi quốc tế ủng hộ giaỉ pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác.”

Báo Taiwan Today hôm 30-11-2012, đăng bản tin Anh ngữ, cho thấy một khối khoảng 100 dân cử Anh Quốc, cả Thượng Nghĩ Sĩ và Dân Biểu, ủng hộ giải pháp do Đàì Loan đưa ra về Biển Hoa Đông (East China Sea, không phảỉ Biển Đông của VN, vì tên quốc tế thường gọi về Biển Đông VN là Biển Nam Hải, South China Sea).

Bản tin này nói rằng khối dân cử Anh có tên là All-Party Parliamentary British-Taiwanese Group đã tuyên bố ủng hộ giải pháp do Đàì Loan đưa ra ngày 5-8-2012, theo thông báo của Bộ Ngoại Giao Đài Loan ngày 29-11-2012.

Bản tin nói, trong lá thư gửi Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cửu, Lord Faulkner (Đảng Lao Động Anh) và Lord Steel (Đảng Dân Chủ Cấp Tiến), đồng chủ tịch của khối này, nói mục tiêu giải pháp này là cân bằng và thực dụng, và sự ổn định Đông Á là quyền lợi của Anh Quốc, và cam kết ủng hộ giaỉ pháp gác tranh chấp để khai thác tài nguyên Biển Hoa Đông.

Như thế là, một khối dân cử Anh khi đã ủng hộ giải pháp này ở Biển Hoa Đông, sẽ dễ dàng ủng hộ giải pháp tương tự ở Biển Đông của VN.

Các dân cử Mỹ sẽ suy nghĩ gì? Với áp lực của cử tri gốc Việt ở Mỹ, chắc chắn Quốc Hội Mỹ sẽ không chịu giảỉ pháp như thế. Mà thực tế, chính TQ đã đề nghị Mỹ cùng chia đôi Biển Đông từ lâu rồi.

Tờ Việt Báo (bản doanh ở Quận Cam, Calif.) trong ấn bản ngày 30-7-2011 có bản tin như sau:

“Mỹ: TQ Đòi Chia Đôi Biển Đông Có Cơ Nguy Chiến Tranh Lớn

WASHINTON -- Chia đôi Biển Đông. Đó là lời đề nghị do phía Trung Quốc đưa ra với Hoa Kỳ.

Báo Financial Times hôm 29-7-2011 trong bài viết “A Test of Will” của Gideon Rachman, nói rằng Đô Đốc Timothy Keating, Tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ Thái Bình Dương, gặp một vị tương nhiệm không chỉ rõ tên và được ông Tướng Tàu vạch một đường giữa ngay bản đồ Thái Bình Dương và nói, “Quý vị có thể giữ phần phía đông Thái Bình Dương, từ Hawaii tới Hoa Kỳ. Chúng tôi giữ phần phía Tây Thái Bình Dương, từ Hawaii tới Trung Quốc.”

Bài phân tích nói rằng chiến tranh có thể sẽ xảy ra, vì mọi chuyện như dường TQ đã có một lộ trình để giành ảnh hưởng và tài nguyên nơi này.

Theo nhận xét của Aaron Friedberg, giaó sư chính trị và quan hệ quốc tế tại Princeton University, nguyên cố vấn cho Phó Tổng thống Dick Cheney thời TT Bush, thì với sức phát triển tăng tốc của TQ, “cân bằng quân sự vùng Thái Bình Dương đang nghiêng hẳn về TQ,” và khi chiến tranh xảy ra, Mỹ có thể sẽ thảm bại.

Ông nói, tàu ngầm và phi đạn diệt hạm của TQ thế hệ mới có thể buộc Hải Quân Mỹ đưa các mẫu hạm và chiến hạm ra xa khỏi bờ biển TQ, và như thế là cho tàu chiến TQ hiện diện dày đặc hơn. Cuộc chiến theo ông, sẽ khởi sự bằng đợt tấn công điện toán trước, rồi sau đó súng các nơi mới nổ.” (hết trích)

Chúng ta cần nhìn thấy rằng, Friedberg và các cố vấn của Bush chỉ muốn tập trung sức mạnh Hoa Kỳ về Trung Đông, cụ thể là ủng hộ Israel, dân chủ hóa toàn vùng này để mở đường cho các hội truyền giáo Cơ Đốc vào các nước Hồi Giáo. Chủ trương này không hề giấu giếm qua lời ông Trung tướng Cựu Tư lệnh Quân Báo Mỹ William G. Boykin khi năm 2003 nói trên NBC rằng Thượng Đế của chúng ta vĩ đaị hơn Thượng Đế của Hồi Giáo, và nói ngày 10-4-2008 trước một hội nghị về Israel rằng: “Tôi muốn nói rằng, Hãy nhìn vào con, thưa Chúa Jesus. Con đang vào chiến trận. Con đang chiến đấu cho ngài.”

Như thế, có nhiều thế lực ở Mỹ muốn lái Mỹ vào Trung Đông, thay vì vào Châu Á như Obama đang làm.

Độc kế TQ cũng lộ ra tuần qua, khi Trung Quốc mời gọi Ấn Độ “cưa đôi quyền lợi” các vùng biển, theo lời một chiến lược gia TQ trên báo Global Times.

Bản tin Hindustan Times nói rằng, Wang Xinlong từ Đaị Học Chính Trị và Quản Trị Công Quyền ở Tianjin Normal University viết trên tờ Global Times rằng, Trung Quốc và Ấn Độ có thể cùng trở thành siêu cường đại dương nếu họ hòa giải các quyền lợi xung khắc.

Bài viết có tựa đề “Ấn Độ, TQ có thể cai trị các đợt sóng cùng nhau.”

Ấn Độ đã từng bày tỏ chiến lược “Nhìn Về Hướng Đông,” trong đó kết thân với Việt Nam về nhiều phương diện, và hiện một hãng dầu Ấn Độ đang khoan dầu ở Biển Đông của VN.

Nếu không có Đaị Hội Diên Hồng, và nếu không có những cuộc biểu tình cả triệu người bày tỏ ý chí giữ biển tại Sài Gòn và Hà Nội, sẽ không giữ nổi Biển Đông, và sẽ bị tay sai TQ trong Chính Trị Bộ CSVN xui giục “gác tranh chấp, cùng khai thác.” Và làm như thế, là chính thức công nhận biển nhà là vùng tranh chấp, thế giới sẽ thấy Biển Đông được phía VN hàm ý công nhận có phần quyền lợi của TQ.

Nhưng muốn Đạị Hội Diên Hồng toàn cầu, chỉ có cách nhà nước CSVN tuyên bố đổi sang chế độ dân chủ đa đảng, và trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến. Không còn cách nào khác.






No comments:

Post a Comment

View My Stats