Tuesday, 18 December 2012

NHỮNG RẮC RỐI & LỐI THOÁT TRONG VẤN ĐỀ VỊNH BẮC BỘ GIỮA TRUNG QUỐC & VIỆT NAM (Nhu Dang/Bach Nguyet - BBC.COM)




Nhu Dang/Bach Nguyet
BBC.COM

Vũ Cao Đàm dịch
18-12-2012

Bài viết này được đăng trên trang mạng tiếng Hoa của Đài BBC, ký tên là “Bình luận viên độc lập Việt Nam”, Nhu Dang và Bach Nguyet.
Chúng tôi đã cố gắng tìm nguyên bản tiếng Việt của các tác giả trên mạng, nhưng chỉ tìm được bản dịch tiếng Việt theo chương trình dịch tự động của Google, đọc rất khó hiểu.
Nhận thấy bài viết có ý tưởng rất đáng chú ý, chúng tôi dịch lại sang tiếng Việt để các bạn đọc trong cộng đồng Việt tham khảo

Bauxite Việt Nam

-------------------------



Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc về việc tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.
Ngày 30-11-2012, phần chủ quyền lãnh thổ đường biển phía Nam Trung Quốc đã tồn tại tranh cãi từ lâu lại xuất hiện thêm một sự việc mới. Trong ngày, hai tàu cá Trung Quốc đang tác nghiệp tại 108.02 độ kinh đông, 17.26 độ vĩ bắc đã cắt đứt dây cáp địa chấn của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.

Vùng biển xảy ra sự cố nằm ngoài cửa vịnh Đông Kinh (trước gọi vịnh Bắc Bộ), cách bờ biển đất liền Việt Nam 54 hải lý, cách đảo Hải Nam Trung Quốc 75 hải lý và cách quần đảo Paracel (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa) khoảng 210 hải lý.

Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để kháng nghị sự việc nói trên.
Bộ ngoại giao Trung Quốc giải thích rằng vùng biển xảy ra sự cố vẫn chưa hoàn tất việc vạch định ranh giới, hai bên đang trong quá trình đàm phán, sự cố xảy ra trong “khu vực trùng lặp” giữa hai bên, đồng thời yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay mọi hoạt động “thăm dò dầu khí đơn phương” và chấm dứt “quấy nhiễu” các tàu cá Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000, nhưng hai nước vẫn đang trong quá trình đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh này.

Trên bản đồ, ký hiệu “X” là điểm đánh dấu vùng biển xảy ra sự cố, đường màu đỏ là đường trung tuyến.

Nếu theo luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế thì đường trung tuyến sẽ là đường ranh giới được vạch định chính thức trong tương lai. Cho dù là vì cần thiết phải có những hạng mục cụ thể để đơn giản hóa trình tự, nhưng đường ranh giới cách đều đảo Hải Nam Trung Quốc và bờ biển Việt Nam cũng vẫn sẽ là đường biên giới khu vực có khả năng được tòa án quốc tế công nhận nhất.


Đường trung tuyến phân định tranh chấp
(Bản đồ do giới phân tích Việt Nam đưa ra về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ)

(Chú thích: Trung Quốc gọi vịnh Đông Kinh là phiên âm theo tiếng Anh Tonkin Bay, là vịnh Bắc Bộ. Quần đảo Hoàng Sa là cách gọi của Việt Nam với quần đảo Tây Sa)


Tất nhiên, điều không thể tránh là hai phía Việt – Trung đều sẽ chủ trương đưa ra “đường trung tuyến” vạch đinh riêng. Phía Việt Nam mong muốn đường trung tuyến có thể ở giữa đảo Cồn Cỏ và đảo Hải Nam, phía Trung Quốc cũng hy vọng đường trung tuyến nằm ở giữa đảo Hải Nam và đường bờ biển đất liền của Việt Nam.

Theo cách phân định ranh giới mà phía ViệtNammong muốn thì vùng biển xảy ra sự cố sẽ nằm ở vị trí cách đường trung tuyến lệch về phía ViệtNam13.5 hải lý.

Còn theo kết quả của phía Trung Quốc, không tính nhân tố đảo Cồn Cỏ của Việt Nam thì địa điểm xảy ra sự cố lần này vẫn nằm trong vùng biển vượt qua đường trung tuyến Việt Nam khoảng 10.5 hải lý.

Một phương án giải quyết mang tính hợp lý hơn là tạo ra một đường trung tuyến mới ở giữa hai đường trung tuyến mà hai bên kiên trì theo chủ trương của mình. Thật ra đây cũng là cách giải quyết tranh chấp được lựa chọn cuối cùng trong quá trình đám phám việc phân định khu vực vịnh Bắc Bộ.

Theo phương án giải quyết này thì đường trung tuyến được thỏa hiệp sẽ cách bờ biển đất liền Việt Nam 66 hải lý, cách đảo Cồn Cỏ 55 hải lý và cách đảo Hải Nam 63 hải lý.

Thế nhưng dù dựa theo phương án thỏa hiệp này thì vị trí cắt cáp vẫn nằm trong vùng biển ViệtNam10 hải lý.

Như vậy, nếu phía Trung Quốc nhận xét vùng biển xảy ra sự cố vẫn nằm trong “khu vực trùng lặp” chủ quyền của hai bên thì đường biên giới biển mà Trung Quốc chủ trương cũng nhiều hơn ít nhất 10 hải lý so với đường biên giới phía Việt Nam đưa ra.

Mấu chốt tranh chấp giữa Việt Nam– Trung Quốc.

Phía Trung Quốc đến nay vẫn chưa đưa ra căn cứ lý luận phương pháp phân định ranh giới chính thức này. Nhưng chí ít về mặt pháp lý rất khó để lý giải tại sao vị trí cách bờ biển đất liền Việt Nam 54 hải lý và cách đảo Hải Nam Trung Quốc 75 hải lý lại thuộc về Trung Quốc.

Cách giải thích thứ nhất: đây có thể là một thủ đoạn đàm phán phía Trung Quốc, đầu tiên đòi thật sâu vào phía Việt Nam của đường trung tuyến, sau đó nếu có thỏa hiệp thì cũng giành được một diện tích lớn của phía Việt Nam.

Khả năng thứ hai là Trung Quốc không chấp nhận tập quán luật pháp quốc tế dùng đường trung tuyến vạch định biên giới, mà tiếp tục dựa theo “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ, gọi vùng biển nói trên “từ xưa đến này đều là vùng biển Trung Quốc”, đồng thời hi vọng chủ trương này được thông qua và làm đường cơ sở phân định vạch mốc.
Khả năng thứ ba là phía Trung Quốc thực chất không muốn phân định ranh giới trong khu vực tranh chấp, mà hi vọng “gác bỏ tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Đây là phương án giải quyết đầu tiên được đưa ra để giải quyết tranh chấp ở vùng biển phía đông Trung Quốc khi phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình còn tại nhiệm năm 1978, sau đó lại được chính phủ Trung Quốc áp dụng cho tranh chấp ở biển Nam Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc có ý đồ dùng ba cách nói trên để đàm phán với Việt Nam thì phía Việt Nam rất khó để chấp nhận bất cứ phương pháp nào, vì Việt Nam mong muốn vạch định đường biên giới biển hai bên theo phương pháp đường trung tuyến cách đều.

Vì thực lực hai bên tồn tại một chênh lệch lớn, Việt Nam là nước yếu hơn nên hi vọng có thể phân định biên giới rõ ràng, như vậy có thể bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn; Việt Nam cho rằng việc “cùng nhau khai thác” chỉ có thể là phương án giải quyết tạm thời, hoặc tiến hành trên cơ sở đã hoàn thành việc chia ranh giới, nhưng không thể thay thế ranh giới.

Do thực lực hai bên không tương xứng, cho nên, nếu Trung Quốc kiên trì một hoặc nhiều lập trường đàm phán nói trên thì Việt Nam sẽ đối phó như thế nào, sự việc này đáng để theo dõi.

Bản tiếng Hoa

分析:中越北部湾的麻烦和出
更新时间 2012129, 格林尼治标准时间15:22
Nhu Dang/Bach Nguyet

越南独立评论员
越南政府就中国渔船切断越南油气勘探船拖曳缆索一事已经照会中国使馆
20121130日,历时已久的南中国海主权之争中又增添了新的一例事端。当日,两艘在东经108.02/17.26度海域作业的中国渔船切断了同在这一海域作业的一艘越南油气勘探船所拖曳的地震电缆
发海域位于东京湾(北部湾旧称)湾口外部,距离越南大陆海岸54海里,距离中国海南75海里,距离争议的帕拉塞尔群岛(中国称 西沙群岛)约210海里。
相关内容
越南政府就此事件照会中国驻河内大使馆以表达抗议
中国外交部则发表声明指出事发海域仍未完成划界,双方仍在谈判中,事发地位于双方划界重叠区,并要求越南方面停止单方面的油气勘探动,并停止骚扰中国渔船
尽管中越两国已经于2000签订了东京湾划界协定,但是两国就湾口外部海域的划界仍在谈判过程中
图上标有“X”符号所示意的就是事发海域。图上红线是中间线
如果依照国际法和国际惯例,那么无疑中间线将是未来正式划定的分界线。即使是因为可能需要简化程序等具体事项的需要,在中国海南岛和越南海岸等距线划界也仍将是一个国际法庭最可能认可的划界线
间线划界争议
越南独立分析人士所提供的东京湾湾口外部示意图。 (注:中国称东京湾为北部湾。黄沙群岛是越南对西沙群岛的称呼。
当然,不可避免的是中越双方都会就如何划定间线提出自己的主张。越南可能希望中间线能在昏果岛(Con Co)与海南岛的中间;中国可能希望中间线划在海南岛和越南大陆海岸之间
依照越南所更希望主张的划界方法来看,那么事发海域应该是中间线偏向越南一方13.5海里的地方。
依照中国所更希望看到的划界结果来看,不考虑越南昏果岛的因素,这次事发地点仍然处于跨过中间线越南一方约10.5海里的海域。
一个可能更加合理的妥协方案是在双方所分别坚持的两条中间线之间等距划出一条新的中间线。其实,这也是中越双方在东京湾划界谈判过程中最后所采取的解决分歧办法
依照这一妥协方案划界,那么这条妥协中间线将距越南大陆海岸66海里,距离昏果55海里,距离海南63海里。
过,即使依照这一妥协划界,切断缆线事件的发生海域仍然位于越南一侧约10海里。
如此看来,如果中方所称事发海域仍然位于双方主权重叠区,那么中国所主张的界线就至少比越南所主张的向中方多划出至少10海里。
中越分歧关
中方迄今为止没有正式提出这种划界方法的理论根据。不过,至少从法理上看,很难找到为什么距离越南大陆海岸54海里而距离中国海南75海里的地方要划归中国
第一种可能的解释是,这是中方的一种谈判手段,首先将谈判起点线远远推向越南一方,然后再争取在最终妥协方案中取得对自己更加有利的结果
第二种可能是,中方不接受中间线划界的国际法惯例,而继续依照所谓的九段线,将上述海域称自古以来就是中国领海,并希望通过这一主张作为划界基础
第三种可能是,中方根本不愿意在争议地区划界,而更希望搁置争议、共同开发这是时任中国副总理的邓小平1978时就东海争端最初提出的解决方案,后来又被中国政府沿用到南海争端
如果中国试图用上述三种方式与越南谈判,那么越南方面很难接受其中任何一种,因为越南希望能按照等距中间线清楚划分双方海上边界
由于中越双方存在巨大的力量不对等,相对弱小的越南希望能清楚划界,这样可以更好地保护自己的权利;越南认为所谓共同开只可能是临时解决方案,或者是在完成划界的基础上进行,而决不可能取代划界
由于双方力量对比不对等,因此如果中国坚持以上述一种或多种立场谈判,越南方面将如何应对应该值得关注





No comments:

Post a Comment

View My Stats