VIDEO :
12/27/2012
Số
phận hẩm hưu của bài quốc ca Giải phóng Miền Nam. * Văn Cao, tác giả quốc ca
miền Bắc không được nêu tên* Lưu hữu Phước, tác giả hai bài quốc ca miền Nam
nhưng chưa bao giờ được vinh danh. * Không bài ca nào chào đời đã là quốc ca,
tất cả đều trải qua thử thách. Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa đã phải sửa lời 7 lần
trong 8 năm. * Quốc hội hai miền Nam Bắc đều muốn đổi quốc ca nhưng không
xong.* Bà Văn Cao đã từng nói: “Mày chê tác giả nhưng khi nhạc của ông hát là
chúng mày phải đứng lên hết...”. * Sau cùng, bài ca và lá cờ của miền Nam theo
chân tỵ nạn ngày nay có mặt khắp thế giới.
Đầu đuôi câu chuyện như sau:
Lời ca ngang trái
Năm nay tin tức cho biết có đến 160 ngàn người Việt hải ngoại về quê ăn Tết hoặc về thăm Việt Nam vào mùa lễ hội đầu năm 2008. Ngược lại con số sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng đáng kể và nhiều thân quyến của các em cũng có dịp sang thăm nước Mỹ theo diện du lịch.
Bên cạnh những chuyến đi dần dần đă có vẻ bình thường, chúng tôi vừa ghi nhận những khía cạnh rất đặc biệt. Một thân hữu ở Việt Nam về kể lại rằng đă tham dự 1 buổi văn nghệ mở đầu có lễ chào cờ và quốc ca của Cộng hòa xă hội Việt Nam. Ông đă nói với người nhà lần sau phải cho biết để đi ra ngoài hút thuốc hoặc đi thăm nhà vệ sinh. Khi nào phần chào cờ thông qua rồi mới vào. Bài ca bắt ông phải đứng nghiêm chính là bài Tiến quân ca. Quốc ca của xă hội chủ nghĩa cộng sản đă làm cho ông hơi khó thở.
Trong khi đó một cặp vợ chồng người Hà Nội có con du học tại California nên đã xin được visa du lịch. Vốn là dân Hà Nội cũ nên những người này gặp lại bạn bè gốc di cư tại quận Cam. Họ được anh em mời đi tham dự văn nghệ của cộng đồng tỵ nạn.
Với chút dè dặt và ngập ngừng, hai ông bà từng sống suốt đời với cờ đỏ và Tiến quân Ca, nay đứng lên dự lễ chào cờ vàng và nghe hết bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa lần đầu tiên.
Câu chuyện ngẫu nhiên nầy gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu để viết về đề tài: Những bài ca đã trở thành quốc ca.
Những lời ca ngang trái đối với những người Việt ở trong các hoàn cảnh khác nhau. Từ trong nước ra hải ngoại đã có những khác biệt rất biểu tượng qua mầu cờ, lời ca và điệu nhạc. Sự tìm hiểu và ghi lại ở đây hoàn toàn có tính cách sưu tầm tài liệu, mong độc giả thông cảm.
Đầu đuôi câu chuyện như sau:
Lời ca ngang trái
Năm nay tin tức cho biết có đến 160 ngàn người Việt hải ngoại về quê ăn Tết hoặc về thăm Việt Nam vào mùa lễ hội đầu năm 2008. Ngược lại con số sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng đáng kể và nhiều thân quyến của các em cũng có dịp sang thăm nước Mỹ theo diện du lịch.
Bên cạnh những chuyến đi dần dần đă có vẻ bình thường, chúng tôi vừa ghi nhận những khía cạnh rất đặc biệt. Một thân hữu ở Việt Nam về kể lại rằng đă tham dự 1 buổi văn nghệ mở đầu có lễ chào cờ và quốc ca của Cộng hòa xă hội Việt Nam. Ông đă nói với người nhà lần sau phải cho biết để đi ra ngoài hút thuốc hoặc đi thăm nhà vệ sinh. Khi nào phần chào cờ thông qua rồi mới vào. Bài ca bắt ông phải đứng nghiêm chính là bài Tiến quân ca. Quốc ca của xă hội chủ nghĩa cộng sản đă làm cho ông hơi khó thở.
Trong khi đó một cặp vợ chồng người Hà Nội có con du học tại California nên đã xin được visa du lịch. Vốn là dân Hà Nội cũ nên những người này gặp lại bạn bè gốc di cư tại quận Cam. Họ được anh em mời đi tham dự văn nghệ của cộng đồng tỵ nạn.
Với chút dè dặt và ngập ngừng, hai ông bà từng sống suốt đời với cờ đỏ và Tiến quân Ca, nay đứng lên dự lễ chào cờ vàng và nghe hết bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa lần đầu tiên.
Câu chuyện ngẫu nhiên nầy gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu để viết về đề tài: Những bài ca đã trở thành quốc ca.
Những lời ca ngang trái đối với những người Việt ở trong các hoàn cảnh khác nhau. Từ trong nước ra hải ngoại đã có những khác biệt rất biểu tượng qua mầu cờ, lời ca và điệu nhạc. Sự tìm hiểu và ghi lại ở đây hoàn toàn có tính cách sưu tầm tài liệu, mong độc giả thông cảm.
Hình ảnh lá cờ vàng VNCH.
Hồn nước qua tiếng
nhạc
Năm 1962 có anh đại úy trẻ của VNCH đi du học Hoa Kỳ. Nói là du học cho to chuyện nhưng thực ra chỉ có 3 tháng. Tiếng Anh của tôi sau 30 năm ở Mỹ vẫn còn quá kém, nói gì vào thời gian cách đây gần 50 năm, khả năng hết sức loạng quạng.
Tuy nhiên, thời kỳ đó Hoa Kỳ đang chiêu đãi Việt Nam Cộng Hòa. Một anh trung úy Mỹ gốc Pháp làm liên lạc viên gần như đi suốt khóa với anh sĩ quan Sài Gòn thụ huấn về môn chiến tranh sinh hóa. Tay trung úy này hết lòng với nhiệm vụ ngay từ đầu. Pháp văn là nhịp cầu liên lạc, dù rằng cả hai đều chẳng uyên bác gì. Khóa học được một tuần mới có lễ khai giảng vì phải chờ ông tướng chỉ huy Fort Mc.Clellan đi công tác về chủ tọa. Cả khóa có 60 sĩ quan học viên. Vì đây là lớp học về tấn công và phòng thủ trong chiến tranh sinh hóa nên có đủ loại cấp bậc cùng đến để nghiên cứu quân dụng.
Từ cấp úy đến cấp đại tá. Toàn là sĩ quan của các quân chủng Hoa Kỳ cùng với hai sĩ quan đồng minh. Một ông đại úy của quân lực Tây Đức và tôi là đại úy Việt Nam Cộng H?a. Khai giảng trong hội trường uy nghi của căn cứ. Tôi được ngồi trên sân khấu cạnh ông đại tá trưởng lớp, tướng chỉ huy trường và ông đại úy Tây Đức. Cờ Mỹ chính giữa, cờ Đức và cờ vàng ba sọc đỏ ở hai bên. Sau bản nhạc quốc ca Hoa Kỳ tương đối dễ nhận, tiếp đến bản nhạc lạ tai sau này tôi mới biết là họ chơi điệp khúc quốc ca của Tây Đức, sau cùng là bản quốc ca Việt Nam.
Tôi và ông đại úy Tây Đức nhìn thấy cờ của nước nhà rất cảm động nhưng không ngờ là họ còn liên lạc với các tòa đại sứ xin bản nhạc rồi cho ban quân nhạc chơi cả quốc ca.
Ba đoạn điệp khúc quốc thiều của ba nước trình tấu ào một lượt. Khi nghe thấy quốc ca của đất nước mình cất lên, người tôi lạnh toát, tưởng như giữa cơn mơ. Xong bài nhạc tất cả đứng lên vỗ tay. Dường như bài quốc thiều của Việt Nam nghe lạ tai và hùng tráng nhất.
Các bạn học đến bắt tay chúc mừng hai sĩ quan đồng minh. Ông đại úy Đức cũng không khá gì hơn tôi. Mỹ nói Mỹ nghe. Tuy nhiên, chúng tôi quả thực đã được hưởng giây phút tuyệt vời. Đi học một lớp ấm ớ chứ có làm vương làm tướng gì đâu mà họ lại đem cả quốc kỳ và quốc ca ra chào đón.
Suốt đời tôi còn nhớ mãi cái giây phút thiêng liêng đó. Quả thực là hồn nước đã gọi người qua tiếng nhạc. Này công dân ơi!...
Hành trình tìm kiếm bản quốc ca
Bản quốc thiều của VNCH cử hành trong hội trường của Fort Mc.Clellan 46 năm về trước vẫn còn văng vẳng đâu đây. Tôi lần mò suốt đêm dài trong nhiều ngày để đi tìm các tài liệu nghiên cứu.
Trên thế giới ảo người Việt Âu Châu ghi lại được một tập biên khảo của Jason Gibbs do Nguyễn Trọng Quí dịch. Tựa đề của hơn 30 trang chữ rất nhỏ: Hành trình tìm kiếm bản quốc ca.
Thiên tiểu luận uyên bác, phong phú. Qua 30 trang có đến hàng trăm chỗ tham khảo. Sau cùng đọc đi đọc lại, tìm thêm được nhiều bài liên hệ, trên 100 ý kiến đóng góp của độc giả nhiều điện báo khác nhau, chúng tôi ghi nhận được nước ta đã từng có đến 4 bài quốc ca dưới nhiều hình thức và thời đại.
*Đăng đàn cung (Đàn đăng cung)
Cờ Vàng, thời cuối nhà Nguyễn
Nhạc triều đình, được sáng tác năm 1930, không rõ tác giả, trình diễn quốc tế tại Pháp năm 1933 được chọn làm quốc ca Việt Nam năm 1945.
*Tiếng gọi sinh viên của Lưu Hữu Phước.
Quốc kỳ Quốc Gia và VNCH sáng tác 1939, được chọn làm quốc ca của quốc gia Việt Nam năm 1948.
*Tiến quân ca của Văn Cao.
Quốc Kỳ, cộng sản Việt Nam sáng tác 1944 được chọn làm quốc ca của cộng sản Việt Nam năm 1945.
*Giải phóng miền Nam,
Cờ Giải Phóng miền Nam
tác giả Lưu Hữu Phước sáng tác 1960. Chính thức chọn làm quốc ca cho chính phủ Cộng Sản Miền Nam năm 1969.
Sau đây là phần khai triển đôi chút về lịch sử của mỗi bài ca theo diễn tiến của lịch sử.
*Đàn đăng cung:
Do ảnh hưởng của Trung Hoa, hằng năm nhà vua và triều đình tổ chức tế lễ trời đất, lập đàn Nam Giao. Việt Nam tế lễ đầu tiên vào năm 1154 đời Lý Anh Tông. Đây là giờ phút vua thay mặt cho toàn dân tiếp xúc với đất trời. Thực phẩm dâng lên, xiêm áo rực rỡ và lễ nhạc tưng bừng. Lời cầu nguyện với các nghi lễ trầm hương cúng tế cùng với âm thanh chiêng trống đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Qua thế kỷ 19, vua Khải Định lập ra ban nhạc Tây Phương đầu tiên năm 1918 và bản Đàn đăng cung được trình tấu coi như nhạc chính thức của triều đình. Năm 1933 Việt Nam tham dự đấu xảo các quốc gia thuộc địa tại Pháp. Đội quân nhạc với kèn trống của Việt Nam chơi bản Đàn đăng cung như là một hình thức quốc nhạc.
Chúng tôi không tìm thấy tác giả, nhưng lời ca tìm thấy hai câu như sau: Kìa là núi vàng bể bạc, Có sách trời, sách trời định phận....
Xem ra ý nghĩa không khác gì bài ca của Hoa Kỳ, ca ngợi nước Mỹ với không gian bao la, núi sông hùng vĩ. Thêm vào đó lời ca gần với bài thơ bất hủ ngàn xưa của Lý Thường Kiệt.
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư, Tuyệt nhiên định phận, tại thiên thư.
Dịch nôm là: Sông núi nước Nam, Vua Nam trị, Rõ ràng định phận, sách trời ghi. Với tính cách xác định chủ quyền như vậy, sau thế chiến thứ II (39-45) chính phủ Việt Nam đầu tiên thành lập với nội các Trần Trọng Kim 1945 đă quyết định cờ vàng là quốc kỳ và bài Đàn đăng cung là quốc ca.
*Tiếng gọi sinh viên:
Năm 1939 một học sinh Petrus ký là Lưu hữu Phươc cùng với Mai văn Bộ viết bài tiếng gọi sinh viên bằng Pháp văn. Kêu gọi sinh viên lên đường giúp nước. Qua năm 1941 soạn lại lời Việt và bài này đã sửa đi sửa lại 7 lần từ 1941 đến 1948 để sau này được chọn làm quốc ca của chính quyền quốc gia Việt Nam thay cho bản Đàn đăng Cung.
Sau này vì lý do tác giả là Lưu hữu Phước theo cộng sản nên khi đất nước chia đôi, miền Nam đã trưng cầu dân ý tìm bản khác thay thế, nhưng sau cùng quốc hội Việt Nam Cộng Hòa biểu quyết giữ nguyên.
Lý do là quốc kỳ và quốc ca đã trải qua bao nhiêu thời gian và biết bao nhiêu xương máu hy sinh nên không thể thay thế. Bất kể tác giả là ai.
Sau năm 1975, người dân tỵ nạn cộng sản đi khắp bốn phương trời đem theo quốc kỳ và quốc ca Việt Nam Cộng hòa. Đến ngày nay sau 33 năm các đề nghị thay đổi là điều bất khả. Cờ vàng và Này công dân ơi!...sẽ tồn tại muôn đời với lịch sử. Lời của bài quốc ca Việt Nam Cộng hòa như sau:
Này công dân ơi! đứng lên đáp lời sông núi.Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.Dù cho thây phơi trên gươm giáo.Thù nước lấy máu đào đem báo.Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,Người công dân luôn vững bền tâm trí,Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi,Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.
Điệp khúc:
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ, Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ,Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống, Xứng danh ngàn năm giòng giống Lạc Hồng!
*Tiến quân ca:
Năm 1945 toàn dân nổi dậy chống Pháp. Lúc đó đảng Cộng sản còn núp bóng kháng chiến. Lấy chiêu bài Việt Minh lãnh đạo và cần 1 bài ca để nâng cao tinh thần bộ đội.
Nhạc sĩ Văn Cao viết bài Tiến quân ca. Qua đến năm sau quốc hội Cộng sản chính thức công nhận Tiến quân ca là quốc ca cùng với cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ.
Sau này lời của Tiến quân ca được sửa đổi nhiều lần cho bớt sắt máu và hợp với hoàn cảnh. Khi Văn Cao theo nhóm Nhân văn Giai phẩm, tư tưởng giao động, đảng cộng sản cũng tìm cách cho thi tuyển bài khác thay thế. Sau cùng, quốc hội Xã hội chủ nghĩa quyết định vẫn giữ nguyên Tiến Quân Ca và không nhắc đến tên tác giả.
Sau đây là lời của Tiến quân ca:
Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốcBước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa.Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù,[nguyên thuỷ là: thề phanh thây uống máu quân thù]Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,Tiến mau ra sa trường.Tiến lên! cùng tiến lên.Nước non Việt Nam ta vững bền.
*Bài giải phóng miền Nam:
Sau khi thấy không thể thôn tính miền Nam bằng chính trị, Hà Nội cho tập kết trở về và đem quân vào Nam, lập Mặt trận giải phóng. Lưu hữu Phước được Lê Duẩn chỉ thị soạn bài ca Giải phóng miền Nam phát thanh lần đầu năm 1960.
Cho đến năm 1969 thành lập chính phủ miền Nam, bài này được chọn chính thức làm quốc ca để tuyên truyền trên thế giới là miền Nam hiện có 2 chính phủ. Phe cộng sản Miền Nam có cờ và quốc ca Giải phóng miền Nam. Tất cả do Hà Nội dựng nên. Qua năm 1976 thì cờ và quốc ca của giải phóng miền Nam hoàn toàn biến mất.
Times New Roman
Năm 1962 có anh đại úy trẻ của VNCH đi du học Hoa Kỳ. Nói là du học cho to chuyện nhưng thực ra chỉ có 3 tháng. Tiếng Anh của tôi sau 30 năm ở Mỹ vẫn còn quá kém, nói gì vào thời gian cách đây gần 50 năm, khả năng hết sức loạng quạng.
Tuy nhiên, thời kỳ đó Hoa Kỳ đang chiêu đãi Việt Nam Cộng Hòa. Một anh trung úy Mỹ gốc Pháp làm liên lạc viên gần như đi suốt khóa với anh sĩ quan Sài Gòn thụ huấn về môn chiến tranh sinh hóa. Tay trung úy này hết lòng với nhiệm vụ ngay từ đầu. Pháp văn là nhịp cầu liên lạc, dù rằng cả hai đều chẳng uyên bác gì. Khóa học được một tuần mới có lễ khai giảng vì phải chờ ông tướng chỉ huy Fort Mc.Clellan đi công tác về chủ tọa. Cả khóa có 60 sĩ quan học viên. Vì đây là lớp học về tấn công và phòng thủ trong chiến tranh sinh hóa nên có đủ loại cấp bậc cùng đến để nghiên cứu quân dụng.
Từ cấp úy đến cấp đại tá. Toàn là sĩ quan của các quân chủng Hoa Kỳ cùng với hai sĩ quan đồng minh. Một ông đại úy của quân lực Tây Đức và tôi là đại úy Việt Nam Cộng H?a. Khai giảng trong hội trường uy nghi của căn cứ. Tôi được ngồi trên sân khấu cạnh ông đại tá trưởng lớp, tướng chỉ huy trường và ông đại úy Tây Đức. Cờ Mỹ chính giữa, cờ Đức và cờ vàng ba sọc đỏ ở hai bên. Sau bản nhạc quốc ca Hoa Kỳ tương đối dễ nhận, tiếp đến bản nhạc lạ tai sau này tôi mới biết là họ chơi điệp khúc quốc ca của Tây Đức, sau cùng là bản quốc ca Việt Nam.
Tôi và ông đại úy Tây Đức nhìn thấy cờ của nước nhà rất cảm động nhưng không ngờ là họ còn liên lạc với các tòa đại sứ xin bản nhạc rồi cho ban quân nhạc chơi cả quốc ca.
Ba đoạn điệp khúc quốc thiều của ba nước trình tấu ào một lượt. Khi nghe thấy quốc ca của đất nước mình cất lên, người tôi lạnh toát, tưởng như giữa cơn mơ. Xong bài nhạc tất cả đứng lên vỗ tay. Dường như bài quốc thiều của Việt Nam nghe lạ tai và hùng tráng nhất.
Các bạn học đến bắt tay chúc mừng hai sĩ quan đồng minh. Ông đại úy Đức cũng không khá gì hơn tôi. Mỹ nói Mỹ nghe. Tuy nhiên, chúng tôi quả thực đã được hưởng giây phút tuyệt vời. Đi học một lớp ấm ớ chứ có làm vương làm tướng gì đâu mà họ lại đem cả quốc kỳ và quốc ca ra chào đón.
Suốt đời tôi còn nhớ mãi cái giây phút thiêng liêng đó. Quả thực là hồn nước đã gọi người qua tiếng nhạc. Này công dân ơi!...
Hành trình tìm kiếm bản quốc ca
Bản quốc thiều của VNCH cử hành trong hội trường của Fort Mc.Clellan 46 năm về trước vẫn còn văng vẳng đâu đây. Tôi lần mò suốt đêm dài trong nhiều ngày để đi tìm các tài liệu nghiên cứu.
Trên thế giới ảo người Việt Âu Châu ghi lại được một tập biên khảo của Jason Gibbs do Nguyễn Trọng Quí dịch. Tựa đề của hơn 30 trang chữ rất nhỏ: Hành trình tìm kiếm bản quốc ca.
Thiên tiểu luận uyên bác, phong phú. Qua 30 trang có đến hàng trăm chỗ tham khảo. Sau cùng đọc đi đọc lại, tìm thêm được nhiều bài liên hệ, trên 100 ý kiến đóng góp của độc giả nhiều điện báo khác nhau, chúng tôi ghi nhận được nước ta đã từng có đến 4 bài quốc ca dưới nhiều hình thức và thời đại.
*Đăng đàn cung (Đàn đăng cung)
Cờ Vàng, thời cuối nhà Nguyễn
Nhạc triều đình, được sáng tác năm 1930, không rõ tác giả, trình diễn quốc tế tại Pháp năm 1933 được chọn làm quốc ca Việt Nam năm 1945.
*Tiếng gọi sinh viên của Lưu Hữu Phước.
Quốc kỳ Quốc Gia và VNCH sáng tác 1939, được chọn làm quốc ca của quốc gia Việt Nam năm 1948.
*Tiến quân ca của Văn Cao.
Quốc Kỳ, cộng sản Việt Nam sáng tác 1944 được chọn làm quốc ca của cộng sản Việt Nam năm 1945.
*Giải phóng miền Nam,
Cờ Giải Phóng miền Nam
tác giả Lưu Hữu Phước sáng tác 1960. Chính thức chọn làm quốc ca cho chính phủ Cộng Sản Miền Nam năm 1969.
Sau đây là phần khai triển đôi chút về lịch sử của mỗi bài ca theo diễn tiến của lịch sử.
*Đàn đăng cung:
Do ảnh hưởng của Trung Hoa, hằng năm nhà vua và triều đình tổ chức tế lễ trời đất, lập đàn Nam Giao. Việt Nam tế lễ đầu tiên vào năm 1154 đời Lý Anh Tông. Đây là giờ phút vua thay mặt cho toàn dân tiếp xúc với đất trời. Thực phẩm dâng lên, xiêm áo rực rỡ và lễ nhạc tưng bừng. Lời cầu nguyện với các nghi lễ trầm hương cúng tế cùng với âm thanh chiêng trống đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Qua thế kỷ 19, vua Khải Định lập ra ban nhạc Tây Phương đầu tiên năm 1918 và bản Đàn đăng cung được trình tấu coi như nhạc chính thức của triều đình. Năm 1933 Việt Nam tham dự đấu xảo các quốc gia thuộc địa tại Pháp. Đội quân nhạc với kèn trống của Việt Nam chơi bản Đàn đăng cung như là một hình thức quốc nhạc.
Chúng tôi không tìm thấy tác giả, nhưng lời ca tìm thấy hai câu như sau: Kìa là núi vàng bể bạc, Có sách trời, sách trời định phận....
Xem ra ý nghĩa không khác gì bài ca của Hoa Kỳ, ca ngợi nước Mỹ với không gian bao la, núi sông hùng vĩ. Thêm vào đó lời ca gần với bài thơ bất hủ ngàn xưa của Lý Thường Kiệt.
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư, Tuyệt nhiên định phận, tại thiên thư.
Dịch nôm là: Sông núi nước Nam, Vua Nam trị, Rõ ràng định phận, sách trời ghi. Với tính cách xác định chủ quyền như vậy, sau thế chiến thứ II (39-45) chính phủ Việt Nam đầu tiên thành lập với nội các Trần Trọng Kim 1945 đă quyết định cờ vàng là quốc kỳ và bài Đàn đăng cung là quốc ca.
*Tiếng gọi sinh viên:
Năm 1939 một học sinh Petrus ký là Lưu hữu Phươc cùng với Mai văn Bộ viết bài tiếng gọi sinh viên bằng Pháp văn. Kêu gọi sinh viên lên đường giúp nước. Qua năm 1941 soạn lại lời Việt và bài này đã sửa đi sửa lại 7 lần từ 1941 đến 1948 để sau này được chọn làm quốc ca của chính quyền quốc gia Việt Nam thay cho bản Đàn đăng Cung.
Sau này vì lý do tác giả là Lưu hữu Phước theo cộng sản nên khi đất nước chia đôi, miền Nam đã trưng cầu dân ý tìm bản khác thay thế, nhưng sau cùng quốc hội Việt Nam Cộng Hòa biểu quyết giữ nguyên.
Lý do là quốc kỳ và quốc ca đã trải qua bao nhiêu thời gian và biết bao nhiêu xương máu hy sinh nên không thể thay thế. Bất kể tác giả là ai.
Sau năm 1975, người dân tỵ nạn cộng sản đi khắp bốn phương trời đem theo quốc kỳ và quốc ca Việt Nam Cộng hòa. Đến ngày nay sau 33 năm các đề nghị thay đổi là điều bất khả. Cờ vàng và Này công dân ơi!...sẽ tồn tại muôn đời với lịch sử. Lời của bài quốc ca Việt Nam Cộng hòa như sau:
Này công dân ơi! đứng lên đáp lời sông núi.Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.Dù cho thây phơi trên gươm giáo.Thù nước lấy máu đào đem báo.Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,Người công dân luôn vững bền tâm trí,Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi,Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.
Điệp khúc:
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ, Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ,Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống, Xứng danh ngàn năm giòng giống Lạc Hồng!
*Tiến quân ca:
Năm 1945 toàn dân nổi dậy chống Pháp. Lúc đó đảng Cộng sản còn núp bóng kháng chiến. Lấy chiêu bài Việt Minh lãnh đạo và cần 1 bài ca để nâng cao tinh thần bộ đội.
Nhạc sĩ Văn Cao viết bài Tiến quân ca. Qua đến năm sau quốc hội Cộng sản chính thức công nhận Tiến quân ca là quốc ca cùng với cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ.
Sau này lời của Tiến quân ca được sửa đổi nhiều lần cho bớt sắt máu và hợp với hoàn cảnh. Khi Văn Cao theo nhóm Nhân văn Giai phẩm, tư tưởng giao động, đảng cộng sản cũng tìm cách cho thi tuyển bài khác thay thế. Sau cùng, quốc hội Xã hội chủ nghĩa quyết định vẫn giữ nguyên Tiến Quân Ca và không nhắc đến tên tác giả.
Sau đây là lời của Tiến quân ca:
Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốcBước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa.Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù,[nguyên thuỷ là: thề phanh thây uống máu quân thù]Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,Tiến mau ra sa trường.Tiến lên! cùng tiến lên.Nước non Việt Nam ta vững bền.
*Bài giải phóng miền Nam:
Sau khi thấy không thể thôn tính miền Nam bằng chính trị, Hà Nội cho tập kết trở về và đem quân vào Nam, lập Mặt trận giải phóng. Lưu hữu Phước được Lê Duẩn chỉ thị soạn bài ca Giải phóng miền Nam phát thanh lần đầu năm 1960.
Cho đến năm 1969 thành lập chính phủ miền Nam, bài này được chọn chính thức làm quốc ca để tuyên truyền trên thế giới là miền Nam hiện có 2 chính phủ. Phe cộng sản Miền Nam có cờ và quốc ca Giải phóng miền Nam. Tất cả do Hà Nội dựng nên. Qua năm 1976 thì cờ và quốc ca của giải phóng miền Nam hoàn toàn biến mất.
Times New Roman
Sau
đây, với một chút tò mò tìm được,chúng tôi xin đăng lại lời ca của bài giải
phóng miền Nam như sau:
Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước. Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước.
Ôi! xương tan, máu rơi. Lòng hận thù ngất trời. Sông núi bao nhiêu năm bị cắt rời. Đây Cửu Long hùng tráng, Đây Trường Sơn vinh quang. Thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù. Vai sát vai chung một bóng cờ. Vùng lên, nhân dân miền Nam anh hùng. Vùng lên, xông pha vượt qua bão bùng....Vận nước đã đến rồi . Vùng lên...GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
Những bài ca theo đuổi một đời
Tất cả chúng ta, ngay từ lúc còn nằm trong nôi, trong vòng tay mẹ hay trên võng của bà đã nghe tiếng ru vào đời.
Trong lớp tuổi chúng tôi, khởi đi từ những bài ca cách mạng khi tập hát trong đoàn Nhi đồng cứu quốc rồi lên đội Thiếu niên tiền phong. Bài hát ca ngợi thần tượng kháng chiến của tuổi thơ: Anh Kim Đồng ơi!... Bài Việt Bắc... và hết sức rung động là bài Nhạc tuổi xanh của Phạm Duy: Một mùa Thu năm qua cách mạng tiến ra đất Việt...
Trong các buổi mít tính, hội họp tuổi thơ đã từng nghe bài Tiến quân ca của Văn Cao. Vào năm chừng 15 tuổi lần đầu tiên cậu bé Thiếu niên tiền phong từ Nam Định tản cư về Yên Mô, đứng dựa cột đình nghe cô bé Thái Thanh ca những bài khích lệ phong trào chống nạn mù chữ. Ai học chữ i chữ tờ (t) của Bình dân học vụ.
Thấm thoát đã 60 năm qua. Biết bao nhiêu lời ca tiếng nhạc đã theo đuổi một đời người. Từ bỏ Tiến quân ca và cờ đỏ, cậu bé mới vào đời theo gia đình hồi cư về Nam Định rồi lên Hà Nội và sau cùng vào Sài gòn. Suốt cuộc đời từ đó đi theo bóng cờ vàng và Tiếng gọi Công dân.
Khởi đi từ định mệnh, tiếp theo là nhiệm vụ và sau cùng là tư tưởng. Nhưng luôn luôn biết rằng, thực ra đây chỉ là phần số. Anh em họ hàng còn ở lại Yên Mô, Nam Định hay Hà Nội vẫn phải sống với mưa sa trên màu cờ đỏ. Tất cả chỉ là số phận. Đất nước chia đôi rồi thống nhất, nhưng màu cờ và bài ca cũ của người tỵ nạn vẫn mang theo.
Nhân dịp tổ chức văn nghệ tháng 4-2008 ba mươi ba năm sau, chúng tôi có mời cô Thái Thanh lên San Jose để cậu bé ngày xưa dựa cột đình xem nàng trình diễn nay lại có cơ hội nghe tiếng hát 60 năm, vượt cả không gian lẫn thời gian.
Ca sĩ Ý Lan nói rằng: “Bác Lộc ơi! Mẹ cháu bây giờ về hưu thực sự rồi. Đành phải vậy thôi...”
Hình ảnh của thân phụ Ý Lan là ông Lê Quỳnh với bài ca xuất sắc: Một mùa Thu năm qua trong phim Chúng tôi muốn sống, dự định sẽ giới thiệu cũng không thực hiện được. Thiếu tá phi công Lê Qụỳnh đã ra đi vĩnh viễn. Bây giờ còn lại đây là những kỷ niệm gì ?
Năm 1939 bài ca Tiếng gọi sinh viên bằng Pháp văn ra đời. Năm 1941 có lời ca Việt Ngữ. Năm 1942 cách đây 66 năm có 2 nữ sinh viên Sài gòn ra Hà Nội học y khoa. Hai cô gái ở tuổi 20 đã cất tiếng hát lần đầu tiên bài hát sau này trở thành quốc ca của Việt nam cộng hòa. Phan thị Bình và Nguyễn thị Thiều là sinh viên trường nữ hộ sinh đã trình diễn ngày chủ nhật 15 tháng 3 năm 1942. Về sau cô Thiều lấy bác sĩ Nguyễn tú Vinh và cô Bình thành hôn với bác sĩ Nguyễn tôn Hoàn
Năm 1947, bác sĩ Hoàn, trong thành phần lập chính phủ đã dề nghị lấy bài này làm quốc ca. Ngày nay bài ca của đất nước miền Nam theo chân dân Việt lưu lạc bốn phương trời. Bài ca vẫn còn đây. Hùng tráng nhưng không sắt máu. Hứa hẹn hy sinh nhưng không kêu gào chém giết. Bài ca đó được hát lại thêm 1 lần với cô sinh viên ngày xưa, nay đã cũng 86 tuổi, trên sân khấu lớn của thành phố San Jose, vào ngày chủ nhật 6 tháng 4-2008. Nếu các bạn không có mặt vào ngày chủ nhật của năm 1942 tại Hà Nội để nghe: Này sinh viên ơi, đứng lên đáp lời sông núi. thì xin đến vào ngày chủ nhật 66 năm sau để nghe: Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi. Trong cuộc đời chúng ta, không phải là ai cũng có thể sống được những giây phút lịch sử như vậy
Giao Chỉ giới thiệu bác Trần Đỗ Cung và bà Ng. Tôn Hoàn trên sân khấu CPA San Jose 2008. Ngày xưa, khi bà hát lần đầu tại Hà Nội thì ông Cung là sinh viên trẻ tuổi đứng hát theo. Ngày nay tại San Jose đã gặp lại trong chương trình văn nghệ “Lịch sử ngàn người viết” do IRCC,Inc tổ chức tại San Jose.
Xin gửi tặng bằng hữu quà Xuân 2013 hai bài viết về Quốc ca ,quốc kỳ (1) Những bài ca trở thành quốc ca (2) Những bài ca và những lá cờ. Kèm theo DVD Hồn Việt xem trên Internet Giaochi12@gmail.com
Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước. Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước.
Ôi! xương tan, máu rơi. Lòng hận thù ngất trời. Sông núi bao nhiêu năm bị cắt rời. Đây Cửu Long hùng tráng, Đây Trường Sơn vinh quang. Thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù. Vai sát vai chung một bóng cờ. Vùng lên, nhân dân miền Nam anh hùng. Vùng lên, xông pha vượt qua bão bùng....Vận nước đã đến rồi . Vùng lên...GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
Những bài ca theo đuổi một đời
Tất cả chúng ta, ngay từ lúc còn nằm trong nôi, trong vòng tay mẹ hay trên võng của bà đã nghe tiếng ru vào đời.
Trong lớp tuổi chúng tôi, khởi đi từ những bài ca cách mạng khi tập hát trong đoàn Nhi đồng cứu quốc rồi lên đội Thiếu niên tiền phong. Bài hát ca ngợi thần tượng kháng chiến của tuổi thơ: Anh Kim Đồng ơi!... Bài Việt Bắc... và hết sức rung động là bài Nhạc tuổi xanh của Phạm Duy: Một mùa Thu năm qua cách mạng tiến ra đất Việt...
Trong các buổi mít tính, hội họp tuổi thơ đã từng nghe bài Tiến quân ca của Văn Cao. Vào năm chừng 15 tuổi lần đầu tiên cậu bé Thiếu niên tiền phong từ Nam Định tản cư về Yên Mô, đứng dựa cột đình nghe cô bé Thái Thanh ca những bài khích lệ phong trào chống nạn mù chữ. Ai học chữ i chữ tờ (t) của Bình dân học vụ.
Thấm thoát đã 60 năm qua. Biết bao nhiêu lời ca tiếng nhạc đã theo đuổi một đời người. Từ bỏ Tiến quân ca và cờ đỏ, cậu bé mới vào đời theo gia đình hồi cư về Nam Định rồi lên Hà Nội và sau cùng vào Sài gòn. Suốt cuộc đời từ đó đi theo bóng cờ vàng và Tiếng gọi Công dân.
Khởi đi từ định mệnh, tiếp theo là nhiệm vụ và sau cùng là tư tưởng. Nhưng luôn luôn biết rằng, thực ra đây chỉ là phần số. Anh em họ hàng còn ở lại Yên Mô, Nam Định hay Hà Nội vẫn phải sống với mưa sa trên màu cờ đỏ. Tất cả chỉ là số phận. Đất nước chia đôi rồi thống nhất, nhưng màu cờ và bài ca cũ của người tỵ nạn vẫn mang theo.
Nhân dịp tổ chức văn nghệ tháng 4-2008 ba mươi ba năm sau, chúng tôi có mời cô Thái Thanh lên San Jose để cậu bé ngày xưa dựa cột đình xem nàng trình diễn nay lại có cơ hội nghe tiếng hát 60 năm, vượt cả không gian lẫn thời gian.
Ca sĩ Ý Lan nói rằng: “Bác Lộc ơi! Mẹ cháu bây giờ về hưu thực sự rồi. Đành phải vậy thôi...”
Hình ảnh của thân phụ Ý Lan là ông Lê Quỳnh với bài ca xuất sắc: Một mùa Thu năm qua trong phim Chúng tôi muốn sống, dự định sẽ giới thiệu cũng không thực hiện được. Thiếu tá phi công Lê Qụỳnh đã ra đi vĩnh viễn. Bây giờ còn lại đây là những kỷ niệm gì ?
Năm 1939 bài ca Tiếng gọi sinh viên bằng Pháp văn ra đời. Năm 1941 có lời ca Việt Ngữ. Năm 1942 cách đây 66 năm có 2 nữ sinh viên Sài gòn ra Hà Nội học y khoa. Hai cô gái ở tuổi 20 đã cất tiếng hát lần đầu tiên bài hát sau này trở thành quốc ca của Việt nam cộng hòa. Phan thị Bình và Nguyễn thị Thiều là sinh viên trường nữ hộ sinh đã trình diễn ngày chủ nhật 15 tháng 3 năm 1942. Về sau cô Thiều lấy bác sĩ Nguyễn tú Vinh và cô Bình thành hôn với bác sĩ Nguyễn tôn Hoàn
Năm 1947, bác sĩ Hoàn, trong thành phần lập chính phủ đã dề nghị lấy bài này làm quốc ca. Ngày nay bài ca của đất nước miền Nam theo chân dân Việt lưu lạc bốn phương trời. Bài ca vẫn còn đây. Hùng tráng nhưng không sắt máu. Hứa hẹn hy sinh nhưng không kêu gào chém giết. Bài ca đó được hát lại thêm 1 lần với cô sinh viên ngày xưa, nay đã cũng 86 tuổi, trên sân khấu lớn của thành phố San Jose, vào ngày chủ nhật 6 tháng 4-2008. Nếu các bạn không có mặt vào ngày chủ nhật của năm 1942 tại Hà Nội để nghe: Này sinh viên ơi, đứng lên đáp lời sông núi. thì xin đến vào ngày chủ nhật 66 năm sau để nghe: Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi. Trong cuộc đời chúng ta, không phải là ai cũng có thể sống được những giây phút lịch sử như vậy
Giao Chỉ giới thiệu bác Trần Đỗ Cung và bà Ng. Tôn Hoàn trên sân khấu CPA San Jose 2008. Ngày xưa, khi bà hát lần đầu tại Hà Nội thì ông Cung là sinh viên trẻ tuổi đứng hát theo. Ngày nay tại San Jose đã gặp lại trong chương trình văn nghệ “Lịch sử ngàn người viết” do IRCC,Inc tổ chức tại San Jose.
Xin gửi tặng bằng hữu quà Xuân 2013 hai bài viết về Quốc ca ,quốc kỳ (1) Những bài ca trở thành quốc ca (2) Những bài ca và những lá cờ. Kèm theo DVD Hồn Việt xem trên Internet Giaochi12@gmail.com
No comments:
Post a Comment