Phong Lan
Wednesday, December 12, 2012 @ 10:58:02 EST
LTS: Tác giả là một
chuyên gia làm việc trong một công ty lớn ở Hoa Kỳ. Cô tình nguyện với Liên
Minh CAMSA và đang thành lập nhóm yểm trợ ở Orange County, California. Tháng
11, 2012, Cô đã lên đường đến Thái Lan và Mã Lai để phụ giúp cho các hoạt động
của BPSOS ở hai quốc gia này. Ở Thái Lan cô thăm viếng và phát quà cho nhiều
trăm đồng bào lánh nạn cộng sản cũng như phỏng vấn một số các nhà tranh đấu,
các đồng bào thiểu số, các giáo dân Cồn Dầu, các nạn buôn người. Ở Mã Lai Cô có
dịp chứng kiến và tham dự một số hoạt động hàng ngày của văn phòng Liên Minh
CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, kể cả thăm viếng nạn nhân và truy tố
thủ phạm. Dưới đây là một trong loạt bài ký sự của Cô về chuyến đi này.
*
*
Ngày 19 tháng 11
Tôi
đã đến thăm các anh em tị nạn Việt Nam ở Bangkok. Họ là những người đấu tranh
dân chủ ở Việt Nam, bị đàn áp, hạch sách, chịu không nổi họ đã chạy trốn qua
Thái Lan.
Sau
đó tôi đã đến thăm một chị viết báo đòi dân chủ trên blog. Chị là người Hà Nội.
Chị bị đàn áp nên phải chạy qua Thái Lan. Hiện nay chị đang bị sạn thận rất
nặng cần phải mổ nhưng chị chưa có tiền nên cầu cứu mọi người giúp cho chị.
Tôi
đã gặp khoảng 20 giáo dân Cồn Dầu còn đang kẹt ở Bangkok chờ đi định cư. Vẫn
còn 4 gia đình chưa có quy chế tị nạn, cần phải nhờ luật sư giúp kháng cáo lên
Cao Ủy Tị Nạn. Từ đây đến cuối năm 2012, sẽ có khoảng 50 người Cồn Dầu sẽ lên
đường định cư ở Mỹ.
Tôi
đã để lại nhiều thuốc tây mang từ Mỹ sang. Ai cũng than thở đủ thứ bệnh. Buồn!
Khu nhà tồi tàn mà
người Việt tị nạn đang sinh sống, chen chúc và lẩn lút. (ảnh của Phong Lan)
Ngày 20 tháng 11
Tôi
đã đến thăm khoảng 10 anh chị em tị nạn người Tây Nguyên Lâm Đồng. Họ là những
người dân tộc thiểu số nhưng nói tiếng Việt khá rành. Họ đã đãi tôi một bữa ăn
thật ngon. Món ăn gồm có canh, cá chiên, thịt nướng, rau, cũng giống như cơm ở
nhà tôi mỗi ngày, không có gì khác. Em T.H. sắp sanh nên cầu cứu tôi giúp vì sợ
vào nhà thương không có tiền trả cho nhà thương sẽ nguy hiểm cho đứa con. Các
anh em Tây Nguyên rất khó khăn khi kiếm việc làm vì không có giấy tờ. Phụ nữ
thì ở nhà may vá hay đến chỗ các bà sơ may để kiếm tiền độ nhật qua ngày.
Nhóm
Hmong thì có khoảng 24 người vừa người lớn, vừa trẻ em, ở chung trong một căn
nhà. Họ rất sợ bị cảnh sát bắt vì đa số họ đã bị Liên Hiệp Quốc từ chối quyền
tị nạn dù họ bị đánh đập đàn áp rất nhiều vì theo đạo Tin Lành ở Việt Nam.
Khi
tôi đến thăm các anh chị em cựu thuyền nhân -- những người đã bị cưỡng bức hồi
hương năm 1996 và nay lại chạy sang Thái Lan vì bị đàn áp ở Việt Nam, tôi đã
nghe các chị em than thở về đời sống cơ cực vô vàn ở Thái vì không có việc làm.
Ngay cả số ít người đã được xét là tị nạn cũng vẫn sợ bị bắt vào tù di trú vì
Thái Lan không công nhận công ước tị nạn. Có chị mua vải về may các túi vải nhỏ
xinh xinh, rồi đi bán dạo 30 baht (khoảng 1 USD) một cái ở các khu phố du lịch
nhưng cũng sợ cảnh sát di trú bắt nên lúc nào cũng phải nhìn trước nhìn sau.
Anh
L. đã dẫn tôi đi xem một căn nhà mà anh xây cho người bạn Thái thật đẹp nhưng
với tiền lương thật ít vì họ biết anh là người tị nạn cần việc làm và không có
giấy tờ. Anh xin giúp đỡ để có máy móc dụng cụ xây cất để làm thành một đội
Việt Nam chuyên xây cất dưới những người thầu xây dựng người Thái và hy vọng có
những hợp đồng nhỏ để làm. Các chị em gái thì xin máy may, máy vắt sổ để may vá
ở nhà sống qua ngày.
Ngày 28 tháng 11
Tôi
gặp 8 anh em người tị nạn ở một quán cà phê gần văn phòng Cao Ủy. Sau khi nói
chuyện và cho tiền các anh em, tôi lên taxi đi về nhà. Mười lăm phút sau, tôi
nhận được 1 cú phone báo tin cảnh sát di trú đã bắt 4 người trong số họ khi vừa
ra khỏi tiệm cà phê. Còn 4 người kia thì 2 người đi về sớm và 2 người còn ở
trong tiệm cà phê nên không bị bắt. Trong 4 người bị bắt, 2 người đã có quy chế
tị nạn, 2 người chưa có quy chế tị nạn. Tôi bàng hoàng như sét đánh ngang tai.
Thân phận người tị nạn trên đất Thái là như vậy đó. Dù đã được Cao Ủy chấp nhận
quy chế tị nạn, họ vẫn bị coi là người nhập cư bất hợp pháp cho tới khi đi định
cư ở một nước thứ ba. Luật Sư của Cao Ủy đã lập tức đến xin bảo lãnh nhưng họ
đã được đưa về nhà tù di trú, chờ ngày ra toà.
Cho
đến giờ này tôi không biết số phận của họ ra sao. 2 người đã được quy chế tị
nạn có tí ti triển vọng được cho ra nếu có sự can thiệp mạnh mẽ từ ngoài và
phải đóng tiền thế chân. Còn 2 người chưa có quy chế thì có lẽ phải bị giam giữ
vô thời hạn. Tôi cầu nguyện cho họ được thả sớm và những ngày trước mắt sẽ bớt
nhọc nhằn cho họ trên đất Thái.
Biết
đến bao giờ người dân Việt Nam của tôi mới có được quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tự do bày tỏ lập trường của mình một cách ôn hòa mà không bị đánh đập,
đàn áp để phải lưu vong trên xứ người, chịu biết bao khổ nhọc và tù đày vì sống
không hợp pháp nơi đất lạ.
***
Hiện
có khoảng hơn 800 đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan trước cuộc đàn áp ngày càng
leo thang ở Việt Nam. Để đối phó, năm 2010 BPSOS phối hợp với một tổ chức địa
phương để thành lập Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý ở Bangkok. Chúng tôi rất cần sự
tiếp tay của mọi người có lòng với đồng bào, của những cựu thuyền nhân đã từng
sống qua cuộc đời tỵ nạn, của những tổ chức từ thiện, và của tất cả những ai
quan tâm đến thân phận của những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do
tôn giáo giờ đây đang phải lánh nạn vì bị đàn áp và truy lùng. Mỗi người một
tay, góp gió thành bão.
Mọi đóng góp sẽ được
cấp giấy trừ thuế và xin gởi về:
BPSOS/RCS
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 - U.S.A.
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 - U.S.A.
-----------------------------
Phong Lan
Tuesday,
December 11, 2012 @ 11:51:22 EST
LTS: Tác giả là một
chuyên gia làm việc trong một công ty lớn ở Hoa Kỳ. Cô tình nguyện với Liên
Minh CAMSA và đang thành lập nhóm yểm trợ ở Orange County, California. Tháng
11, 2012, Cô đã lên đường đến Thái Lan và Mã Lai để phụ giúp cho các hoạt động
của BPSOS ở hai quốc gia này. Ở Thái Lan cô thăm viếng và phát quà cho nhiều
trăm đồng bào lánh nạn cộng sản cũng như phỏng vấn một số các nhà tranh đấu,
các đồng bào thiểu số, các giáo dân Cồn Dầu, các nạn buôn người. Ở Mã Lai Cô có
dịp chứng kiến và tham dự một số hoạt động hàng ngày của văn phòng Liên Minh
CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, kể cả thăm viếng nạn nhân và truy tố
thủ phạm.
Dưới đây là một
trong loạt bài ký sự của Cô về chuyến đi này.
*
*
Ai cũng ngạc nhiên
khi tôi nói còn 2 gia đình tị nạn cuối cùng còn ở Mã Lai và đang chờ đi định cư
Mỹ hay Canada. Họ là ai?
Anh là một bác sĩ giỏi, theo đạo Mormon giống như ứng cử
viên Tổng Thống Mỹ Mitt Romney. Trong thời gian anh tình nguyện giúp chữa
bệnh cho người nghèo ở Cambốt, anh gặp những bác sĩ Mỹ theo đạo Mormon. Anh đem
kinh thánh về Việt Nam và muốn in ra 2000 bản. Nhưng mới in được 200 cuốn bản
kẽm thì anh đã bị bắt tại nhà in.
Công
an khám xét nhà của anh, bắt giam anh 2 năm không được gặp gia đình. Anh bị
nhốt tại nhà giam dưới lòng đất , không thấy ánh mặt trời. Anh bị bệnh và sốt
nặng. Công an phải cho bác sĩ vào khám cho anh. Gặp được bác sĩ đàn em, anh năn
nỉ bác sĩ cứu anh. Anh được đem ra bệnh viện nhưng bị còng vào giường bệnh. Mỗi
tuần anh phải trình diện một lần.
Ông
thầy bác sĩ cho rằng anh bị ung thư cần phải qua Singapore 15 ngày để chữa
bệnh. Vợ anh xin theo để chăm sóc cho chồng. Từ Singapore, anh và vợ trốn qua
Mã Lai và xin tị nạn chính trị vì không dám trở về Việt Nam nữa. 2 đứa con của
anh cũng trốn từ Việt Nam qua Mã Lai gặp lại cha me. Bạn đạo Mormon của anh
giúp anh đưa hồ sơ qua Cao Ủy và gia đình anh được cấp giấy tị nạn trong 20
ngày. Qua sự giới thiệu của BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada đứng ra bảo lãnh
cho anh. Giấy tờ bảo lãnh đã xong từ 3 năm nay, nhưng gia đình anh vẫn tiếp tục
chờ vì chính quyền Canada ngày càng khó khăn trong việc nhận định cư theo diện
"bảo lãnh tư nhân".
Gia đình giáo dân Cồn Dầu đoàn tụ ở Mã Lai, tháng 7, 2011 (ảnh
CAMSA)
Hiện
nay anh làm thông dịch viên toà án cho chính phủ Mã Lai trong các trường hợp
buôn người và buôn lao động từ Mã Lai. An ninh của Việt Nam đã qua Mã Lai để
muốn bắt anh lại nên anh phải lẩn trốn.
Anh
muốn nhắc nhở những ai ở Việt Nam đi chơi qua Mã Lai bằng visa du lịch và được
bạn bè nhờ cầm giùm 1 xách tay hay 1 va li thì nên từ chối thẳng vì có nhiều
trường hợp trong va li có cất giấu cần sa ma túy, và người bạn làm ơn đã bị bắt
tại phi trường Mã Lai khi hải quan khám xét hành lý và tìm thấy ma túy.
Trường hợp thứ hai là một cô gái ở xứ đạo Cồn Dầu. Khi bị đàn áp ở Cồn Dầu vào tháng 5 năm 2010 , chồng
của cô bị công an bắt, tra tấn và bỏ tù. Cô đã thay chồng để tiếp tục cuộc
tranh đấu gìn giữ xứ đạo trước chính sách giải toả trắng của chính quyền Đà
Nẵng. Công an bắt đầu truy nã, nên cô phải tìm cách trốn thoát khỏi Việt Nam
qua con đường xuất khẩu lao động. Đến Mã Lai, cô đã bị lọt vào một ổ buôn người
và bị bắt ép làm mãi dâm. Cô viện cớ ốm bệnh để câu giờ, và đã liên lạc được
với thân nhân ở Hoa Kỳ để nhờ báo cho BPSOS-CAMSA. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng,
lúc ấy đang ở Mã Lai, phối hợp với vị luật sư của CAMSA ở Mã Lai để giải cứu cô
trong một trường hợp vô cùng hy hữu và chớp nhoáng. Sau đó luật sư của CAMSA
giúp cô xin quy chế tị nạn và gửi cô đến sống với các Sơ người Mã Lai để được
bảo vệ.
Sau
khi ra tù, chồng cô và 2 con đã trốn sang Thái Lan và được BPSOS thu xếp đến
được Mã Lai để đoàn tụ cùng cô. Cô vừa mới có thêm 1 em bé. Cả gia đình cô đã
được Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tị nạn.
Hiện
nay cô đang làm việc làm móng tay trong một tiệm thẩm mỹ trong khi chờ ngày
định cư.
------------------------
Liên
Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish
Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên:
BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và
Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho
trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự
yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ
giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của
các quốc gia liên hệ.
Mọi
đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
No comments:
Post a Comment