Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-12-10
Giáo
sư Tương Lai, một trong những người nằm trong số bị cơ quan chức năng ngăn chặn
không cho tham gia mít tinh biểu tình chống TQ tại Sài Gòn vào ngày 9 tháng 12
vừa qua, đưa ra một tuyên bố phản đối những hành động mà ông cho là chính quyền
Phường Tân Phong, Quận 7, tpHCM,nơi ông đang cư trú đã trấn áp thô bạo và vi
phạm quyền tự do công dân.
Gia Minh hỏi chuyện giáo sư Tương Lai về một
số vấn đề liên quan quyền con người tại Việt Nam. Trước hết, ông cho biết căn
cứ của tuyên bố phản đối những vi phạm quyền tự do công dân mà ông đưa ra:
Vì sao ngăn chặn
lòng yêu nước?
Giáo sư Tương Lai: Hiến pháp sửa đổi
mới nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó [Chương V] đã
qui định là công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú [Điều 68], có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm [Điều 71] ....
Đó là những điều tối thiểu mà bất cứ nước nào tự xưng là cộng hòa cũng phải tôn trọng. Nhưng nhằm đạt mục tiêu ngăn chặn cuộc mít-tinh nên người ta sẵn sàng ứng xử rất thô bạo, dùng một bộ máy bạo lực để trấn áp những người có ý định biểu tỏ ý chí yêu nước, chống giặc ngoại xâm, lên án hành động gây hấn của Nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Đó là những điều tối thiểu mà bất cứ nước nào tự xưng là cộng hòa cũng phải tôn trọng. Nhưng nhằm đạt mục tiêu ngăn chặn cuộc mít-tinh nên người ta sẵn sàng ứng xử rất thô bạo, dùng một bộ máy bạo lực để trấn áp những người có ý định biểu tỏ ý chí yêu nước, chống giặc ngoại xâm, lên án hành động gây hấn của Nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Vì
sao ngăn chặn lòng yêu nước? Tôi nghĩ thế này: chắc về sâu xa không phải ngăn
chặn chúng tôi chống Trung Quốc đâu ( nếu mà như vậy thì tệ hại quá, như thế
thì thành ra tay sai của Bắc Kinh mất rồi, nhưng tôi hy vọng rằng không phải
thế); thế thì khi đàn áp người công dân, chính là họ sợ cuộc biểu tình của
người dân chống TQ đẩy tới chống chính quyền. Nếu vậy thì chỉ là do ‘thần hồn
nát thần tính’ thôi, và nguyên cớ của việc trấn áp là ở chỗ đó.
Gia Minh: Khi nói đến quyền tự do có quyền phát biểu ý
kiến. Hiện nay qua những phương tiện Internet và blog cá nhân, nhiều người đã
bày tỏ ý kiến, chính kiến riêng của họ. Tại Việt Nam có nhiều người bị cho là
chống Nhà Nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự, thậm chí vào điều 79 ‘âm mưu lật
đổ’… dù rằng những người đó cho rằng chỉ nói lên sự thật. Giáo sư nghĩ sao về
tình hình đó và giải thích từ phía chính quyền?
Giáo sư Tương Lai: Chỗ này phải rạch
ròi hai điều. Điều 88 Bộ Luật Hình sự thì bất kỳ nước nào cũng có những điều
qui định đó. Nếu chống phá, lật đổ thì phải bị bắt giam, bị trừng trị. Bất cứ
đất nước nào muốn giữ kỷ cương thì có điều đó thôi, không có nơi nào không có.
Chỉ có chuyện ghép người ta vào đúng Điều 88 Bộ Luật Hình sự đó. Vấn đề nằm ở chỗ đó thôi. Và khi Hiến pháp qui định tự do hội họp, tự do báo chí, tự do phát ngôn; nhưng người ta lại bẻ quẹo theo ý của họ, kiểu "chân lý thuộc về kẻ mạnh", tức người nào nắm quyền, nắm bạo lực trong tay, nắm tòa án, nắm nhà tù thì tự cho mình cái quyền bẻ queo cán cân công lý. Câu này ‘anh cho là…’, ý này ‘anh cho là…’, phát biểu này ‘anh cho là…’ không vi phạm về luật pháp; nhưng tôi, nhân danh luật pháp, tôi nói ‘cái này vi phạm’. Vấn đề ở chỗ ấy.
Chỉ có chuyện ghép người ta vào đúng Điều 88 Bộ Luật Hình sự đó. Vấn đề nằm ở chỗ đó thôi. Và khi Hiến pháp qui định tự do hội họp, tự do báo chí, tự do phát ngôn; nhưng người ta lại bẻ quẹo theo ý của họ, kiểu "chân lý thuộc về kẻ mạnh", tức người nào nắm quyền, nắm bạo lực trong tay, nắm tòa án, nắm nhà tù thì tự cho mình cái quyền bẻ queo cán cân công lý. Câu này ‘anh cho là…’, ý này ‘anh cho là…’, phát biểu này ‘anh cho là…’ không vi phạm về luật pháp; nhưng tôi, nhân danh luật pháp, tôi nói ‘cái này vi phạm’. Vấn đề ở chỗ ấy.
Trong
một chế độ toàn trị, không có phản biện, không có tranh luận, không có tự do
trao đổi trên báo chí, trên công luận; thì điều này tất yếu sẽ xảy ra, chẳng
riêng gì ở Việt Nam đâu. Bất cứ chế độ toàn trị nào cũng thế thôi. Người công
dân đã bị ghép vào tội đó thì khó mà cãi. Nói căn cứ vào Hiến Pháp thì chỉ là
nói cho vui mà thôi! Bởi vì, nói ‘tự do hội họp’ mà trên 7 người phải xin phép,
thì còn tự do gì nữa.
‘Tự do báo chí’ mà ở Việt Nam chỉ có báo chí của Nhà Nước, chỉ có một ông tổng biên tập duy nhất từ trên chỉ đạo xuống thôi, thì làm gì có tự do báo chí. Những chuyện đó cũng chỉ nói cho vui mà thôi. Ai cũng thấy. Chuyện đó sớm muộn cũng phải dẹp thôi. Bởi vì trào lưu chung, tiến hóa của nhân loại không cho phép sự ‘lạc lõng’ đó. Nói như vào đầu thế kỷ thứ 20, các cụ ở Đông Kinh Nghĩa Thục đã than:
‘Văn minh là thế giới nào,
Mà ta chìm đắm dưới hào dã man.’
Đó là các cụ nói vào đầu thế kỷ thứ 20; nay sang thế kỷ 21 rồi mà điều này vẫn đang còn tồn tại. Thế nhưng bây giờ mạng lưới thông tin, cuộc cách mạng Công Nghệ Thông tin, không cho phép người ta bưng bít được đâu. Cho nên anh thấy đấy, một sự kiện biểu tình như thế, chỉ 15 phút sau người ta đưa ngay lên mạng, cả nước biết, cả thế giới biết. Sao mà ngăn chặn được.
‘Tự do báo chí’ mà ở Việt Nam chỉ có báo chí của Nhà Nước, chỉ có một ông tổng biên tập duy nhất từ trên chỉ đạo xuống thôi, thì làm gì có tự do báo chí. Những chuyện đó cũng chỉ nói cho vui mà thôi. Ai cũng thấy. Chuyện đó sớm muộn cũng phải dẹp thôi. Bởi vì trào lưu chung, tiến hóa của nhân loại không cho phép sự ‘lạc lõng’ đó. Nói như vào đầu thế kỷ thứ 20, các cụ ở Đông Kinh Nghĩa Thục đã than:
‘Văn minh là thế giới nào,
Mà ta chìm đắm dưới hào dã man.’
Đó là các cụ nói vào đầu thế kỷ thứ 20; nay sang thế kỷ 21 rồi mà điều này vẫn đang còn tồn tại. Thế nhưng bây giờ mạng lưới thông tin, cuộc cách mạng Công Nghệ Thông tin, không cho phép người ta bưng bít được đâu. Cho nên anh thấy đấy, một sự kiện biểu tình như thế, chỉ 15 phút sau người ta đưa ngay lên mạng, cả nước biết, cả thế giới biết. Sao mà ngăn chặn được.
Phân biệt nhân
quyền và đặc thù riêng của một nước
Gia Minh: Thưa giáo sư, bao giờ các vị lãnh đạo Việt
Nam đi ra nước ngoài, ở nước khác người ta đặt vấn đề về tình hình nhân quyền
tại Việt Nam thì các vị đó trả lời mỗi nước có hoàn cảnh riêng, có đặc trưng
riêng nên Việt Nam có những hành xử như thế?
Giáo sư Tương Lai: Trả lời đó chỉ đúng
một nửa thôi. Mỗi một nước có thể chế riêng, có đặc điểm riêng, phong tục, tập
quán riêng; vì vậy không thể đem một cái chung nào đó áp đặt vào một nước
riêng. Ví dụ như chuyện người Hồi giáo yêu cầu phụ nữ phải có khăn che mặt;
điều đó đừng động vào. Nếu động vào là đụng đến đặc thù dân tộc và gây ra những
phản ứng thôi. Mỗi một nước có đặc thù; điều đó đúng.
Nhưng
lại tuyệt đối đúng ở một điểm là : đặc thù đó phải nằm trong những nguyên lý
mang tính phổ biến, cái riêng nằm trong cái chung. Không thể nhân danh đặc thù
mà quay lưng lại với cái phổ biến. Những tiêu chuẩn tối thiểu của nền văn minh
mà mỗi nước đều theo đuổi nhưng lại cố tình vứt bỏ, thì không thể nói ‘nhân
danh đặc thù’ được.
Một đất nước không có tự do báo chí, thì không thể nói nước đó là văn minh được. Một đất nước mà ‘bịt miệng’ dân, ‘bịt miệng’ trí thức, không cho trí thức nói, thì làm sao nước ấy được gọi là một nước ‘văn minh’ được . Chính vì thế mục tiêu mà toàn dân Việt Nam, trong đó có trí thức chúng tôi hướng tới và đấu tranh thực hiện là "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".
Một đất nước không có tự do báo chí, thì không thể nói nước đó là văn minh được. Một đất nước mà ‘bịt miệng’ dân, ‘bịt miệng’ trí thức, không cho trí thức nói, thì làm sao nước ấy được gọi là một nước ‘văn minh’ được . Chính vì thế mục tiêu mà toàn dân Việt Nam, trong đó có trí thức chúng tôi hướng tới và đấu tranh thực hiện là "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".
Vậy
thì nội hàm của "Văn Minh" chính là điều tôi vừa gợi ra .
Đương nhiên, để đạt tới mục tiêu đó còn phải đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Tôi muốn nhắc lại lời của cưu Tổng thống Nelson Mendela : Chúng ta chưa có tự do, chúng ta mới có điều kiện để đấu tranh giành tự do". Việt Nam cũng đang trong tình huống này thôi.
Đương nhiên, để đạt tới mục tiêu đó còn phải đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Tôi muốn nhắc lại lời của cưu Tổng thống Nelson Mendela : Chúng ta chưa có tự do, chúng ta mới có điều kiện để đấu tranh giành tự do". Việt Nam cũng đang trong tình huống này thôi.
Gia Minh: Cám ơn Giáo sư về cuộc nói chuyện vừa rồi.
Xin
phép được nhắc lại, giáo sư Tương Lai hiện là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt
Trận Tổ Quốc Việt Nam từ năm 1983 cho đến nay. Ông nguyên là Phó Chủ Nhiệm Hội
đồng Tư vấn về các vấn đề xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt
Nam; nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam; nguyên thành viên Tổ Tư vấn
của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng
Chính phủ Phan Văn Khải; nguyên thành viên của Viện Nghiên Cứu Độc Lập-IDS. Ông
đã cập kề tuổi tám mươi và hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment