Saturday 1 December 2012

KHUYẾN NGHỊ VỀ DÂN TỘC CHĂM TẠI DIỄN ĐÀN LIÊN HIỆP QUỐC (BBT Champaka.info)




Written by BBT Champaka.info

Thursday, 29 November 2012 17:03

Diễn đàn thứ 5 của Liên Hiệp Quốc về dân tộc thiểu số mang chủ đề « Thực hiện bản tuyên ngôn về quyền của dân tộc thiểu số: Xác định các thành tích hoạt động và cơ hội phát triển trong tương lai» đã diễn ravào ngày 27-28 tháng 11 năm 2012 tại hội trường của Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ.

Nhân dịp này, tổ chức IOC-Champa có gởi một phái đoàn đến tham dư gồm có 3 thành viên : Kevin Champa, Van Trang và Ts. Po Dharma.

Ngày 28-11-2012 là ngày cuối cùng của diễn đàn dành riêng cho tiếng nói của các tổ chức phi chính phủ đấu tranh bảo vệ quyền của dân tộc thiểu số trên thế giới. Mỗi tổ chức chì có quyền lên tiếng trên diễn đàn trong vòng 3 phút.

Hầu né tránh những cuộc xung đột có thể xảy, ban tổ chức của diễn đàn yêu cầu các tổ chức phi chính phủ và các quốc gia thành vraiên của Liên Hiệp Quốc phải có những lời lẽ ôn hòa và xây dựng hơn trong cuộc đối thoại để bảo vệ quan điểm của mình trên diễn đàn quốc tế.

Mặc dù có sự yêu cầu của diễn đàn, tổ chức đấu tranh bảo vệ quyền dân tộc thiểu số tại Trung Quốc có lời đã kích kịch liệt chống lại chính sách kỳ thị của dân tộc thiểu số tại quốc gia này. Chính vì nguyên nhân đó, phái đoàn Trung Quốc và một số quốc gia thân cận với Trung Quốc, nhất là Cuba, đứng lên phản đối lời chỉ trích này và yêu cầu các thành phần tham gia phải tôn trọng qui chế của diễn đàn Liên Hiệp Quốc.

Cũng nhờ tiếng nói của phái đoàn Thụy Sĩ yêu cầu Trung Quốc phải chấp nhận tiếng nói của dân tộc thiểu số có mặt trong hội trường, diễn đàn Liên Hiệp Quốc trở lại không khí đối thoại một cách bình thường.

Nhân dịp này, phái đoàn của IOC-Champa đã đưa ra khuyến nghị nhằm yêu cầu nhà nước Việt Nam phải quan tâm đến một số vấn đề như sau.

Ts. Po Dharma và Kevin Champa

Khuyến nghị của IOC-Champa
Chuyển ngữ sang tiếng Việt bởi BBT Champaka.info.


Dân tộc Chăm là thần dân của vương quốc Champa nằm ở miền trung Việt Nam. Hôm nay, người Chăm chỉ có vào khoảng 100.000 người sinh sống trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Kể từ năm 1841, dân tộc Chăm hưởng một qui chế đặc biệt do triều đình Huế ban hành nhằm bảo vệ lãnh thổ đất đai dành riêng cho dân tộc này và phát triển đời sống kinh tế và văn hóa của họ.

Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam bãi bỏ qui chế đặc biệt này và thiết lập một chế độ chuyên chính vô sản bằng cách tịch thu tất cả đất đai của dân tộc Chăm nhưng không có chính sách bồi thường một cách công bằng và khả thi.

Sống trong khu vực nông thôn nhưng không có đất đai canh tác và không có công ăn việc làm, dân tộc Chăm bị lâm vào cảnh thống khổ và nghèo đói, đã gây ra bao ảnh hưởng đến sự sống, phẩm giá và nhân quyền của họ.

Nhằm phát triển sự tham gia có hiệu quả của dân tộc Chăm trong đời sống kinh tế và xã hội tại Việt Nam, IOC-Champa xin trình bày một lần nữa trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc lần thứ 5 về dân tộc thiểu số, 6 yêu cầu như sau.

Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp thiết thực để

1 - Khôi phục lại qui chế đặc biệt dành cho dân tộc Chăm do triều đình Huế đã ban hành vào năm 1841. Quy chế pháp lý này sẽ tạo điều kiện giúp dân tộc Chăm có quyền sở hữu đất đai và bảo vệ không gian xã hội, gia đình và môi trường sinh thái của họ.

2 – Chấp nhận cho dân tộc Chăm quyền được bồi thường một cách công bằng những đất đai của họ bị tịch thu sau năm 1975, đất đai do chính bàn tay họ tạo ra, chứ không phải đất đai mà họ tước đoạt của người khác.

3 – Đưa ra những biện pháp ưu tiên và cụ thể nhằm tạo điều kiện cho người Chăm được tham gia trong các cơ quan của nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương, mà không truy hỏi mối liên hệ gia đình hay chủng tộc của họ

4.- Chấp nhận cho dân tộc Chăm quyền thành lập một hội đồng chức sắc và bô lão của dân tộc Chăm nhằm góp quan điểm vào mọi quyết định của nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương liên quan đến vấn đề xã hội, văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc này.

5 - Xây dựng chính sách làm thế nào để đưa ngôn ngữ và chữ viết Chăm vào chương trình giảng dạy trong các trường lớp từ cấp tiểu học đến trung học tại những khu vực có dân tộc Chăm sinh sống và chữ viết Chăm trong giáo trình giảng dạy phải là chữ viết Chăm truyền thống lưu hành từ thế kỷ thứ 17, chứ không phải chử viết Chăm bị cải biến của Ban Biên Soạn ra đời vào năm 1978

6 - Phục hồi lại chính sách năng đở đặc biệt (affirmative-action policy) nhằm giúp những học sinh Chăm được tiến thân trong các ngành giáo dục đại học mà không cần phải thông qua kỳ thi tuyển. Ngược lại, các học sinh Chăm bắt buộc phải cung cấp bằng tốt nghiệp trung học và chứng chỉ học tiếng Chăm trong hồ sơ nộp đơn xin vào đại học.

Phái đoàn IOC-Champa: Kevin Champa, Van Trang

Hội trường của diễn đàn


----------------------------------


Written by BBT Champaka.info
Thursday, 29 November 2012 16:53

Written by BBT Champaka.info
Tuesday, 27 November 2012 05:21






No comments:

Post a Comment

View My Stats