Khánh An, phóng viên RFA
2012-12-05
Trung
Quốc đang ngày càng có nhiều bước leo thang trong việc khẳng định chủ quyền của
Bắc Kinh ở toàn bộ khu vực Biển Đông khiến cho Việt Nam và các nước láng giềng
rất bất bình.
Hôm
nay, Khánh An mời ba người tham gia vào chương trình. Trước tiên mời các bạn tự
giới thiệu.
Thi: Mình tên Thi, đến
từ Sài Gòn.
Hành Nhân: Mình là Hành Nhân,
đang làm việc và sinh sống tại Sài Gòn.
Huỳnh Công Thuận: Tôi là blogger
Huỳnh Công Thuận, cũng ở Sài Gòn.
Chính
quyền lạm nhụt chí dân
Khánh An: Vâng, chào đón
các bạn một lần nữa đến với chương trình. Bây giờ để bắt đầu, Khánh An muốn hỏi
các bạn, với những hành động gần đây của Trung Quốc, bản thân các bạn có ý kiến
như thế nào?
Huỳnh Công Thuận: Trung Quốc cố tình
lập ra thành phố Tam Sa, rồi bắt ngư dân… Mỗi khi có những việc đó xảy ra thì
mới có biểu tình chống nó. Gần đây nhất, mới cách đây mấy ngày, nó lại cắt cáp
tàu Bình Minh 02. Mọi người đều biết, cả thế giới biết, riêng báo chí trong
nước là không đưa tin, hôm nay mới đưa một tin nho nhỏ thôi là “làm đứt cáp”,
chứ cũng không dám nói là “cắt cáp” nữa.
Cái
vô lý là trong khi Trung Quốc nó gây hấn thì đáng lẽ chính quyền phải là người
đầu tiên chống nó chứ, đằng này không, chính quyền lại đi chống là những người
chống Trung Quốc. Riết như vậy người ta sẽ sinh ra chán nản. Bây giờ tinh thần
yêu nước nó còn chứ không phải không, nhưng không muốn đi biểu tình để cho mấy
anh an ninh, công an đàn áp nữa. Nó vô ích. Chính quyền này đúng là làm nhụt
chí của người dân Việt Nam rồi. Gọi những người chống Trung Quốc là những người
chống chính quyền thì còn gì nữa đâu mà nói. Nếu mai mốt mà có sự cố lớn xảy ra
thì coi như nước mình sẽ tan sớm, cũng như thời Hồ Quý Ly vậy, chỉ có tự trói
tay ra mà dâng mạng thôi chứ không làm gì khác được nữa hết. Tại sao mình lại
sợ nó kỳ cục vậy?
Khánh An: Vâng, cám ơn anh
Huỳnh Công Thuận. Thế còn bạn Thi, bạn Hành Nhân, ý kiến của các bạn như thế
nào về sự kiện Trung Quốc lại một lần nữa cắt cáp tàu Bình Minh 02, sau những
lần xảy ra vào năm ngoái?
Thi: Đánh giá hành động
mới đây của Trung Quốc hôm thứ Sáu, 30/11, là bước tiếp theo của những hành
động leo thang gây hấn của Trung Quốc. Đầu tiên là thành lập thành phố Tam Sa,
sau đó là xây dựng trên thành phố Tam Sa các công trình, mới đây là cho in bản
đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu của công dân Trung Quốc và hành động mới đây là
cắt cáp tàu Bình Minh 02, em cho đó là những hành động leo thang nhằm âm mưu
khẳng định đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông, âm mưu thôn tính Biển Đông của
Trung Quốc. Em nghĩ Trung Quốc sẽ không dừng lại ở hành động này, sẽ càng lấn
tới nếu như Việt Nam chỉ phản ứng về mặt ngoại giao bình thường như ông Lương
Thanh Nghị phát ngôn trên truyền hình.
Em
thấy đợt này báo chí lắng xuống nhiều hơn, không làm rầm rộ như đợt 26/5 năm
ngoái khi lần đầu tiên tàu Bình Minh bị cắt cáp. Em thấy trên một số trang điện
tử những bài về tàu Bình Minh 02 vẫn còn nhưng được đưa về các trang sau và
phải search trên Google này kia mới kiếm thấy. Em nhìn nhận là chắc có sự chỉ
đạo nào đó làm giảm nhẹ những tin, bài về chuyện Trung Quốc lần này để làm giảm
dư luận xuống khi có phái đoàn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sang thăm Việt Nam.
Em đánh giá như vậy.
Khánh An: Vâng. Bạn Hành
Nhân thì có ý kiến thế nào?
Hành Nhân: Dạo gần đây, Trung
Quốc càng ngày càng làm quá đáng và công luận thế giới đều lên tiếng về chuyện
đó. Qua đó họ muốn thăm dò phản ứng của những nước liên quan xem coi thế nào.
Ấn Độ hay Philippines họ phản đối rất mãnh liệt, còn đối với Việt Nam mình còn
è dè, đường lối ngoại giao của mình còn nhũn nhặn quá mức. Mình còn không dám
gọi thẳng ra đó là hành động gây hấn nữa. Một vài ngày sau báo chí mới đưa tin,
mà đưa tin chỉ là họ gây đứt cáp cho mình. Chính điều này làm cho dân chúng cảm
thấy chán nản lắm. Như Philippines thì chính quyền ủng hộ nhân dân, chính quyền
phản đối và nhân dân hỗ trợ hết mình để lên tiếng việc đó. Còn đối với Việt
Nam, chính quyền tỏ ra nhu nhược, yếu hèn. Người dân thì chuyện chính trị họ
coi đó là chuyện xa vời, không phải việc của họ.
Trong
tuyên truyền của nhà nước thì cứ kêu để cho Đảng và Nhà nước lo, riết như vậy
thì làm cho lòng dân ngày càng thờ ơ, vô cảm với những chủ quyền biển đảo là
những chuyện rất thiết thực với đất nước mình. Hồi xưa tinh thần của người dân
rất yêu nước, rất quật cường, nhưng bây giờ thì thôi kệ. Mấy ổng nói là để mấy
ổng lo thì thôi để mấy ổng lo, mình quan tâm làm gì. Quan tâm vô rồi gặp phiền
phức, bị công an theo dõi, gây khó khăn cho công việc này kia, cho nên người
dân không quan tâm nữa. Năm ngoái cả nước sục sôi xuống đường biểu tình, năm
nay thấy không, việc cắt cáp tàu Bình Minh 02 dân biết chửi um sùm trên mạng rồi
thôi.
Nhà
nước cần mạnh tay hơn
Khánh An: Vâng. Như các
bạn nhận xét và dư luận cho rằng phản đối của Việt Nam là khá yếu ớt. Vậy thì
phía nhà nước Việt Nam phải có những hành động như thế nào thì các bạn mới cho
là đủ mạnh?
Thi: Theo như em thì
Việt Nam nếu có phản ứng hay gì khác thì cũng chỉ là phản ứng bị động. Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cứ lên tiếng, rồi nó cũng
trôi qua, trôi qua thôi. Vùng Biển Đông lãnh hải của Việt Nam 200 hải lý là
quyền chủ quyền của Việt Nam, quyền tài phán ở thềm lục địa của Việt Nam, tại
sao lại không tăng cường tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển hay tàu chiến để đẩy
đuổi tàu cá của Trung Quốc tiến càng ngày càng sâu vào lãnh hải của Việt Nam
khai thác cá trái phép.
Chúng
ta chặn đứng việc đó thì sẽ không phải phản ứng mạnh mẽ hơn hay gì trước những
hành động leo thang của Trugn Quốc. Chúng ta chặn ngay từ đầu thì sẽ không có
vụ tàu Bình Minh 02, không có vụ này vụ kia, vụ 23.000 tàu cá Trung Quốc tràn
ngập khắp trên Biển Đông, trong khi nó tăng cường kiểm soát, bắt bớ ngư dân
Việt Nam như vậy. Em cho là những hành động có đi chăng nữa cũng chỉ là những
hành động thụ động, yếu ớt trước những hành động có tính toán, những bước đi,
âm mưu có tính toán càng ngày càng leo thang của Trung Quốc.
Khánh An: Vâng. Cám ơn ý
kiến của Thi. Còn anh Thuận thì sao?
Huỳnh Công Thuận: Nói về phản ứng
của Việt Nam thì nói “yết ớt” còn chưa đủ nữa, mà gần như là khuyến khích nó
(TQ) làm việc đó nữa. Trong khi nó mới ra lệnh cho tàu của nó được quyền xét
những tàu dân sự của nước ngoài mà đi vô vùng biển nó tự nhận là của nó, thì
Philippines mà rờ tới là mặc dù nó yếu so với Việt Nam mình, nhưng nó phản ứng
mạnh mẽ lắm. Những nước khác như Đại Hàn, Nhật, anh vi phạm là nó bắt nhốt anh
luôn chứ đừng có nói. Việt Nam thì có cái này tôi nói thật ra luôn là trong khi
Trung Quốc nó gây hấn với mình, nhân dân phản ứng, bức xúc lên đi biểu tình thì
không cho, cấm đoán, báo chí đài phát thanh, cơ quan ngôn luận của nhà nước lại
không đưa những vấn đề đó ra, không cho dân biết, lại giấu diếm đi, “làm đứt
cáp”, nói chuyện nghe vô duyên quá!
Thứ
hai, mình với Trung Quốc bây giờ là đang trong thời kỳ chiến tranh ngầm với
nhau. Nó lấn đất, lấn biển mình là chiến tranh rồi còn gì nữa mà không nói nó,
cứ đem thằng Mỹ, thằng Pháp, thằng Tây mấy chục năm trước đem ra kể hoài để cho
dân nó quên chuyện trước mắt mà cứ nhớ chuyện ngày xưa, trong khi cần phải đi
qua ngoại giao với Mỹ, với các nước Âu châu để tìm ngoại viện. Nhưng một mặt
đài truyền hình cứ đưa ra bữa nay đánh Mỹ, mai đánh Pháp, mấy cái phim đời xưa
ra không à. Còn những người đánh chống Trung Quốc thì không bao giờ được nhắc
tới. Cả những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trước mà chết trong trận Hoàng
Sa ngày 19/11/1974 đó, không bao giờ được nói tới. Cả những người chết trong
trận Trường Sa năm 1988 cũng vậy luôn.
Đó
mới là chiến tranh ngoại xâm chứ. Cái đó rõ ràng là định hướng để dân thường
người ta không để ý, người ta quên đi chuyện trước mắt, không nghĩ Trung Quốc
đang đánh mình. Nó đánh từ kinh tế, biển, từ đồ ăn, thức uống, đồ lậu, cho tới
ba cái tiền giả là cũng do Trung Quốc đưa ra không. Mà không nói gì hết trơn,
còn bắt tay cám ơn Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam hữu hảo nữa thì còn gì để mà
nói.
Giới
trẻ nghĩ gì?
Khánh An: Vâng. Vậy bản
thân các bạn là công dân Việt Nam, các bạn nghĩ là mình nên làm gì?
Huỳnh Công Thuận: Mình thấy những
chuyện sai trái, những chuyện tạm gọi là “tổ quốc lâm nguy”, thì cá nhân tôi
nói thật cũng không làm chuyện gì lớn lao, nhưng những người bạn quen biết của
tôi ngoài đời người ta không rành về mạng internet, bị chặn không vô được thì
tôi sẽ nói cho người ta biết về vấn đề đó trong khả năng của tôi. Tôi nói như
cái chuyện tàu Bình Minh bị cắt cáp vào ngày 30 này, tôi nói mấy ngày nay thì
người ta tin nhưng người ta kiếm không được cái nguồn đó vì tất cả các mạng bị
chặn hết trơn.
Khánh An: Vâng, cám ơn
hành động mà anh đã làm. Khánh An tin là mặc dù nó nhỏ nhưng sẽ có hiệu quả lớn
lắm nếu điều này được nhân rộng. Còn bạn Thi thì sao?
Thi: Bất cứ công dân ở
một đất nước có chủ quyền nào khi mà đất nước bị xâm phạm chủ quyền thì người
dân đều tỏ ra thái độ bất bình, phẫn nộ về những hành động đó. Là một người dân
của đất nước Việt Nam thì càng bất bình hơn trước hành động gây hấn lần này của
Trung Quốc, em không biết nói gì hơn là chia sẻ với người thân, bạn bè cho
người ta hiểu rõ hơn bộ mặt thật của Trung Quốc và mong muốn chính quyền nhà
nước Việt Nam ngày càng có những hành động mạnh mẽ hơn để đáp trả lại những
hành động, những bước leo thang gần đây của Trung Quốc.
Khánh An: Vâng, cám ơn các
bạn rất nhiều đã tham gia vào chương trình.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment