Hà
Vũ - VOA
14.12.2012
Hội nghị về Ngày Nhân Quyền 2012 với
chủ đề “Nhân quyền Phổ quát, Nhân phẩm và Tình thương đối với Mọi người” được
tổ chức tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Washington D.C vào ngày thứ Hai 10
tháng 12 năm 2012 nhân kỷ niệm năm thứ 64 ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế
Nhân Quyền. Diễn giả gồm một
số nhà lãnh đạo các tổ chức nhân quyền phát biểu về tình hình nhân quyền Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Pakistan, Balochistan, Pakistan, Sudan và Việt Nam.
Nhân dịp này Hà Vũ đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Quốc
Quân, sáng lập viên và cô Nathalie Nguyễn, quyền Phó Chủ tịch Tổ Chức Quốc Tế
Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản tại Việt Nam đại diện của tổ chức tại hội nghị về
những vấn đề nóng bỏng hiện nay tại Việt Nam.
Phái đoàn của Tổ
chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản tại Việt Nam.
Cô Nathalie Nguyễn
Trong bài phát
biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia tại Washington D.C nhân dịp lễ kỷ niệm
ngày ban hành bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm nay, cô
Nathalie Nguyễn, quyền Phó Chủ tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản
tại Việt Nam sau khi nêu lên thực trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã đưa
ra ba đòi hỏi:
“Thứ nhất, nhà cầm quyền Việt Nam phải ngừng sách nhiễu, bắt, và giam giữ những công dân bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Phải thả hết những người bất đồng chính kiến và lãnh đạo tôn giáo đã bị cầm tù trái phép bởi nhà cầm quyền Việt Nam, nhiều người đã bị tù trên 20 năm.
Thứ hai, Nhà cầm quyền Việt Nam cũng phải ngưng đe dọa và sách nhiễu các cựu tù nhân chính trị.
Và thứ ba, Việt Nam phải tôn trọng tất cả các quyền căn bản của người dân, phải trả lại cho họ quyền được tự mình chọn thể chế chính quyền phù hợp với nguyện vọng của họ qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc."
Đối với những hành động gây hấn và khiêu khích của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, đại diện Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản tại Việt Nam cũng đòi hỏi chế độ cộng sản Trung Quốc:
“Ngừng chính sách bành trướng lãnh thổ và lãnh hải của họ, và ngưng can thiệp vào chủ quyền của các nước láng giềng như Tây Tạng, Turkistan, Mông cổ, Miến Điện và Việt Nam để cho người dân các nước này được sống tự do và nhân phẩm được tôn trọng.”
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân sáng lập viên của Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản tại Việt Nam khi được hỏi về những cuộc đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong những năm qua cho biết là vẫn không thấy có được những kết quả cụ thể nào, các nhà bất đồng chính kiến, các blogger, các nhà lãnh đạo tôn giáo không đứng về phía chính quyền vẫn bị bắt bớ tù đày càng ngày càng nhiều hơn. Ông nói:
“Cách đây khoảng 10 ngày chúng tôi có được ông Daniel Baer, phó phụ tá tổng trưởng ngoại giao đặc trách về tự do dân chủ và nhân quyền mời nói chuyện riêng. Ông có nêu lên một câu hỏi là Hoa Kỳ có nên tiếp tục hoãn lại hay hủy bỏ luôn những cuộc đối thoại về nhân quyền hay không. Tôi nói là theo ý kiến riêng của tôi đối thoại luôn luôn cần thiết vì giúp thu hẹp lại sự khác biệt giữa đôi bên và sự hiểu biết để đi đến một thỏa hiệp có lợi cho cả hai phía, nhưng chỉ với điều kiện là hai bên đối thoại có thiện chí và muốn có tiến bộ chứ đối thoại không có kết quả thì lại còn có tính cách tai hại hơn, phản tác dụng hơn. Ông Baer cũng hỏi thêm là nên hoãn hay như thế nào. Tôi nói theo đề nghị của cá nhân tôi, ông có thể viết một lá thơ cho phiá bên kia nói là chúng tôi hoãn lại cuộc họp tháng 11 vì chúng tôi muốn thấy một dấu hiệu gì chứng tỏ các ông có cộng tác, muốn có những tiến bộ chúng tôi mới tiếp tục được.”
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân giải thích thêm là những bế tắc trong đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là vì chính phủ Việt Nam luôn luôn cho rằng nhân quyền phải phù hợp với những khung cảnh đặc thù của từng quốc gia một.
Giải thích về những đề nghị của Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản tại Việt Nam trong việc đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông cũng như đất liền, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân cho biết:
“Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hết sức khắc nghiệt và đối xử tàn bạo đối với dân chúng Việt Nam nhưng lại hết sức quỵ lụy và sợ hãi thế lực ngoại bang nhất là cường lực phương bắc. Nhìn vào lịch sử ngàn đời của dân tộc mình, muốn chống đối phương bắc phải có đoàn kết cũng như hội nghị Diên Hồng vua Trần Nhân Tông hỏi toàn dân nên hòa hay nên chiến thì tất cả đều nói nên chiến đấu cho tổ quốc, bây giờ tinh thần đó không còn nữa và dưới chế độ Cộng sản, giới lãnh đạo tất cả đều có tinh thần bán nước cầu vinh. Điều chúng ta cần phải làm trước khi nói chuyện đối thoại với Trung cộng hay tranh đấu vũ lực với Trung cộng để bảo vệ đất nước, chúng ta phải diệt kẻ nội thù, thay đổi chế độ Cộng sản trước khi làm một chuyện gì khác. Còn chuyện nhà cầm quyền Trung Quốc dùng sức mạnh vượt trên các giá trị lịch sử, quyền lợi, đất đai của các nước từ ngàn đời, thì chuyện đó không thể đạt được mặc dù họ rất mạnh.”
Ông Jeffrey Imm thuộc tổ chức Trách nhiệm cho Bình đẳng và Tự Do, điều hợp viên của hội nghị kết luận là tranh đấu cho nhân quyền của tất cả mọi người trên toàn thế giới cần phải bền bỉ vì những thay đổi về nhân quyền có được hiện nay không phải một sớm một chiều mà đạt được.
“Thứ nhất, nhà cầm quyền Việt Nam phải ngừng sách nhiễu, bắt, và giam giữ những công dân bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Phải thả hết những người bất đồng chính kiến và lãnh đạo tôn giáo đã bị cầm tù trái phép bởi nhà cầm quyền Việt Nam, nhiều người đã bị tù trên 20 năm.
Thứ hai, Nhà cầm quyền Việt Nam cũng phải ngưng đe dọa và sách nhiễu các cựu tù nhân chính trị.
Và thứ ba, Việt Nam phải tôn trọng tất cả các quyền căn bản của người dân, phải trả lại cho họ quyền được tự mình chọn thể chế chính quyền phù hợp với nguyện vọng của họ qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc."
Đối với những hành động gây hấn và khiêu khích của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, đại diện Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản tại Việt Nam cũng đòi hỏi chế độ cộng sản Trung Quốc:
“Ngừng chính sách bành trướng lãnh thổ và lãnh hải của họ, và ngưng can thiệp vào chủ quyền của các nước láng giềng như Tây Tạng, Turkistan, Mông cổ, Miến Điện và Việt Nam để cho người dân các nước này được sống tự do và nhân phẩm được tôn trọng.”
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân sáng lập viên của Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản tại Việt Nam khi được hỏi về những cuộc đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong những năm qua cho biết là vẫn không thấy có được những kết quả cụ thể nào, các nhà bất đồng chính kiến, các blogger, các nhà lãnh đạo tôn giáo không đứng về phía chính quyền vẫn bị bắt bớ tù đày càng ngày càng nhiều hơn. Ông nói:
“Cách đây khoảng 10 ngày chúng tôi có được ông Daniel Baer, phó phụ tá tổng trưởng ngoại giao đặc trách về tự do dân chủ và nhân quyền mời nói chuyện riêng. Ông có nêu lên một câu hỏi là Hoa Kỳ có nên tiếp tục hoãn lại hay hủy bỏ luôn những cuộc đối thoại về nhân quyền hay không. Tôi nói là theo ý kiến riêng của tôi đối thoại luôn luôn cần thiết vì giúp thu hẹp lại sự khác biệt giữa đôi bên và sự hiểu biết để đi đến một thỏa hiệp có lợi cho cả hai phía, nhưng chỉ với điều kiện là hai bên đối thoại có thiện chí và muốn có tiến bộ chứ đối thoại không có kết quả thì lại còn có tính cách tai hại hơn, phản tác dụng hơn. Ông Baer cũng hỏi thêm là nên hoãn hay như thế nào. Tôi nói theo đề nghị của cá nhân tôi, ông có thể viết một lá thơ cho phiá bên kia nói là chúng tôi hoãn lại cuộc họp tháng 11 vì chúng tôi muốn thấy một dấu hiệu gì chứng tỏ các ông có cộng tác, muốn có những tiến bộ chúng tôi mới tiếp tục được.”
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân giải thích thêm là những bế tắc trong đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là vì chính phủ Việt Nam luôn luôn cho rằng nhân quyền phải phù hợp với những khung cảnh đặc thù của từng quốc gia một.
Giải thích về những đề nghị của Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản tại Việt Nam trong việc đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông cũng như đất liền, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân cho biết:
“Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hết sức khắc nghiệt và đối xử tàn bạo đối với dân chúng Việt Nam nhưng lại hết sức quỵ lụy và sợ hãi thế lực ngoại bang nhất là cường lực phương bắc. Nhìn vào lịch sử ngàn đời của dân tộc mình, muốn chống đối phương bắc phải có đoàn kết cũng như hội nghị Diên Hồng vua Trần Nhân Tông hỏi toàn dân nên hòa hay nên chiến thì tất cả đều nói nên chiến đấu cho tổ quốc, bây giờ tinh thần đó không còn nữa và dưới chế độ Cộng sản, giới lãnh đạo tất cả đều có tinh thần bán nước cầu vinh. Điều chúng ta cần phải làm trước khi nói chuyện đối thoại với Trung cộng hay tranh đấu vũ lực với Trung cộng để bảo vệ đất nước, chúng ta phải diệt kẻ nội thù, thay đổi chế độ Cộng sản trước khi làm một chuyện gì khác. Còn chuyện nhà cầm quyền Trung Quốc dùng sức mạnh vượt trên các giá trị lịch sử, quyền lợi, đất đai của các nước từ ngàn đời, thì chuyện đó không thể đạt được mặc dù họ rất mạnh.”
Ông Jeffrey Imm thuộc tổ chức Trách nhiệm cho Bình đẳng và Tự Do, điều hợp viên của hội nghị kết luận là tranh đấu cho nhân quyền của tất cả mọi người trên toàn thế giới cần phải bền bỉ vì những thay đổi về nhân quyền có được hiện nay không phải một sớm một chiều mà đạt được.
No comments:
Post a Comment