Trọng Thành – RFI
Thứ năm 20 Tháng
Mười Hai 2012
Theo AFP hôm qua 19/12/2012, một giới chức quốc phòng cao cấp của Mỹ cho biết Washington dự định bước đầu hợp tác quân sự với Miến Điện, nhằm cổ vũ làn sóng cải cách của tân chính quyền Miến Điện. Việc hợp tác quân sự song phương sẽ được tiến hành « từng bước một ».
Giới chức Mỹ xin giấu tên tuyên bố : « Chúng tôi ủng hộ chủ trương : Một mối quan hệ quân sự thận trọng và có trọng điểm, là tích cực đối với các cải cách tại Miến Điện ». Giới chức quân sự Mỹ giải thích thêm, hợp tác quân sự với chính quyền
Naypyidaw sẽ diễn ra trong một « tương lai
gần ». Mỹ sẽ hỗ trợ Miến Điện trong
các hoạt động phi
tác chiến như tập huấn quân y, trợ giúp nhân đạo, cũng như hỗ trợ cải cách bộ máy quản lý quốc phòng.
Mới đây, hai viên chức Lầu Năm Góc đã tới Miến Điện trong đoàn công du của Bộ Ngoại giao Mỹ để thảo luận về khả năng hợp tác giữa hai nước.
Hồi tháng 10/2012, Washington cho biết sẵn sàng mời Miến Điện tham
gia cuộc tập trận tại Thái Lan, giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh, vào năm tới 2013
với tư cách quan sát viên.
Quan hệ song phương Hoa Kỳ - Miến Điện hoàn toàn thay đổi về chất, kể từ khi chính quyền gồm những cựu quân nhân theo đường lối cải cách lên thay thế tập đoàn quân sự vào đầu năm 2011. Quan hệ nống ấm giữa hai bên được đánh dấu đặc biệt với chuyến công du của tổng thống Barack Obama tới Miến Điện vào ngày 19/11/2012, tức là chỉ một tuần sau khi ông tái đắc cử. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm đặt chân tới quốc gia Đông Nam Á này.
--------------------------------
Thứ năm 20 Tháng
Mười Hai 2012
Một quan chức cao cấp bộ Quốc phòng Mỹ vào hôm qua (19/12/2012) đã tiết lộ : Trong khuôn khổ chiến lược "xoay trục" đã được loan báo, Hoa Kỳ sẽ đưa một số chiến hạm mới nhất cùng nhiều loại vũ khí tối tân qua vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Theo một số nguồn tin quốc phòng khác, kế hoạch triển khai này sẽ khởi sự ngay từ tháng Ba năm 2013.
Nguồn tin xin giấu tên này cho biết rằng trong vòng một vài năm tới đây, các phương tiện chiến đấu như phi cơ "săn" tàu ngầm P-8
Poseidon, tên lửa hành trình, tàu ngầm nguyên tử tấn công thuộc lớp Virginia, tàu cận chiến duyên hải LCS và chiến đấu cơ tàng hình F-35 sẽ được gởi đến các cảng và căn cứ ở châu Á.
Quan chức quốc phòng nói trên đã khẳng định với các nhà báo rằng đó chỉ là một phần trong một nỗ lực to lớn hơn, và « địa bàn Thái Bình Dương sẽ là nơi đầu tiên được tiếp nhận các hệ thống vũ khí mới ».
Sau một thập kỷ lao vào cuộc chiến tranh ở Irak và Afghanistan, Washington đang chuyển hướng, tập trung hơn vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà quân đội Trung
Quốc đang ngày càng khẳng định uy lực, và các tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển đảo giữa Bắc Kinh và các láng giềng ngày càng gia tăng.
Thượng tuần tháng Sáu vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã từng loan
báo quyết định của Hoa Kỳ là sẽ chuyển 60% lực lượng Hải quân hùng hậu của mình qua vùng châu Á Thái Bình Dương từ nay đến năm 2020, và trước mắt sẽ cử ngay 4 chiếc tàu cận chiến duyên hải LCS,
loại chiến hạm tối tân nhất của Mỹ hiện nay, qua hoạt động ở Singapore.
Vào hôm qua, chuẩn đô đốc Mỹ Thomas Rowden, cho biết là chiếc USS
Freedom (LCS 1), chiến hạm đầu tiên thuộc loại tàu cận chiến thế hệ mới sẽ được đưa đến Singapore ngay từ tháng Ba năm tới trong một nhiệm vụ kéo dài 10 tháng.
Một hôm trước, vào thứ ba
18/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon
Panetta cũng loan báo khả năng triển khai
chiến đâu cơ tàng hình F-35 tại căn cứ không quân Iwakuni thuộc tỉnh Yamaguchi Nhật Bản vào năm 2017. Loại chiến đấu cơ này hiện còn đang được hoàn thiện.
Theo hãng AFP, tháng Chín vừa qua, Hoa Kỳ cũng đã loan báo việc trang bị cho Nhật Bản loại radar cực mạnh X-band để Tokyo tăng cường năng lực phòng thủ chống tên lửa.
No comments:
Post a Comment