Posted
on December 20, 2012
Tuần
qua, dân chúng Mỹ theo dõi tường thuật về cái chết của những học sinh tại
trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut mà không thể không xúc động.
Tổng thống Barack Obama, Thống đốc bang Connecticut Dannel Malloy cùng các
phóng viên, cảnh sát và nhiều người đã không ngăn nổi dòng lệ vì những cái chết
thảm thương và quá đột ngột của hai mươi em học sinh ở tuổi lên 6, lên 7 cùng
sáu thày cô của các em.
Sáng hôm đó, trên đường lái xe đi làm thoáng nghe bản tin có kẻ đem súng vào trường bắn loạn xạ. Mình liên tưởng ngay đến Columbine High School ở Colorado, đến Virginia Tech University cách đây ít năm là những nơi đã xảy ra thảm cảnh sinh viên, học sinh bị kẻ sát nhân dùng súng bắn chết hàng loạt.
Chỉ thoáng nghe tin mà không thấy chi tiết. Lúc đó là bảy giờ sáng California, mười giờ ở Connecticut, nơi vụ nổ súng mới xảy ra chừng nửa giờ trước. Vào lớp nghe xôn xao bàn tán về số người thiệt mạng làm mình cảm thấy khinh hoàng và xúc động tột cùng vì có nhiều em học sinh mới chỉ lớp Một đã bị kẻ sát nhân hạ sát bằng súng.
Bạo lực bằng súng đạn xảy hàng ngày ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ, nhưng đối với những trẻ nhỏ hồn nhiên và thánh thiện như thiên thần mà mạng sống bị cướp mất bằng súng đạn là điều khó tin và không chấp nhận được. Cả nước treo cờ rũ để tang các em và thày cô. Nỗi buồn lan nhanh, được mọi người cảm nhận và chia sẻ. Tổng thống Barack Obama đã đến Newtown dự lễ tưởng niệm và chia buồn cùng gia đình các nạn nhân.
Mỗi tối, bản tin truyền hình thường có những tin hàng đầu liên quan đến bắn giết chết người. Khi nghe những tin tức như thế mình cảm thấy buồn vì xã hội Mỹ ngày nay có quá nhiều người chết vì bạo lực. Theo số liệu từ Center for Disease Control thì một năm ít nhất cũng có cả vạn người chết do bởi những hành vi tội phạm bạo lực có dùng súng.
Hai mươi sáu nạn nhân vụ thảm sát ở trường tiểu học Sandy Hook (ảnh FB Wayne Karlin)
Sáng hôm đó, trên đường lái xe đi làm thoáng nghe bản tin có kẻ đem súng vào trường bắn loạn xạ. Mình liên tưởng ngay đến Columbine High School ở Colorado, đến Virginia Tech University cách đây ít năm là những nơi đã xảy ra thảm cảnh sinh viên, học sinh bị kẻ sát nhân dùng súng bắn chết hàng loạt.
Chỉ thoáng nghe tin mà không thấy chi tiết. Lúc đó là bảy giờ sáng California, mười giờ ở Connecticut, nơi vụ nổ súng mới xảy ra chừng nửa giờ trước. Vào lớp nghe xôn xao bàn tán về số người thiệt mạng làm mình cảm thấy khinh hoàng và xúc động tột cùng vì có nhiều em học sinh mới chỉ lớp Một đã bị kẻ sát nhân hạ sát bằng súng.
Bạo lực bằng súng đạn xảy hàng ngày ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ, nhưng đối với những trẻ nhỏ hồn nhiên và thánh thiện như thiên thần mà mạng sống bị cướp mất bằng súng đạn là điều khó tin và không chấp nhận được. Cả nước treo cờ rũ để tang các em và thày cô. Nỗi buồn lan nhanh, được mọi người cảm nhận và chia sẻ. Tổng thống Barack Obama đã đến Newtown dự lễ tưởng niệm và chia buồn cùng gia đình các nạn nhân.
Mỗi tối, bản tin truyền hình thường có những tin hàng đầu liên quan đến bắn giết chết người. Khi nghe những tin tức như thế mình cảm thấy buồn vì xã hội Mỹ ngày nay có quá nhiều người chết vì bạo lực. Theo số liệu từ Center for Disease Control thì một năm ít nhất cũng có cả vạn người chết do bởi những hành vi tội phạm bạo lực có dùng súng.
Hai mươi sáu nạn nhân vụ thảm sát ở trường tiểu học Sandy Hook (ảnh FB Wayne Karlin)
Quanh nơi mình ở có ba thành phố lớn. Oakland với nửa triệu dân mà năm nào cũng có trên một trăm vụ giết người, năm nay đã có hơn 100 án mạng, nhiều nạn nhân chết vì súng. San Jose với một triệu dân, trước đây được coi là yên bình, từ đầu năm đến giờ có 44 án mạng. San Francisco cũng thế, đã có 58 vụ giết người trong năm nay, cao hơn năm ngoái cả chục. Nếu kể cả những vụ nổ súng không gây chết người thì tin tức về tội phạm có tiếng súng nổ coi như xảy ra mỗi ngày.
Cách đây vài tuần, một người đang lái xe trên xa lộ gần Sacramento là thủ phủ của bang California, thấy một xe khác có những hoạt động khả nghi, anh táp vào lề gọi điện thoại khẩn cấp báo cho cảnh sát. Khi đang trình báo thì bị kẻ lạ bắn chết ngay tại chỗ.
Thống đốc bang Connecticut khi gặp gỡ báo hôm Chủ Nhật vừa qua đã nghẹn ngào vì chính ông là người đưa tin báo tử cho từng gia đình của 20 em học sinh. Ông than thở: “Chúng ta là một đất nước đặc biệt bạo động.”
Nhận xét của ông đúng vì con số người chết vì súng đạn ở Hoa Kỳ không chỉ xảy ra ở những chốn đô thị đông dân sô bồ, phức tạp như New York, Chicago, San Francisco hay Los Angeles. Newtown, nơi xảy ra vụ thảm sát 20 học sinh chỉ có dân số chưa đến 30 nghìn dân.
Câu hỏi mọi người đặt ra là: tại sao kẻ giết người lại có hành động dã man như thế?
Mình chẳng bao giờ động đến trò chơi điện tử nhưng thỉnh thoảng có ghé vào các tiệm bán trò chơi để xem có những thứ gì. Đua xe và bắn súng là phổ thông nhất, rồi đến các môn thể thao. Đủ loại xe đua, đủ loại trò chơi bắn súng, từ bắn chim, bắn cá, thuyền bè đến trừ gian diệt bạo, giết quân thù. Đời sống giải trí bên ngoài cho con nít cũng thế, trong những trung tâm thương mại thường có trò chơi cho các em cũng là những ghế đua và súng bắn.
Ngay từ khi biết dùng ổ điều khiển màn hình trên ti vi, rất nhiều trẻ em ở Mỹ đã biết đến những trò chơi đầy tính bạo lực. Đua xe thì chạy cho mau, luồn lách cho nhanh để tránh đụng chướng vật. Bắn súng thì bắn cho nhanh, bắn liên thanh vào mục tiêu, vào quân địch. Dù là giả tưởng, bạo lực ít nhiều đã in vào ký ức trẻ em Mỹ. Khi lớn lên, một hôm nào đó, vì bị chọc tức, vì bị bắt nạt hay vì một lý do tâm thần nào đó, trong cả triệu con người bình thường chỉ cần có một vài cá nhân bất bình và súng đạn nhan nhản thì hậu quả là những cái chết oan khiên cho nhiều người.
Dân Mỹ được quyền mua súng để phòng thân theo như Hiến pháp cho phép. Người dân có thể mua súng nhỏ và cả những súng liên thanh như M-16, AR-15 hay AK-47. Nhưng khi Tu chính án số 2 ra đời cách đây hai thế kỷ để bảo vệ quyền có vũ khí của người dân, vào thời điểm đó chỉ có súng con với vài viên đạn, chưa có những loại súng trường hay liên thanh mà trong tích tắc có khả năng nhả ra vài chục phát đạn.
Theo thăm dò Small Arms Survey năm 2007 của Graduate Institute of International Studies ở Geneva, Thụy Sĩ thì cứ 100 người Mỹ đã có đến 90 khẩu súng. Tính đổ đồng, người dân Mỹ làm chủ tất cả 270 triệu khẩu súng. Sau khi xảy ra vụ thảm sát học sinh tiểu học ở Newtown, giới làm chính sách Hoa Kỳ có đưa ra con số 40% người Mỹ khi mua súng không cần phải chứng minh lý lịch là chưa bao giờ phạm tội hay có những hành động bạo hành trong gia đình.
Súng đạn lan tràn và xã hội lại đầy rẫy trò chơi mang tính bạo lực vì thế khi súng lọt vào tay một kẻ gian, một người nổi nóng hay một ai đó với trạng thái tâm lí bất bình thường thì khó có thể tránh được cảnh đạn bắn vào thường dân vô tội.
Nhiều giới chức hành pháp và lập pháp đã lên tiếng cho biết cần phải hành động để thay đổi luật về súng đạn. Tổng thống Barack Obama đã chỉ định Phó Tổng thống Joe Biden đứng đầu một nhóm nghiên cứu làm việc trong vòng một tháng để đề xuất những quyết định hay luật lệ ngăn cấm mua bán và kiểm soát các loại súng tấn công có khả năng giết người hàng loạt. Thị trưởng New York là Michael Bloomberg đưa ra đề nghị có luật cấm bán súng liên thanh trên toàn nước Mỹ. Nhiều giới chức đã lên tiếng ủng hộ, trong đó có thị trưởng của những thành phố vùng vịnh, từ San Jose, San Francisco, Oakland đến Berkeley, Richmond, Fremont.
Trong khi chờ đợi thay đổi luật về súng, từng gia đình nên vất bỏ đi những trò chơi súng đạn và những khu giải trí cũng nên dẹp những trò chơi này để trẻ em Mỹ có một tâm lý ít bị ô nhiễm bạo lực. Bắt đầu được như thế, về lâu dài xã hội cũng sẽ bớt đi những cảnh bắn giết như trong phim, trong các trò chơi.
© 2012 Buivanphu.wordpress.com
No comments:
Post a Comment