BBC
Cập nhật: 11:26 GMT - thứ năm, 6 tháng 12, 2012
Tranh
chấp Biển Đông với Trung Quốc đang trở thành vấn đề nóng ở Việt Nam, với việc
nhiều người ký vào một tuyên bố phản đối, và lại có kêu gọi biểu tình.
Hôm
25/11, một nhóm nhân sĩ ở Hà Nội, Huế và TP. HCM khởi xướng “Tuyên bố phản đối
nhà cầm quyền Trung Quốc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu công dân”.
Mới
nhất, trên một số mạng của người Việt, lại có kêu gọi biểu tình chống Trung
Quốc vào Chủ nhật 9/12 tới, sau khi Bắc Kinh có nhiều hành động leo thang về
chủ quyền.
Giáo
sư Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, là một trong những
người ký tên vào tuyên bố phản đối Trung Quốc “in đường 9 đoạn bao trùm hầu hết
Biển Đông lên hộ chiếu cấp cho công dân nước mình”.
Trả
lời phỏng vấn BBC hôm 5/12, người
từng là thành
viên Tổ Tư
vấn của Thủ
tướng Võ Văn
Kiệt, Ban Nghiên cứu
của Thủ tướng
Phan Văn Khải, nói
Đảng Cộng sản
Việt Nam không nên
sợ người dân
“biểu tình chống Trung Quốc lại quay ra chống mình”.
Giáo
sư Tương Lai:
Tuyên bố đã được chúng tôi đưa ra ngày 25/11. Đến nay sau 10 ngày, người hưởng
ứng ký tên so với những lần trước tương đối rộng hơn, đến nay là hơn 700 người.
Cả những người lâu nay ít hoặc ngại lên tiếng, lần này cũng đã có mặt. Nhóm trí
thức từng viết thư ngỏ, từng biểu tỏ thái độ trước đây, vẫn đi đầu trong tuyên
bố này. Nhưng còn có những người khác thuộc mọi tầng lớp.
Có
người ghi đơn giản là một công dân, người nội trợ, sinh viên. Có người nguyên
là bộ trưởng – ủy viên trung ương đảng, có người thứ trưởng, phó chủ tịch hội
phụ nữ Việt Nam, cũng có người ghi rõ là cựu quân nhân của quân lực Việt Nam
Cộng hòa hiện đang sinh sống ở Mỹ, có giám mục, linh mục, và nhiều nhất vẫn là
trí thức trong và ngoài nước vốn được nhiều người biết đã tham gia ký vào Tuyên
bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu công dân.
Qua
đây đã biểu tỏ được tinh thần hòa hợp dân tộc, cùng nhau góp sức chống ngoại
xâm. Đây là truyền thống Việt Nam.
Vì
vậy có thể nói đây là bước phát triển mới, vì hành động gây hấn của Trung Quốc
ngày càng ngang ngược, nham hiểm, nhất là khi Trung Quốc vừa xong Đại hội 18.
Lãnh đạo mới có thể có những đường đi nước bước khác trước thế nào đấy trên một
số lĩnh vực. Nhưng riêng âm mưu bành trướng để độc chiếm Biển Đông, uy hiếp lợi
ích sống còn của các nước Đông Nam Á thì không hề thay đổi, thậm chí khiêu
khích hơn. Đây là điều rõ như ban ngày, không thể còn một chút mơ hồ.
BBC:Giáo sư đánh giá thế
nào về những phản ứng chính thức của chính phủ Việt Nam?
Giáo
sư Tương Lai:
“Càng ca ngợi cái gọi là “tình hữu nghị” càng biểu tỏ sự lúng túng trong đối
sách, hơn nữa, đó chính là sự xúc phạm tinh thần dân tộc, làm cho người dân
không hiểu thực chất thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là thế nào”
Như
trong tuyên bố của chúng tôi đã nói, chúng tôi ủng hộ việc người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Việt Nam ngày 22/11 đã tuyên bố nêu rõ việc Trung Quốc in bản đồ lên
hộ chiếu “đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa”. Đó là tuyên bố rành rọt, rõ ràng. Tuyên bố của chúng tôi cũng chính
là hậu thuẫn cho tuyên bố đó của Bộ Ngoại giao.
Chỉ
có điều, song song với tuyên bố khá mạnh mẽ đó, vẫn còn những biểu hiện gây
ngạc nhiên. Không hiểu vì sao người ta vẫn ca ngợi tình hữu nghị và 16 chữ vàng
khi mà trong hành động cụ thể thì chúng nó ngang ngược trắng trợn như vậy. Càng
ca ngợi cái gọi là “tình hữu nghị” càng biểu tỏ sự lúng túng trong đối sách,
hơn nữa, đó chính là sự xúc phạm tinh thần dân tộc, làm cho người dân không
hiểu thực chất thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là thế nào. Phải chăng điều
đó đã đẩy tới sự kiện ngang ngược nữa hôm 30/11 khi Trung Quốc cho tàu làm đứt
cáp tàu thăm dò Bình Minh? Tiếp theo, chính quyền Hải Nam tuyên bố sẽ kiểm tra
tàu thuyền đi vào vùng lãnh hải của họ, mà thực ra có những vùng thuộc chủ
quyền của nhiều nước khác.
Ngoại
giao muốn có tác dụng, phải dựa trên hậu thuẫn của dân. Nếu không có sức mạnh
của đoàn kết dân tộc hỗ trợ cho giải pháp ngoại giao, kẻ thù không bao giờ nhân
nhượng.
BBC: Ông có thể giải
thích rõ hơn hậu thuẫn của nhân dân là như thế nào? Có người cho rằng hậu thuẫn
ở đây là xuống đường biểu tình chống Trung Quốc mà thực chất sẽ mở rộng thành
chống chính phủ Việt Nam?
Giáo
sư Tương Lai:
“Người ta có thể có nhiều băn khoăn về đời sống vật chất và tinh thần, về nền
dân chủ. Nhưng trước nguy cơ ngoại xâm, tinh thần dân tộc bao giờ cũng là điểm
nhạy cảm nhất. Nó có thể tập hợp trở lại thành một khối đoàn kết chống ngoại
xâm”
Người
ta có thể có nhiều băn khoăn về đời sống vật chất và tinh thần, về nền dân chủ.
Nhưng trước nguy cơ ngoại xâm, tinh thần dân tộc bao giờ cũng là điểm nhạy cảm
nhất. Nó có thể tập hợp trở lại thành một khối đoàn kết chống ngoại xâm. Đấy là
bài học lịch sử nghìn năm của đất nước này. Nếu không có ý
chí quật cường
của dân tộc, làm sao có
chiến thắng Nguyên Mông, Minh, Thanh? Nếu không có sức mạnh dân tộc, làm sao
Việt Nam chiến thắng hai đế quốc lớn nhất thế kỷ 20?
Bây
giờ người ta sợ biểu tình chống Trung Quốc thì dễ đẩy tới như Mùa xuân Ả Rập.
Nhưng tôi nghĩ thực ra tình hình Việt Nam khác. Trước mặt là bài học dân chủ
hóa của Miến Điện. Chính quyền quân phiệt độc tài phải nhượng bộ vì biết rằng
nếu không thay đổi, họ sẽ trở thành nô lệ của Trung Quốc. Họ thực sự muốn cứu
đất nước nên đã đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích phe nhóm.
Đó
là bài học cho Việt Nam. Đừng sợ ở Việt Nam sẽ diễn ra tình hình hỗn loạn như ở
Trung Đông. Mỗi nước có một đặc điểm riêng. Dân tộc Việt Nam đã trải qua ngần
ấy cuộc chiến, chỉ muốn hòa bình. Lãnh đạo Việt Nam phải nhận thức điều này để
chủ động tạo nên tình hình mới, đem lại dân chủ, tự do thực sự. Lúc ấy nhân dân
sẽ hỗ trợ họ, đảm bảo đất nước yên bình đi lên.
Khi
những trí thức như chúng tôi kêu gọi biểu tình, chúng tôi đủ bản lĩnh để biết
rõ rằng biểu tình chĩa mũi nhọn vào ai? Không ai khác là bọn xâm lược. Khi sơn
hà nguy biến thì mọi người Việt Nam phải đoàn kết lại chĩa mũi nhọn vào bọn
đang diễu võ dương oai ở Biển Đông, trắng trợn vạch kế hoạch lấn chiếm và quy
hoạch cái gọi là thành phố Tam Sa trong đó thâu tóm cả Hoàng Sa, Trường Sa của
Việt Nam, rồi lại còn ngang ngược tuyên bố sẽ kiểm tra giám sát, đuổi tàu đi
qua vùng biển họ tự cho là họ có chủ quyền một cách phi pháp. Mặc dù Trung Quốc
đang làm như thế mà vẫn cứ nói là “vấn đề Biển Đông không phải là toàn cục
trong quan hệ Việt – Trung” và “đừng để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ
Việt Trung” thì đúng là đã rơi vào cái bẫy của chúng mà chuyện cái “lưỡi bò” in
trên hộ chiếu chỉ là bước tiếp theo trong một kịch bản soạn sẵn, từng bước chọn
thời cơ mà thực thi mà thôi.
BBC:Về đối ngoại, Việt
Nam gần đây đã có những động thái tăng cường quan hệ với một số nước có cùng
quyền lợi hay quan tâm về Biển Đông. Giáo sư thấy như vậy đã đủ chưa?
Giáo
sư Tương Lai:
Phải nói rằng nỗ lực ngoại giao vừa qua của Việt Nam có những bước tiến bộ, rất
đáng khích lệ, nhưng chưa đủ.
Phải
quay ngược trở lại vì sao có các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc
1978-79. Vì lúc ấy Trung Quốc không muốn có một Việt Nam hùng mạnh sau khi kết
thúc thắng lợi đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh nhất sẽ là một bức bình phong
án ngữ con đường tiến về phía Nam, nhắm đến các nước Đông Nam Á và vùng Biển
Đông giùa tài nguyên và con đường vươn ra thế giới của họ. Đặng Tiểu Bình phát
dộng cuộc chiến chông Việt Nam chính là vì lẽ đó. Y nói phải dạy cho Việt Nam
bài học, nhưng thực ra Trung Quốc đã bị dạy trở lại một bài học thất bại, phơi
bày bộ mặt hiếu chiến và tráo trở trước tòan thế giới.
Nhắc
lại để thấy rằng hiện nay Trung Quốc vẫn muốn kiềm chế Việt Nam bằng nhiều thủ
đoạn. Trong đó có việc tung hỏa mù về 16 chữ vàng, nhân danh ý thức hệ, đồng
chí với nhau. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc thực chất là
chủ nghĩa tư bản man màu sắc Trung Quốc, một chủ nghĩa tư bản hoang dã cùng với
những chính sách thực dân kiểu mới trên khắp thế giới, chứ chả riêng gì vùng
Đông Nam Á.
“Các
nhà lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu điều này. Họ phải tìm cách gỡ thế bí vì lợi ích
của dân tộc. Nếu đặt Tổ quốc lên trên hết, họ sẽ gỡ ra được. Nếu không, họ quay
lại đối lập với dân, sợ dân biểu tình chống Trung Quốc lại quay ra chống mình”
Việt
Nam có vị thế thuận lợi ở Asean. Nếu biết khai thác thuận lợi đó, gắn bó với
các nước trong vùng để rồi từ đó gắn bó với châu Âu, với Mỹ, Nhật Bản… để cùng
chung sức chĩa mũi nhọn chống chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc sẽ tạo ra
một hướng đi mới cho đất nước thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nhà cầm quyền hiếu
chiến TQ, vứt bỏ cái “mũ kim cô” của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán khoác áo chủ
nghĩa xã hội. Đó là điều Trung Quốc sợ nhất.
Chính
vì lo sợ điều đó mà họ tìm mọi cách giữ Việt Nam trong tình trạng nhùng nhằng
như hiện nay. Nhùng nhằng giữa lợi ích đất nước, dân tộc và chủ nghĩa xã hội
chung một ý thức hệ với “các đồng chí Trung Quốc”! Nếu không giải quyết thỏa
đáng, lại đặt lợi ích Tổ quốc xuống dưới cái gọi là ý thức hệ đó, nó sẽ nằm
trong kịch bản mà Trung Quốc muốn.
Vì
vậy giới trí thức chúng tôi muốn Đảng phải đổi mới mình, biết dựa vào dân.
Trước đây đã đấu tranh giành được độc lập, bây giờ phải đấu tranh giành dân
chủ. Tạo ra dân chủ, sẽ tạo ra sức mạnh mới, tạo tiền đề để Việt Nam gắn bó với
thế giới chống lại âm mưu của Trung Quốc. Hay nói như cựu Tổng thông Nelson
Mendela, người anh hùng dân tộc của nhân dân Nam Phi: “Chúng ta chưa có tự do, chúng
ta mới giành lấy điều kiện để đấu tranh cho tự do”. Việt Nam hiện nay cũng
trong tình thế ấy.
BBC:Nhưng thực tế không
đơn giản như vậy. Giả sử Tổng Bí thư hay Thủ tướng Việt Nam thôi không nhắc 16
chữ vàng, hay lại ngỏ ý liên
minh với Mỹ như
Philippines, Việt Nam sẽ
gặp khó rất
nhiều.
Giáo
sư Tương Lai:
Đương nhiên là khó. Sau hội nghị Thành Đô 1990, Việt Nam đã ở trong thế kẹt.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu điều này. Họ phải tìm cách gỡ thế bí vì lợi
ích của dân tộc. Nếu đặt Tổ quốc lên trên hết, họ sẽ gỡ ra được. Nếu không, họ
quay lại đối lập với dân, sợ dân biểu tình chống Trung Quốc lại quay ra chống
mình.
Luẩn
quẩn chính là chỗ này. Không thoát ra khỏi vì không dám đặt lợi ích dân tộc lên
trên, lên trước những lợi ích khác. Cần hiểu rằng ý thức hệ chẳng qua là công
cụ để giành độc lập dân tộc, tự do, dân chủ cho nhân dân. Ý thức hệ không phải
là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc. Mục tiêu của dân tộc phải là dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, tự do, công bằng, văn minh, sánh vai cùng với các
nước văn minh trên thế giới.
No comments:
Post a Comment