Tuesday 18 December 2012

GIỚI CHỨC ĐỨC KÊU GỌI VIỆT NAM THẢ TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ, THEO GƯƠNG MIẾN ĐIỆN (VOA)




VOA
18.12.2012

Giới chức đặc trách về nhân quyền của chính phủ Đức, ông Markus Löning, mới có chuyến thăm Hà Nội và TP HCM để hội đàm và tìm hiểu thêm về tình hình chính trị, nhân quyền ở Việt Nam. Sau khi trở về nước, ông Löning đã ra một tuyên bố, nói rằng những người chỉ trích Hà Nội không được phép gặp ông và ông cũng không được phép tới thăm một nhà tù theo dự kiến. Từ TP HCM, ông Löning đã dành riêng cho VOA một cuộc phỏng vấn, và trước hết, ông cho biết về tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền trong mối bang giao Việt – Đức.

Ông Markus Löning: Đức rất quan tâm tới việc cải thiện quan hệ với Việt Nam. Chúng tôi có mối bang giao lâu năm cả về chính trị lẫn văn hóa với Việt Nam. Ở Đức cũng có rất nhiều người gốc Việt nên giữa hai nước còn có mối quan hệ mang tính gia đình. Hai bên ngày càng gia tăng các mối giao tiếp về mặt kinh tế. Tất cả những mặt tôi vừa kể đều rất tốt đẹp, nhưng Đức quan ngại về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam mà chúng tôi cho là rất lẫn lộn. Chúng tôi thấy có một số tiến bộ về các vấn đề như lương thực, chống đói nghèo, nhưng lại không có tiến bộ về quyền chính trị.

VOA: Ông có nêu với phía chính quyền Hà Nội các trường hợp cụ thể về các nhà bất đồng chính kiến bị tống giam ở Việt Nam không, thưa ông?

Ông Markus Löning: Tôi đã gặp một số nhà hoạt động. Không chỉ họp với giới chức chính phủ, tôi còn gặp các nhà hoạt động từ nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau. Tôi cũng gặp những người từng bị tống giam vì các hoạt động chính trị. Tôi cũng gặp thân nhân của những người hiện vẫn còn bị cầm tù. Tôi cũng tiếp xúc với những người từ các cộng đồng tôn giáo để trao đổi với họ về hình hình hiện tại. Chúng tôi cũng đã trao cho chính quyền Việt Nam một danh sách gồm từ 70 tới 80 tên khi chúng tôi yêu cầu thả tù nhân và bày tỏ quan ngại về tình trạng các nhà tù. Chúng tôi cũng yêu cầu được giải thích là tại sao những người đó bị tống giam. Tôi chỉ chuyển cho họ danh sách đó chứ không nêu tên cụ thể bất kỳ ai. Chúng tôi cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam nỗ lực về mặt chính trị nhằm tôn trọng quyền tự do ngôn luận và thả các tù nhân chính trị.

VOA: Thưa ông, thế phản ứng của phía Việt Nam ra sao?

Ông Markus Löning: Tôi nhận được các phản ứng khác nhau. Không có sự hồi đáp thực sự khi chúng tôi thảo luận về định nghĩa quyền tự do ngôn luận, về sự khác biệt giữa cách nhìn của Việt Nam và Đức về vấn đề này. Chính phủ Đức rất coi trọng vấn đề nhân quyền và đó chính là một trong những lý do tôi tới Việt Nam để nhấn mạnh điều đó.

VOA: Hoa Kỳ từng cho rằng Việt Nam cần phải cải thiện nhân quyền nếu muốn tăng cường các mối quan hệ thương mại và quốc phòng sâu rộng hơn. Thưa ông, đó có phải là cách tiếp cận của Đức không?

Ông Markus Löning: Chúng tôi có cách tiếp cận tương tự. Thủ tướng, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Kinh tế Đức đã tới Việt Nam. Đặc biệt là mới đây, trong một bài phát biểu tại một trường đại học ở Hà Nội, Bộ trưởng Kinh tế Đức đã công khai nêu lên quan ngại của ông về quyền tự do cá nhân ở Việt Nam. Trong các cuộc họp, tôi cũng nhấn mạnh với các đối tác Việt Nam rằng để cải thiện hơn nữa quan hệ giữa hai nước, điều hết sức cần thiết là phải cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

VOA: Sau chuyến thăm Việt Nam lần này, liệu ông có cảm thấy lạc quan rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam sẽ được cải thiện?

Ông Markus Löning: Tôi đã thấy một số sự cải thiện trong một số lĩnh vực, đặc biệt là quyền kinh tế và xã hội. Tôi không có nghi ngờ gì về điều đó. Nhưng chúng tôi thấy rõ ràng rằng chính phủ Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để cải thiện vấn đề tôn giáo, quyền chính trị, tự do ngôn luận, và vấn đề đa nguyên. Tôi tin rằng sẽ còn có nhiều áp lực nữa đối với Việt Nam trong những năm sắp tới vì cộng đồng quốc tế thấy được ví dụ của Miến Điện. Nước này đã lột xác từ một chế độ độc tài sang một quốc gia tự do hơn và tôn trọng nhân quyền hơn. Không có lý do nào có thể biện minh cho việc không trao cho người dân Việt Nam quyền tự do ngôn luận.


Tin liên hệ :






-------------------------------------------------



Tue, 12/18/2012 - 12:40
Ủy nhiệm viên Löning đòi hỏi hủy bỏ kiểm duyệt báo chí và trả tự do cho tù  nhân chính trị tại Việt Nam
Ủy nhiệm viên của chính phủ Đức về nhân quyền Löning đòi hỏi chính phủ Việt nam phải trả tự do tất cả tù  nhân chính trị và hủy bỏ kiểm duyệt báo chí.
Sau chuyến công du qua Việt Nam, ngày 15.12.2012 ông đã tuyên bố tại Berlin:
 „Những thành công về kinh tế và xã hội ở Việt Nam trong những năm vừa qua không thể che giấu được là còn có rất nhiều vấn đề cần phải được cải thiện như tình trạng nhân quyền và dân chủ hóa. Bất chấp các nguyên lý căn bản của một quốc gia pháp trị, nhà cầm quyền bắt bớ những ai tỏ ý hoài nghi yêu sách lãnh đạo của đảng Cộng sản, chỉ trích các quan chức trong chính quyền nhà nước hoặc đòi hỏi thể chế đa nguyên. Một vài người phê bình chỉ trích nhà nước không được phép gặp tôi. Nguyện vọng của tôi muốn được thăm một nhà tù ở thành phố Hồ Chí Minh không được đáp ứng. Tại cuộc họp báo kết thúc chuyến công du của tôi lại có nhiều thính giả „chính thức“ hiện diện hơn là nhà báo. Lãnh đạo Việt Nam nên cố gắng, dám thử thách chế độ dân chủ. Tôi kêu gọi những vị đang có trách nhiệm hãy noi theo gương mẫu Miến Điện, lập tức trả tự do cho tất cả tù nhân chính chính trị và bỏ lệnh kiểm duyệt báo chí. Trên quốc tế công pháp Việt Nam đã cam kết bảo đảm các quyền tự do tư tưởng và tự do báo chí, vậy Việt Nam phải giữ và theo đúng các điều này“.
Bộ ngoại giao Đức cũng lưu ý là Việt Nam đã chính thức ứng cử vào „Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc“ nhiệm kỳ 2014-2016
Dr. HongAn Duong
(Forum Vietnam 21)

************************

Pressemitteilung des Auswärtigen Amtes
Menschenrechtsbeauftragter Löning fordert Aufhebung von Pressezensur und Freilassung politischer Gefangener in Vietnam
15.12.2012
Der Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung, Markus Löning, fordert von der vietnamesischen Regierung die Freilassung  aller politischer Gefangenen und die Aufhebung der Pressezensur. Er erklärte dazu nach der Rückkehr von seiner Vietnam-Reise am 15.12. in Berlin:.
„Die wirtschaftlichen und sozialen Erfolge Vietnams der letzten Jahre dürfen nicht darüber hinwegtäuschen, dass es im Menschenrechtsbereich und bei der Demokratisierung noch erheblicher Anstrengungen bedarf.
Wer den Führungsanspruch der Kommunistischen Partei anzweifelt, führende Regierungsmitglieder kritisiert oder Pluralismus fordert, läuft Gefahr, verfolgt und ohne Achtung rechtsstaatlicher Grundsätze weggesperrt zu werden. Einige Regimekritiker durften mich nicht treffen, meinem Wunsch auf Besuch eines Gefängnisses in Ho Chi Minh-Stadt wurde nicht entsprochen, bei der Abschlusspressekonferenz erschienen mehr 'offizielle Zuhörer' als Journalisten.
Die Führung Vietnams muss mehr Demokratie wagen. Ich fordere die Verantwortlichen dazu auf, dem Beispiel Myanmars zu folgen und unverzüglich alle politischen Gefangenen frei zu lassen sowie die Pressezensur aufzuheben. Vietnam hat sich völkerrechtlich dazu verpflichtet, Meinungs- und Pressefreiheit zu gewähren und muss sich nun auch daran halten.“
Hintergrund:
Der Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung, Markus Löning, reiste vom 9. bis 14. Dezember 2012 nach Vietnam, um einen Eindruck
von der politischen und menschenrechtlichen Lage zu bekommen. Er war dazu in Hanoi und Ho Chi Minh Stadt und führte Gespräche mit Regierungsvertretern, der Zivilgesellschaft, Nichtregierungsorganisationen, Menschenrechtsverteidigern, Religionsvertretern und Wirtschaftsrepräsentanten. Markus Löning besichtigte auch eine Textilfabrik, die auch für deutsche Unternehmen produziert. Der Besuch eines Gefängnisses wurde ihm nicht erlaubt. Vietnam hat den sogenannten Zivilpakt der Vereinten Nationen ratifiziert. Darin sind die Meinungs- und Pressefreiheit festgeschrieben. Vietnam bewirbt sich für den Zeitraum von 2014 bis 2016 um einen Sitz im Menschenrechtsrat der Vereinten Nationen.

-------------------------------

Mon, 12/17/2012 - 16:07

Der Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung, Löning, hat die vietnamesische Führung aufgefordert, alle politischen Gefangenen freizulassen und die Pressezensur aufzuheben.
Nach seiner Rückkehr aus dem südostasiatischen Land sagte Löning in Berlin, die wirtschaftlichen und sozialen Erfolge Vietnams dürften nicht darüber hinweg täuschen, dass es noch erheblicher Reformen bedürfe. Als Beispiele nannte der FDP-Politiker den Bereich der Menschenrechte und den Demokratisierungsprozess. Wer den Führungsanspruch der Kommunistischen Partei anzweifle oder hohe Regierungsmitglieder kritisiere, laufe Gefahr, ohne Achtung rechtsstaatlicher Grundsätze inhaftiert zu werden.

Chính phủ Đức: Việt Nam phải trả tự do cho tù nhân chính trị

Ủy nhiệm viên của chính phủ Đức về nhân quyền, ông Markus Löning,  đã trở lại Đức sau 5 ngày công du Việt Nam từ 09.12. đến 14.12.2012
Ngay ngày hôm sau, 15.12.2012,  ông tuyên bố đã đòi hỏi đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị đang bị bắt giữ và đồng thời phải hủy bỏ lệnh kiểm duyệt báo chí. Ông Löning nhấn mạnh, những thành công về kinh tế ở Việt Nam không thể che dấu được là còn có rất nhiều vấn đề cần phải cải thiện như tình trạng nhân quyền và dân chủ hóa.. Ông nói thêm, bất chấp các nguyên lý căn bản của một quốc gia pháp trị, nhà cầm quyền lập tức bắt bớ những ai tỏ ý hoài nghi yêu sách lãnh đạo của đảng Cộng sản hoặc chỉ trích các quan chức trong chính quyền nhà nước

Nguồn: http://www.dradio.de/nachrichten/201212151500/3

Duong Hong-An
(„Forum Vietnam 21“)






No comments:

Post a Comment

View My Stats