Giá trị pháp lý của bản đồ (I)
Trương Nhân Tuấn
Trương Nhân Tuấn
01-12-2012
Về bài
viết “Giá trị pháp lý của bản đồ” (1) đăng trên báo Pháp Luật và Quĩ Nghiên cứu
Biển Đông
Trong bài này, tác giả Tiến Sĩ, Luật Sư Lê Minh Phiếu cho rằng: “Trong các tranh chấp lãnh thổ theo luật quốc tế, bản đồ thường đóng vai trò quan trọng và đôi lúc quyết định đến sự thắng - thua của các bên trong tranh chấp.”
Để chứng minh, Tiến Sĩ, Luật Sư Lê Minh Phiếu dẫn các vụ án của các tòa án quốc tế phân xử các vụ tranh chấp lãnh thổ và biên giới, gồm có: 1/ Tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, 2/ Vụ xét xử giữa Eritrea và Yemen, 3/ Tranh chấp đền Preah Vihear, 4/ Tranh chấp biên giới giữa Burkina Faso và Mali và 5/ Tranh chấp giữa Indonesia và Malaysia.
TS, Luật Sư Lê Minh Phiếu đã không dẫn ra bản đồ nào đã được Tòa lấy làm “bằng chứng” trong năm thí dụ này.
Sau khi tham khảo hồ sơ các vụ án này, tôi nhận thấy kết luận của Tiến Sĩ, Luật Sư Lê Minh Phiếu là hoàn toàn không phù hợp với nội dung của các vụ án. Trong năm vụ án dẫn ra, không có vụ án nào mà Tòa sử dụng các bản đồ được như là một bằng chứng, chứ đừng nói tới việc “bản đồ thường đóng vai trò quan trọng và đôi lúc quyết định đến sự thắng - thua của các bên trong tranh chấp” như nhận định của tác giả.
1/ Tranh chấp Ấn Độ và Pakistan tại vùng “Rann Of Kutch”
Ấn Độ và Pakistan được xứ bảo hộ Anh trả độc lập qua Hiệp ước “L’Indian Independence Act” ngày 18-7-1947. Lãnh thổ hai bên được xác định: Ấn Độ gồm các vùng đất trước kia thuộc Hoàng gia Anh, ngoại trừ vùng lãnh thổ được gọi là Pakistan. Pakistan được xác định bằng một số đơn vị hành chánh (tỉnh) nhứt định, trong đó có tỉnh mang tên Sind. Một số khu vực khác, gọi là tiểu quốc “Native States », như Kutch, Suigam, Wav, Jodhpur… thuộc Anh, thì gia nhập vào Ấn Độ. Tiểu quốc Kutch nhập vào Ấn Độ qua kết ước ký ngày 4-5-1948.
Tiểu quốc Kutch giáp ranh với tỉnh Sind. Biên giới hai nước Ấn Độ và Pakistan khu vực này trùng hợp với biên giới giữa tỉnh Sind và tiểu quốc Kutch. Tháng 5 năm 1947, tiểu vương Kutch có yêu cầu bang Sind cắm mốc đánh dấu biên giới hai lãnh thổ. Ngày 14 tháng 7 năm 1948, Cao ủy Pakistan tại Ấn Độ trả lời rằng việc cắm mốc giới không thể thực hiện vì biên giới trong vùng có nơi tranh chấp chưa giải quyết. Nhiều văn thư được trao đổi giữa hai bên về vấn đề này nhưng không đi đến đâu, trong lúc nhiều cuộc chạm súng đã xảy ra. Cho đến 30-6-1965, hai bên Ấn Độ và Pakistan ký kết một thỏa thuận về giải quyết tranh chấp biên giới. Hai bên đồng ý việc tranh chấp sẽ được giải quyết bằng thương lượng cấp bộ trưởng hay bằng một trọng tài.
Trong bài này, tác giả Tiến Sĩ, Luật Sư Lê Minh Phiếu cho rằng: “Trong các tranh chấp lãnh thổ theo luật quốc tế, bản đồ thường đóng vai trò quan trọng và đôi lúc quyết định đến sự thắng - thua của các bên trong tranh chấp.”
Để chứng minh, Tiến Sĩ, Luật Sư Lê Minh Phiếu dẫn các vụ án của các tòa án quốc tế phân xử các vụ tranh chấp lãnh thổ và biên giới, gồm có: 1/ Tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, 2/ Vụ xét xử giữa Eritrea và Yemen, 3/ Tranh chấp đền Preah Vihear, 4/ Tranh chấp biên giới giữa Burkina Faso và Mali và 5/ Tranh chấp giữa Indonesia và Malaysia.
TS, Luật Sư Lê Minh Phiếu đã không dẫn ra bản đồ nào đã được Tòa lấy làm “bằng chứng” trong năm thí dụ này.
Sau khi tham khảo hồ sơ các vụ án này, tôi nhận thấy kết luận của Tiến Sĩ, Luật Sư Lê Minh Phiếu là hoàn toàn không phù hợp với nội dung của các vụ án. Trong năm vụ án dẫn ra, không có vụ án nào mà Tòa sử dụng các bản đồ được như là một bằng chứng, chứ đừng nói tới việc “bản đồ thường đóng vai trò quan trọng và đôi lúc quyết định đến sự thắng - thua của các bên trong tranh chấp” như nhận định của tác giả.
1/ Tranh chấp Ấn Độ và Pakistan tại vùng “Rann Of Kutch”
Ấn Độ và Pakistan được xứ bảo hộ Anh trả độc lập qua Hiệp ước “L’Indian Independence Act” ngày 18-7-1947. Lãnh thổ hai bên được xác định: Ấn Độ gồm các vùng đất trước kia thuộc Hoàng gia Anh, ngoại trừ vùng lãnh thổ được gọi là Pakistan. Pakistan được xác định bằng một số đơn vị hành chánh (tỉnh) nhứt định, trong đó có tỉnh mang tên Sind. Một số khu vực khác, gọi là tiểu quốc “Native States », như Kutch, Suigam, Wav, Jodhpur… thuộc Anh, thì gia nhập vào Ấn Độ. Tiểu quốc Kutch nhập vào Ấn Độ qua kết ước ký ngày 4-5-1948.
Tiểu quốc Kutch giáp ranh với tỉnh Sind. Biên giới hai nước Ấn Độ và Pakistan khu vực này trùng hợp với biên giới giữa tỉnh Sind và tiểu quốc Kutch. Tháng 5 năm 1947, tiểu vương Kutch có yêu cầu bang Sind cắm mốc đánh dấu biên giới hai lãnh thổ. Ngày 14 tháng 7 năm 1948, Cao ủy Pakistan tại Ấn Độ trả lời rằng việc cắm mốc giới không thể thực hiện vì biên giới trong vùng có nơi tranh chấp chưa giải quyết. Nhiều văn thư được trao đổi giữa hai bên về vấn đề này nhưng không đi đến đâu, trong lúc nhiều cuộc chạm súng đã xảy ra. Cho đến 30-6-1965, hai bên Ấn Độ và Pakistan ký kết một thỏa thuận về giải quyết tranh chấp biên giới. Hai bên đồng ý việc tranh chấp sẽ được giải quyết bằng thương lượng cấp bộ trưởng hay bằng một trọng tài.
Bản đồ
tiểu bang Kutch . Nguồn ảnh: Wikipedia
Vùng tranh chấp như vậy là vùng đầm lầy Rann (Rann Of Kutch).
Tiểu quốc Kutch hoàn toàn bao bọc bởi vùng địa lý có tên Rann (phía bắc là Rann lớn, phía nam là Rann nhỏ). Vào mùa mưa, vùng Rann bị nước phủ do mưa và lưu lượng nước từ các con sông đổ vào, do đó mực nước cao hơn mực nước biển, tạo thành một vùng đầm lầy rộng khoảng 9.000 cây số vuông. Trong đầm rải rác có một số cù lao (gọi là bet). Những cù lao này hoàn hoàn cỏ hoang mọc, không có người ở. Cuối mùa mưa, nước rút đi, tạo ra một vùng bùn lầy, trong đó sa mạc muối bao phủ phần lớn. Giá trị kinh tế của muối vì thế là động lực của tranh chấp.
Tranh chấp được hai bên đưa ra tòa Trọng Tài (PCA) giải quyết ngày 19-2-1968
Hồ sơ hai bên đệ lên Tòa lên tới trên 10.000 trang tài liệu. Tranh tụng và phán quyết của Tòa cũng dài đến 150 trang, chưa kể các ý kiến tranh tụng ngoài luồng.
Hồ sơ của Ấn Độ:
Theo nước này thì không hề có tranh chấp biên giới vì biên giới trong khu vực đã được xác định bằng bờ phía bắc của đầm lầy Rann như thể hiện trên các bản đồ vẽ trước năm 1947. Biên giới này chỉ cần cắm mốc trên thực địa.
Phía Ấn Độ cho rằng, từ tiền bán thế kỷ 18, lãnh thổ của tiểu vương Kutch vượt quá đầm lầy Rann (lớn), qua đến lãnh thổ Sind, do đó đầm lầy Rann (lớn) phải thuộc về Ấn Độ. Mặc dầu nhiều lần quân của Sind vượt qua Rann để tấn công Kutch, tiểu vương Kutch mất đi vùng lãnh thổ đã lấy của Sind trước kia nhưng vùng Rann vẫn thuộc về Kutch. Thời thuộc Anh, trong vòng 75 năm, tiểu vương Kutch mỗi năm xác định trong báo cáo gởi lên mẫu quốc là vùng Rann thuộc về Kutch. Chưa bao giờ nhà cầm quyền ở Bombay, chính phủ Ấn hay Bộ ngoại giao Anh phản đối việc này. Mặt khác, giấy tờ hành chánh hoàng gia Anh, tài liệu thống kê, báo cáo hành chánh địa phương, báo chí, ghi chú… thường xuyên nghi nhận rằng Rann thuộc về Kutch. Thêm nữa, từ năm 1871, các tấm bản đồ do Sở địa hình của nhà nước Ấn thành lập, luôn vẽ biên giới giữa hai vùng Sind và Kutch là bờ bắc của đầm lầy Rann.
Theo nhà nước Ấn, một dữ kiện có ý nghĩa quyết định là nghị quyết của nhà nước Bombay năm 1914, nhìn nhận một thỏa thuận về biên giới năm 1913 ký kết giữa lãnh đạo hai vùng Sind và Kutch. Nội dung nghị quyết cho thấy nhà nước Bombay nhìn nhận biên giới giữa hai vùng Sind và Kutch là đường vẽ chấm màu xanh lá cây, bắt đầu từ cửa vịnh Sir cho đến đầu trên của vịnh này, sau đó nhập vào đường vẽ chấm màu xanh. Đường biên giới theo đường thẳng vẽ bằng chấm màu xanh đi về hướng tây, cho tới khi gặp đường biên giới màu đỏ theo như sơ đồ kèm theo dưới đây:
Bấm : http://farm9.staticflickr.com/8050/8145480159_63241fec85.jpg
Hình trên: Đồ tuyến đường biên giới theo thỏa thuận giữa lãnh đạo hai vùng Sind và Kutch năm 1913, được Nhà nước Bombay nhìn nhận theo nghị quyết năm 1914.[indo-pakistan Rann de Kutch 2].
Nghị quyết này thể hiện sự đồng thuận về biên giới giữa hai bên
tranh chấp năm 1913. Theo đó Tiểu vương Kutch đòi toàn vùng từ cửa vịnh Sir
theo như đường xanh lá cây trên bản đồ. Phía Sind thì cho rằng đường biên giới
phải từ cửa vịnh Khori, theo đường đỏ cho tới giao điểm 3 biên giới (hai vùng
Taluka và Rann), như vẽ trong bản đồ. Kết quả đồng thuận hai bên, đường biên
giới là đường chấm màu xanh, phân chia vùng tranh chấp ra làm hai, mỗi bên một
phần.
Phía Ấn Độ cũng cho rằng, nghị quyết xác định giao điểm giữa đường xanh lá cây (đề nghị của bên Kutch) với đường đỏ (đề nghị của bên Sind), mà đường đỏ trên bản đồ ghi chú “biên giới vùng Sind”. Đường này đi tiếp về phía tây, dựa bên bờ phía bắc của đầm lầy Rann, cho đến giao điểm của các biên giới các tiểu bang Sind, Kutch và Jodhpur.
Sự việc này cho thấy đường biên giới đã được xác định. Một phần biên giới theo đường đỏ, từ giao điểm biên giới (hai vùng Taluka (1 và 2) và Rann) cho đến giao điểm giữa đường đỏ với đường chấm màu xanh, vào năm 1924, theo yêu cầu của tiểu vương Kutch và do chi phí của hai bên (Sind và Kutch), đã được đóng cột mốc. Phần còn lại của đường đỏ thì chưa bao giờ được cắm mốc.
Phía Ấn Độ cũng đưa ra sự việc, theo họ là đặc biệt quan trọng, năm 1935, tỉnh Sind được tách ra theo hiệp ước “Government of India Act”. Chiếu theo nội dung hiệp ước, Ủy viên Anh tại Sind soạn thảo và đệ trình lên Nhà nước Bombay tình trạng tỉnh Sind, theo đó biên giới tỉnh này được mô tả là bờ phía bắc của đầm lầy Rann. Việc này được nhà nước Bombay chấp thuận. Nhưng cuối cùng thì nhà nước Bombay lại không đưa vào văn bản chính thức những mô tả về tỉnh Sind (theo đó biên giới là bờ phía bắc đầm lầy Rann). Theo Ấn Độ, việc này không làm mất đi tính pháp lý của đường biên giới ở vùng này.
Theo nước này thì việc tranh chấp lãnh thổ là có thực, liên hệ đến một vùng đất có diện tích khoảng 9.000 cây số vuông. Đường biên giới tại đây là đường khá tương đồng với đường vĩ tuyến 24°, phù hợp với với nhiều tài liệu trước cũng như sau việc phân chia lãnh thổ.
Các lập luận chính của phía Pakistan
Theo nước này thì đường biên giới trong vùng phải đi qua khoảng vĩ tuyến 24 như đã thể hiện trên nhiều bản đồ vẽ trước năm 1947. Khác biệt lãnh thổ lên đến 9.000 km².
Pakistan nhấn mạnh ở việc lãnh thổ Kutch thường xuyên bị quân Sind xâm nhập. Điều này chứng tỏ rằng lãnh đạo Sind đã có hành vi kiểm soát thực hữu đối với vùng đầm lầy Rann.
Trong khi các đồn lũy do phía Kutch thành lập trên lãnh thổ Sind chỉ mang tính chất tạm thời, nhiều lắm là 20 năm.
Phía Pakistan cũng vịn vào thái độ của các quan chức người Anh, hay các viên chức hành chánh địa phương, theo đó Rann là vùng biên giới, hoặc là đường biên giới ở khoảng giữa đầm lầy Rann.
Nước này cũng nhấn mạnh ở sự việc đầm lầy Rann phải được xem như là một vùng thuộc về biển (marine feature), hoặc là một đơn vị phân chia được (dividing entity), hay là một vành đai biên giới (belt of boundary) mà ở đó các quốc gia kế cận có thể thiết lập chủ quyền trên các cù lao.
Vì đó là một vùng thuộc về biển, Pakistan cho rằng phải áp dụng nguyên tắc phân chia theo đường trung tuyến, hoặc phải áp dụng nguyên tắc cận bờ, bằng không phải theo nguyên tắc phân chia công bằng (équitable). Phía Pakistan nghĩ rằng các nguyên tắc này đã được Nhà nước Anh áp dụng để xác định chủ quyền các cù lao cho các tiểu quốc chung quanh vùng Rann (nhỏ) hoặc ở vùng đông bắc Rann (lớn).
Về các bằng chứng cho thấy biên giới giữa hai vùng Sind và Kutch chưa bao giờ được giải quyết, phía Pakistan dẫn ra các sự việc xảy ra từ các năm 1875, 1885, 1905 và năm 1938. Pakistan cho rằng các sự việc này chứng tỏ Nhà nước Anh không muốn lấy một quyết định dứt khoát về vấn đề biên giới ở đầm lầy Rann.
Cuối cùng, Pakistan cũng đưa ra rất nhiều bằng chứng cho thấy quan chức địa phương hay thẩm quyền Anh ở vùng Sind đã hành sử quyền tài phán của họ trên một phần đầm lầy Rann. Đặc biệt các bằng chứng là các sinh hoạt về trồng trọt, đánh cá, thả gia súc ra các đồng cỏ… đặc biệt tại các vùng Chhad Bet, Dhara Banni và Pirol Valo Kun. Phía Pakistan cho rằng các sinh hoạt đó được sự bảo vệ và ủng hộ của chính quyền Anh, và các sinh hoạt đó có tầm quan trọng sống còn cho dân chúng Sind sống ở quanh bờ đầm lầy Rann. Pakistan cho rằng, đối diện với các hành vi pháp lý của chính quyền Sind trên vùng phía bắc đầm lầy Rann, là sự thiếu vắng hoàn toàn chính quyền Kutch, nhất là thời kỳ trước năm 1926, ở vùng phía bắc đầm lầy Rann. Sự kiện thẩm quyền Kutch muốn đặt quyền tài phán tại đây năm 1926 đã thất bại.
Phán quyết của tòa án
Về giá trị của các bản đồ, tương tự như các vụ án sẽ nói bên dưới, Tòa cho rằng tự nó, các bản đồ không có một trọng lượng đặc biệt. Chúng chỉ có thể có một giá trị khi được dựa vào các yếu tố ngoại tại, như được sự phê chuẩn hay được sự chuẩn duyệt chính thức của các viên chức ở cấp cao, đồng ý cho bản đồ có một giá trị cao hơn. Trong trường hợp tranh chấp này, do hệ quả của việc nhiều lần in ấn các bản đồ chính thức, cùng phối hợp với các hành vi khác hay sự thiếu sót của nhà cầm quyền Anh, Tòa cho rằng các tấm bản đồ có thể được chú ý nhiều hơn.
Sau khi khảo sát các bản đồ do hai bên đệ trình, ý kiến của Tòa là không có tấm bản đồ nào có một trọng lượng đặc biệt, kể cả tấm bản đồ đính kèm nghị quyết năm 1914 do Ấn Độ dẫn ra.
Về sự hiện hữu của một đường biên giới, Tòa cho rằng không hề có một đường biên giới lịch sử nào đã được nhìn nhận, cũng như không hề hiện hữu một đường biên giới được thiết lập một cách rõ rệt ở trong vùng tranh chấp.
Phán quyết của Tòa dựa lên các sự việc hành sử quyền chủ quyền (droit de souveraineté) của chính quyền bảo hộ Anh tại các tiểu quốc như thuế má, anh ninh, cảnh sát… Phía Pakistan chứng minh được các hành vi hành sử quyền chủ quyền (effectivité) của Sind trên các vùng Dhara Banni và Chhad Bet, các vùng này thuộc về nước này.
Ta thấy rằng các dữ kiện chứng minh tính liên tục quốc gia chỉ được Tòa chấp nhận là các hành vi của nhà nước được nhìn nhận (ở đây là nhà nước bảo hộ Anh). Tất cả các động thái, các hành vi tự tiện của nhà cầm quyền địa phương đều không có hiệu lực trước công pháp quốc tế.
Phán quyết của Tòa không hề dựa lên bất kỳ tấm bản đồ nào.
Bản đồ dưới đây [Indo-Pakistan Rann de Kutch 2] là đường biên giới theo phán quyết của Tòa, theo đó Ấn Độ được 90% diện tích, Pakistan 10% diện tích vùng lãnh thổ tranh chấp.
Bấm : http://farm9.staticflickr.com/8470/8145477805_8359aaa073.jpg
2/ Tranh chấp Yemen-Erythrée
Tranh chấp Erythré và Yemen (2) về chủ quyền các đảo ở Hồng hải, được Tòa Trọng tài xử ngày 9-10-1998. Đây là một trường hợp cần được nghiên cứu sâu xa. Ở đây chỉ lướt qua những nét chính.
Hai bên đều cho rằng mình có danh nghĩa chủ quyền lịch sử (titre historique) ở các đảo tranh chấp. Erythrée vịn vào lý do trước kia chủ quyền các đảo thuộc về Ý, sau đó chuyển sang cho Ethiopie sau Thế chiến thứ II (Erythrée thuộc Liên bang Ethiopie từ năm 1962, đến năm 1993 thì tuyên bố độc lập). Tức là Erythrée dựa vào thuyết “liên tục quốc gia ». Trong khi Yemen vịn vào thuyết “reconversion », theo đó Yemen đã có danh nghĩa chủ quyền từ thời trung cổ, danh nghĩa này vẫn còn tồn tại trong thời bị lệ thuộc đế quốc Ottoman, cuối cùng Yemen lấy lại do công ước Lausane.
Tòa bác bỏ lý lẽ của Erythrée, vì cho rằng Erythrée không thể kế thừa cái mà nhà nước tiền nhiệm đã từ bỏ. Thật vậy, Ý đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền các đảo từ năm 1947.
Tòa bác Tòa cũng bác lý lẽ của Yemen, bởi vì, theo Tòa, thuyết “Reconversion” mà Yemen nại ra thì không được luật quốc tế nhìn nhận.
Một số bản đồ cũng được đệ trình trước tòa. Ý kiến của Tòa: “cần phải hết sức thận trọng về việc sử dụng những tấm bản đồ này như là bằng chứng”.
Ta thấy, sau khi tham khảo hồ sơ vụ án, các tấm bản đồ chỉ giúp cho Tòa ở việc xác định đảo thuộc khu vực hành chánh nào, Châu Phi hay Ả Rập, chứ không phải là một bằng chứng để chứng minh đảo này thuộc phía này hay thuộc phía kia. Kết quả phân xử cho ta thấy việc này. Ở mỗi đảo Tòa đưa ra một lý lẽ khác nhau, một nguyên tắc luật học khác nhau, để phán quyết đản này thuộc về nước nào.
đảo Mohabbakah, Yemen vịn vào danh nghĩa lịch sử để đòi hỏi, thì được Tòa phán giao cho Erythrée với lý do đảo này nằm trong vùng lãnh hải 12 hải lý của nước này. Yemen không chứng minh được “danh nghĩa lịch sử” tại đảo này. Trong khi, công ước Lausane, được ký kết giữa các bên liên quan (hay nhà nước tiền nhiệm của các bên), thừa nhận rằng các đảo nào nằm trong vùng lãnh hải của nước nào thì đảo đó thuộc về nước đó. Thời kỳ đó lãnh hải chỉ có 3 hải lý. Tòa đã dựa lên nguyên tắc về tính “thời hiệu - contemporanéité” để lấy quyết định này.
Về đảo Haycock, Tòa cho rằng đảo này ngày trước thuộc thẩm quyền Ottoman và thuộc vùng hành chánh Châu Phi. Đến thời thuộc địa, đảo này thuộc kiểm soát của Ý. Tòa phán rằng đảo Haycock thuộc về Erythrée vì nó ở gần bờ nước này. Tòa ra quyết định như thế là dựa lên nguyên tắc “cận bên - proximité géographique”, bởi vì phía Yemen không đưa ra được một dữ kiện nào cho thấy nước này có một danh nghĩa bất kỳ, cao hơn lý thuyết đã dẫn [như danh nghĩa lịch sử, danh nghĩa pháp lý, danh nghĩa do hành sử quyền chủ quyền (effectivité)…]
Về hai đảo Hanish và Zukar, Tòa bác bỏ lý lẽ của Yemen (thuyết reconvertion) cũng như bác bỏ lý lẽ về “kế thừa” của Erythrée. Tòa cũng cho rằng dưới thời Ottoman thì hai đảo này không thuộc khu vực hành chánh của Châu Phi. Tức là Tòa không nhìn nhận lý lẽ về “chủ quyền lịch sử” của cả hai phía. Tòa ghi nhận rằng một số bản đồ ghi nhận hai đảo này thuộc Yemen. Mặt khác, tòa cũng ghi nhận việc xây dựng và bảo trì một số đèn pha trên hai đảo này chúng tỏ sự “có mặt” của Yemen trên các đảo này. Đặc biệt về đảo Zukar, cả hai bên đều không chứng minh được danh nghĩa lịch sử cũng như hành vi nhà nước chiếm hữu hòa bình và liên tục ở đây. Tòa dựa lên nguyên tắc “effectivité” để xét và thấy rằng trong nhiều thập niên Yemen đã có một số hành vi có thể xem là thể hiện thẩm quyền quốc gia. Vì thế Tòa phán đảo Zukar thuộc về Yemen. Về đảo Hanish, Tòa cho rằng trong thời kỳ Ottoman, đảo này thuộc khu vực hành chính Ả Rập. Mặt khác, Yemen cũng chứng minh được một số hành vi được xem là thể hiện thẩm quyền quốc gia. Vì vậy đảo này tòa cũng phán rằng nó thuộc về Yemen.
Cuối cùng, hai đảo Jabal al-Tayr et Zubayr đều được Tòa phán cho Yemen. Lý do, Yemen đã thể hiện một số hành vi “efectivité” như xây dựng và bảo trì các đèn pha, điều này chứng minh sự hiện hữu của Yemen tại các đảo này. Mặt khác, những hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực đã được Yemen thực hiện mà không có sự phản đối nào từ phía Erythrée (cũng như Ethiopie). Như vậy quyết định của Tòa ở đây là dựa lên nguyên tắc “effectivité” và lý thuyết “acquiescement”.
Bấm : http://farm9.staticflickr.com/8465/8151187130_e55bb12192.jpg
3/ Tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear
Tranh chấp Thái Lan và Kampuchia về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear, nguyên nhân do từ một tấm bản đồ 1908, kết quả công trình phân giới theo công ước Pháp và Thái 1904. Theo văn bản 1904 thì ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái nhưng theo bản đồ 1908 thì ngôi đền nằm trên lãnh thổ của Miên. Tranh chấp đưa ra Tòa CIJ phân xử ngày 15-6-1962. Quyết định của Tòa không hề dựa lên tấm bản đồ 1908 mà dựa lên thái độ của Thái trong một thời gian dài đã không phản đối tấm bản đồ (vẽ sai) này. Tòa dựa lên nguyên tắc “estoppel” phán rằng, vì Thái đã không phản đối tấm bản đồ này cũng như đã hưởng những lợi ích đến từ công ước 1904 trong một thời gian dài, trước không khiếu nại thì bây giờ không có lý do gì Thái lại khiếu nại. Kampuchia có chủ quyền ở ngôi đền.
Nội dung tóm tắt từ bài viết trước đây (3) như sau:
Ngôi đền Preah Vihear
Ngôi đền Preah Vihear tọa lạc trên mỏm núi cao 625 mét, nhìn xuống bình nguyên Kampuchia, thuộc rặng núi Dang Rek (là biên giới giữa hai nước Thái-Miên đã được phân định theo các hiệp ước Pháp-Thái 1904 và 1907 về phân định biên giới, sẽ nói bên dưới), tọa độ kinh độ 14°23’ 18° đông, vĩ độ 104°41’ 02° bắc, cách Nam Vang khoảng 400 km về hướng bắc và cách đền Angkor Vat khoảng 140 km về hướng đông-bắc. Khu vực đền Preah Vihear tập hợp nhiều kiến trúc, có diện tích khoảng 20 héc-ta, xây dựng theo chiều dài như hình 1a và 1b. Theo các nhà khảo cổ, ngôi đền được xây dựng, sau đó được tu bổ và sửa chữa, khoảng từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 12. Những ghi chú (bằng chữ Phạn và chữ Khmer) trên các tấm bia ở trong đền cho thấy các triều đại có đóng góp vào việc xây dựng và trùng tu là các triều đại Yacovaraman (889-910), Suryavarman I (1002-1049) và Suryavarman II (1112-1162). Đây là một di dản văn hóa lớn của nhân loại, được UNESCO công nhận từ năm 2008. Ngôi đền có kiến trúc đặc sắc văn minh Ấn Độ, thờ thần Shiva (Ấn Độ Giáo) sau trở thành chùa Phật giáo. Kiểu mẫu kiến trúc đền này được xem như là tiền thân của các kiến trúc được xây dựng hàng thế kỷ sau như ở Angkor Vat, là những thể hiện sự huy hoàng của nền văn minh Khmer. Hiện nay đền được gọi qua hai tên: tên Khmer là Preah Vihear, tên Thái là Khao Phra Viharn, cùng có nghĩa là “đền thờ thánh ». Đền thuộc tỉnh Preah Vihear (Kampuchia), tiếp giáp với tỉnh Sisaket (Thái Lan) phía đông bắc.
Từ phía Kampuchia, địa hình mỏm núi rất cheo leo, vách đá hình thẳng đứng, từ đây lên đền thiêng rất khó khăn, vì đường đi là một con đường hẹp, chênh vênh đẻo vào núi đá thành từng bậc thang, rất nguy hiểm. Về phía Thái Lan thì địa hình thoai thoải theo dốc lài, do đó từ phía Thái Lan lên đền thiêng rất dễ dàng. Từ 2008, sau khi ngôi đền được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và lịch sử của nhân loại thì từ phía Kampuchia, một con đường làm bằng những bậc thang gỗ từ đồng bằng lên đến đền. Xem hình 2.
Hình 1a: Quần thể đền Preah Vihear.
http://farm4.staticflickr.com/3022/5714602191_d8339c28ab.jpg
Hình 1b: Quần thể Preah Vihear nhìn từ một góc khác.
Phía Ấn Độ cũng cho rằng, nghị quyết xác định giao điểm giữa đường xanh lá cây (đề nghị của bên Kutch) với đường đỏ (đề nghị của bên Sind), mà đường đỏ trên bản đồ ghi chú “biên giới vùng Sind”. Đường này đi tiếp về phía tây, dựa bên bờ phía bắc của đầm lầy Rann, cho đến giao điểm của các biên giới các tiểu bang Sind, Kutch và Jodhpur.
Sự việc này cho thấy đường biên giới đã được xác định. Một phần biên giới theo đường đỏ, từ giao điểm biên giới (hai vùng Taluka (1 và 2) và Rann) cho đến giao điểm giữa đường đỏ với đường chấm màu xanh, vào năm 1924, theo yêu cầu của tiểu vương Kutch và do chi phí của hai bên (Sind và Kutch), đã được đóng cột mốc. Phần còn lại của đường đỏ thì chưa bao giờ được cắm mốc.
Phía Ấn Độ cũng đưa ra sự việc, theo họ là đặc biệt quan trọng, năm 1935, tỉnh Sind được tách ra theo hiệp ước “Government of India Act”. Chiếu theo nội dung hiệp ước, Ủy viên Anh tại Sind soạn thảo và đệ trình lên Nhà nước Bombay tình trạng tỉnh Sind, theo đó biên giới tỉnh này được mô tả là bờ phía bắc của đầm lầy Rann. Việc này được nhà nước Bombay chấp thuận. Nhưng cuối cùng thì nhà nước Bombay lại không đưa vào văn bản chính thức những mô tả về tỉnh Sind (theo đó biên giới là bờ phía bắc đầm lầy Rann). Theo Ấn Độ, việc này không làm mất đi tính pháp lý của đường biên giới ở vùng này.
Theo nước này thì việc tranh chấp lãnh thổ là có thực, liên hệ đến một vùng đất có diện tích khoảng 9.000 cây số vuông. Đường biên giới tại đây là đường khá tương đồng với đường vĩ tuyến 24°, phù hợp với với nhiều tài liệu trước cũng như sau việc phân chia lãnh thổ.
Các lập luận chính của phía Pakistan
Theo nước này thì đường biên giới trong vùng phải đi qua khoảng vĩ tuyến 24 như đã thể hiện trên nhiều bản đồ vẽ trước năm 1947. Khác biệt lãnh thổ lên đến 9.000 km².
Pakistan nhấn mạnh ở việc lãnh thổ Kutch thường xuyên bị quân Sind xâm nhập. Điều này chứng tỏ rằng lãnh đạo Sind đã có hành vi kiểm soát thực hữu đối với vùng đầm lầy Rann.
Trong khi các đồn lũy do phía Kutch thành lập trên lãnh thổ Sind chỉ mang tính chất tạm thời, nhiều lắm là 20 năm.
Phía Pakistan cũng vịn vào thái độ của các quan chức người Anh, hay các viên chức hành chánh địa phương, theo đó Rann là vùng biên giới, hoặc là đường biên giới ở khoảng giữa đầm lầy Rann.
Nước này cũng nhấn mạnh ở sự việc đầm lầy Rann phải được xem như là một vùng thuộc về biển (marine feature), hoặc là một đơn vị phân chia được (dividing entity), hay là một vành đai biên giới (belt of boundary) mà ở đó các quốc gia kế cận có thể thiết lập chủ quyền trên các cù lao.
Vì đó là một vùng thuộc về biển, Pakistan cho rằng phải áp dụng nguyên tắc phân chia theo đường trung tuyến, hoặc phải áp dụng nguyên tắc cận bờ, bằng không phải theo nguyên tắc phân chia công bằng (équitable). Phía Pakistan nghĩ rằng các nguyên tắc này đã được Nhà nước Anh áp dụng để xác định chủ quyền các cù lao cho các tiểu quốc chung quanh vùng Rann (nhỏ) hoặc ở vùng đông bắc Rann (lớn).
Về các bằng chứng cho thấy biên giới giữa hai vùng Sind và Kutch chưa bao giờ được giải quyết, phía Pakistan dẫn ra các sự việc xảy ra từ các năm 1875, 1885, 1905 và năm 1938. Pakistan cho rằng các sự việc này chứng tỏ Nhà nước Anh không muốn lấy một quyết định dứt khoát về vấn đề biên giới ở đầm lầy Rann.
Cuối cùng, Pakistan cũng đưa ra rất nhiều bằng chứng cho thấy quan chức địa phương hay thẩm quyền Anh ở vùng Sind đã hành sử quyền tài phán của họ trên một phần đầm lầy Rann. Đặc biệt các bằng chứng là các sinh hoạt về trồng trọt, đánh cá, thả gia súc ra các đồng cỏ… đặc biệt tại các vùng Chhad Bet, Dhara Banni và Pirol Valo Kun. Phía Pakistan cho rằng các sinh hoạt đó được sự bảo vệ và ủng hộ của chính quyền Anh, và các sinh hoạt đó có tầm quan trọng sống còn cho dân chúng Sind sống ở quanh bờ đầm lầy Rann. Pakistan cho rằng, đối diện với các hành vi pháp lý của chính quyền Sind trên vùng phía bắc đầm lầy Rann, là sự thiếu vắng hoàn toàn chính quyền Kutch, nhất là thời kỳ trước năm 1926, ở vùng phía bắc đầm lầy Rann. Sự kiện thẩm quyền Kutch muốn đặt quyền tài phán tại đây năm 1926 đã thất bại.
Phán quyết của tòa án
Về giá trị của các bản đồ, tương tự như các vụ án sẽ nói bên dưới, Tòa cho rằng tự nó, các bản đồ không có một trọng lượng đặc biệt. Chúng chỉ có thể có một giá trị khi được dựa vào các yếu tố ngoại tại, như được sự phê chuẩn hay được sự chuẩn duyệt chính thức của các viên chức ở cấp cao, đồng ý cho bản đồ có một giá trị cao hơn. Trong trường hợp tranh chấp này, do hệ quả của việc nhiều lần in ấn các bản đồ chính thức, cùng phối hợp với các hành vi khác hay sự thiếu sót của nhà cầm quyền Anh, Tòa cho rằng các tấm bản đồ có thể được chú ý nhiều hơn.
Sau khi khảo sát các bản đồ do hai bên đệ trình, ý kiến của Tòa là không có tấm bản đồ nào có một trọng lượng đặc biệt, kể cả tấm bản đồ đính kèm nghị quyết năm 1914 do Ấn Độ dẫn ra.
Về sự hiện hữu của một đường biên giới, Tòa cho rằng không hề có một đường biên giới lịch sử nào đã được nhìn nhận, cũng như không hề hiện hữu một đường biên giới được thiết lập một cách rõ rệt ở trong vùng tranh chấp.
Phán quyết của Tòa dựa lên các sự việc hành sử quyền chủ quyền (droit de souveraineté) của chính quyền bảo hộ Anh tại các tiểu quốc như thuế má, anh ninh, cảnh sát… Phía Pakistan chứng minh được các hành vi hành sử quyền chủ quyền (effectivité) của Sind trên các vùng Dhara Banni và Chhad Bet, các vùng này thuộc về nước này.
Ta thấy rằng các dữ kiện chứng minh tính liên tục quốc gia chỉ được Tòa chấp nhận là các hành vi của nhà nước được nhìn nhận (ở đây là nhà nước bảo hộ Anh). Tất cả các động thái, các hành vi tự tiện của nhà cầm quyền địa phương đều không có hiệu lực trước công pháp quốc tế.
Phán quyết của Tòa không hề dựa lên bất kỳ tấm bản đồ nào.
Bản đồ dưới đây [Indo-Pakistan Rann de Kutch 2] là đường biên giới theo phán quyết của Tòa, theo đó Ấn Độ được 90% diện tích, Pakistan 10% diện tích vùng lãnh thổ tranh chấp.
Bấm : http://farm9.staticflickr.com/8470/8145477805_8359aaa073.jpg
2/ Tranh chấp Yemen-Erythrée
Tranh chấp Erythré và Yemen (2) về chủ quyền các đảo ở Hồng hải, được Tòa Trọng tài xử ngày 9-10-1998. Đây là một trường hợp cần được nghiên cứu sâu xa. Ở đây chỉ lướt qua những nét chính.
Hai bên đều cho rằng mình có danh nghĩa chủ quyền lịch sử (titre historique) ở các đảo tranh chấp. Erythrée vịn vào lý do trước kia chủ quyền các đảo thuộc về Ý, sau đó chuyển sang cho Ethiopie sau Thế chiến thứ II (Erythrée thuộc Liên bang Ethiopie từ năm 1962, đến năm 1993 thì tuyên bố độc lập). Tức là Erythrée dựa vào thuyết “liên tục quốc gia ». Trong khi Yemen vịn vào thuyết “reconversion », theo đó Yemen đã có danh nghĩa chủ quyền từ thời trung cổ, danh nghĩa này vẫn còn tồn tại trong thời bị lệ thuộc đế quốc Ottoman, cuối cùng Yemen lấy lại do công ước Lausane.
Tòa bác bỏ lý lẽ của Erythrée, vì cho rằng Erythrée không thể kế thừa cái mà nhà nước tiền nhiệm đã từ bỏ. Thật vậy, Ý đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền các đảo từ năm 1947.
Tòa bác Tòa cũng bác lý lẽ của Yemen, bởi vì, theo Tòa, thuyết “Reconversion” mà Yemen nại ra thì không được luật quốc tế nhìn nhận.
Một số bản đồ cũng được đệ trình trước tòa. Ý kiến của Tòa: “cần phải hết sức thận trọng về việc sử dụng những tấm bản đồ này như là bằng chứng”.
Ta thấy, sau khi tham khảo hồ sơ vụ án, các tấm bản đồ chỉ giúp cho Tòa ở việc xác định đảo thuộc khu vực hành chánh nào, Châu Phi hay Ả Rập, chứ không phải là một bằng chứng để chứng minh đảo này thuộc phía này hay thuộc phía kia. Kết quả phân xử cho ta thấy việc này. Ở mỗi đảo Tòa đưa ra một lý lẽ khác nhau, một nguyên tắc luật học khác nhau, để phán quyết đản này thuộc về nước nào.
đảo Mohabbakah, Yemen vịn vào danh nghĩa lịch sử để đòi hỏi, thì được Tòa phán giao cho Erythrée với lý do đảo này nằm trong vùng lãnh hải 12 hải lý của nước này. Yemen không chứng minh được “danh nghĩa lịch sử” tại đảo này. Trong khi, công ước Lausane, được ký kết giữa các bên liên quan (hay nhà nước tiền nhiệm của các bên), thừa nhận rằng các đảo nào nằm trong vùng lãnh hải của nước nào thì đảo đó thuộc về nước đó. Thời kỳ đó lãnh hải chỉ có 3 hải lý. Tòa đã dựa lên nguyên tắc về tính “thời hiệu - contemporanéité” để lấy quyết định này.
Về đảo Haycock, Tòa cho rằng đảo này ngày trước thuộc thẩm quyền Ottoman và thuộc vùng hành chánh Châu Phi. Đến thời thuộc địa, đảo này thuộc kiểm soát của Ý. Tòa phán rằng đảo Haycock thuộc về Erythrée vì nó ở gần bờ nước này. Tòa ra quyết định như thế là dựa lên nguyên tắc “cận bên - proximité géographique”, bởi vì phía Yemen không đưa ra được một dữ kiện nào cho thấy nước này có một danh nghĩa bất kỳ, cao hơn lý thuyết đã dẫn [như danh nghĩa lịch sử, danh nghĩa pháp lý, danh nghĩa do hành sử quyền chủ quyền (effectivité)…]
Về hai đảo Hanish và Zukar, Tòa bác bỏ lý lẽ của Yemen (thuyết reconvertion) cũng như bác bỏ lý lẽ về “kế thừa” của Erythrée. Tòa cũng cho rằng dưới thời Ottoman thì hai đảo này không thuộc khu vực hành chánh của Châu Phi. Tức là Tòa không nhìn nhận lý lẽ về “chủ quyền lịch sử” của cả hai phía. Tòa ghi nhận rằng một số bản đồ ghi nhận hai đảo này thuộc Yemen. Mặt khác, tòa cũng ghi nhận việc xây dựng và bảo trì một số đèn pha trên hai đảo này chúng tỏ sự “có mặt” của Yemen trên các đảo này. Đặc biệt về đảo Zukar, cả hai bên đều không chứng minh được danh nghĩa lịch sử cũng như hành vi nhà nước chiếm hữu hòa bình và liên tục ở đây. Tòa dựa lên nguyên tắc “effectivité” để xét và thấy rằng trong nhiều thập niên Yemen đã có một số hành vi có thể xem là thể hiện thẩm quyền quốc gia. Vì thế Tòa phán đảo Zukar thuộc về Yemen. Về đảo Hanish, Tòa cho rằng trong thời kỳ Ottoman, đảo này thuộc khu vực hành chính Ả Rập. Mặt khác, Yemen cũng chứng minh được một số hành vi được xem là thể hiện thẩm quyền quốc gia. Vì vậy đảo này tòa cũng phán rằng nó thuộc về Yemen.
Cuối cùng, hai đảo Jabal al-Tayr et Zubayr đều được Tòa phán cho Yemen. Lý do, Yemen đã thể hiện một số hành vi “efectivité” như xây dựng và bảo trì các đèn pha, điều này chứng minh sự hiện hữu của Yemen tại các đảo này. Mặt khác, những hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực đã được Yemen thực hiện mà không có sự phản đối nào từ phía Erythrée (cũng như Ethiopie). Như vậy quyết định của Tòa ở đây là dựa lên nguyên tắc “effectivité” và lý thuyết “acquiescement”.
Bấm : http://farm9.staticflickr.com/8465/8151187130_e55bb12192.jpg
3/ Tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear
Tranh chấp Thái Lan và Kampuchia về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear, nguyên nhân do từ một tấm bản đồ 1908, kết quả công trình phân giới theo công ước Pháp và Thái 1904. Theo văn bản 1904 thì ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái nhưng theo bản đồ 1908 thì ngôi đền nằm trên lãnh thổ của Miên. Tranh chấp đưa ra Tòa CIJ phân xử ngày 15-6-1962. Quyết định của Tòa không hề dựa lên tấm bản đồ 1908 mà dựa lên thái độ của Thái trong một thời gian dài đã không phản đối tấm bản đồ (vẽ sai) này. Tòa dựa lên nguyên tắc “estoppel” phán rằng, vì Thái đã không phản đối tấm bản đồ này cũng như đã hưởng những lợi ích đến từ công ước 1904 trong một thời gian dài, trước không khiếu nại thì bây giờ không có lý do gì Thái lại khiếu nại. Kampuchia có chủ quyền ở ngôi đền.
Nội dung tóm tắt từ bài viết trước đây (3) như sau:
Ngôi đền Preah Vihear
Ngôi đền Preah Vihear tọa lạc trên mỏm núi cao 625 mét, nhìn xuống bình nguyên Kampuchia, thuộc rặng núi Dang Rek (là biên giới giữa hai nước Thái-Miên đã được phân định theo các hiệp ước Pháp-Thái 1904 và 1907 về phân định biên giới, sẽ nói bên dưới), tọa độ kinh độ 14°23’ 18° đông, vĩ độ 104°41’ 02° bắc, cách Nam Vang khoảng 400 km về hướng bắc và cách đền Angkor Vat khoảng 140 km về hướng đông-bắc. Khu vực đền Preah Vihear tập hợp nhiều kiến trúc, có diện tích khoảng 20 héc-ta, xây dựng theo chiều dài như hình 1a và 1b. Theo các nhà khảo cổ, ngôi đền được xây dựng, sau đó được tu bổ và sửa chữa, khoảng từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 12. Những ghi chú (bằng chữ Phạn và chữ Khmer) trên các tấm bia ở trong đền cho thấy các triều đại có đóng góp vào việc xây dựng và trùng tu là các triều đại Yacovaraman (889-910), Suryavarman I (1002-1049) và Suryavarman II (1112-1162). Đây là một di dản văn hóa lớn của nhân loại, được UNESCO công nhận từ năm 2008. Ngôi đền có kiến trúc đặc sắc văn minh Ấn Độ, thờ thần Shiva (Ấn Độ Giáo) sau trở thành chùa Phật giáo. Kiểu mẫu kiến trúc đền này được xem như là tiền thân của các kiến trúc được xây dựng hàng thế kỷ sau như ở Angkor Vat, là những thể hiện sự huy hoàng của nền văn minh Khmer. Hiện nay đền được gọi qua hai tên: tên Khmer là Preah Vihear, tên Thái là Khao Phra Viharn, cùng có nghĩa là “đền thờ thánh ». Đền thuộc tỉnh Preah Vihear (Kampuchia), tiếp giáp với tỉnh Sisaket (Thái Lan) phía đông bắc.
Từ phía Kampuchia, địa hình mỏm núi rất cheo leo, vách đá hình thẳng đứng, từ đây lên đền thiêng rất khó khăn, vì đường đi là một con đường hẹp, chênh vênh đẻo vào núi đá thành từng bậc thang, rất nguy hiểm. Về phía Thái Lan thì địa hình thoai thoải theo dốc lài, do đó từ phía Thái Lan lên đền thiêng rất dễ dàng. Từ 2008, sau khi ngôi đền được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và lịch sử của nhân loại thì từ phía Kampuchia, một con đường làm bằng những bậc thang gỗ từ đồng bằng lên đến đền. Xem hình 2.
Hình 1a: Quần thể đền Preah Vihear.
http://farm4.staticflickr.com/3022/5714602191_d8339c28ab.jpg
Hình 1b: Quần thể Preah Vihear nhìn từ một góc khác.
http://farm3.staticflickr.com/2334/5716312093_13af42c902.jpg
Hình 2: Đường dẫn bằng cầu thang gỗ, mới làm sau năm 2008, từ phía Kampuchia lên đền.
Hình 2: Đường dẫn bằng cầu thang gỗ, mới làm sau năm 2008, từ phía Kampuchia lên đền.
Sau khi độc lập năm 1953, nhận thấy phía Thái Lan vẫn còn chiếm đóng khu vực ngôi đền Preah Vihear, mặc dầu theo các cuộc phân định Pháp-Thái trong quá khứ đã để khu vực ngôi đền thuộc về Kampuchia, ông hoàng Sihanouk lên tiếng qua các văn kiện ngoại giao yêu cầu Thái trả lại chủ quyền ngôi đền cho Cambodge (là tên nước Miên lúc đó, sau này đổi lại là Kampuchia). Trước đó, năm 1949, nước Pháp nhân danh là nước bảo hộ, cũng đã hai lần lên tiếng yêu cầu Thái trả lại ngôi đền nhưng không có kết quả. Do đó Sihanouk đưa vấn đề tranh chấp, trước hết ra ONU, nhưng tại đây tuyên bố không nhận phân giải những tranh chấp về chủ quyền, biên giới ; do đó phải đưa qua Tòa Án Quốc Tế CIJ (Cour Internationale de Justice – La Haye). Nội vụ tranh chấp được phân xử, theo phán quyết CIJ ngày 15-6-1962, ngôi đền thuộc về Kampuchia, đúng theo đường biên giới vẽ trên bản đồ đính kèm các công ước về biên giới Pháp-Thái 23-3-1907.
(Còn tiếp)
Bài do tác giả gởi và đăng trên Blog Trương
Nhân Tuấn.
(1) http://phapluattp.vn/20120827095116509p0c1112/gia-tri-phap-ly-cua-ban-do.htm ;
http://www.seasfoundation.org/articles/from-members/2176-gia-tr-phap-ly-ca-bn-
(2) http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/afdi_0066-3085_1998_num_44_1_3519
(3) http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235391
(1) http://phapluattp.vn/20120827095116509p0c1112/gia-tri-phap-ly-cua-ban-do.htm ;
http://www.seasfoundation.org/articles/from-members/2176-gia-tr-phap-ly-ca-bn-
(2) http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/afdi_0066-3085_1998_num_44_1_3519
(3) http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235391
Giá trị pháp lý của bản đồ (Kết)
Trương Nhân Tuấn
Trương Nhân Tuấn
02-12-2012
Về bài viết “Giá trị
pháp lý của bản đồ” (1) đăng trên báo Pháp Luật và Quĩ Nghiên cứu Biển Đông
(Tiếp theo phần I)
Đường biên giới qui ước
Biên giới hai bên Thái Miên đã được chính phủ bảo hộ Pháp phân định cùng với nhà nước Thái qua hai thời kỳ 1904 và 1907. Điều 1 của Hiệp ước 1904 qui định hướng đi đường biên giới, nội dung được tạm dịch như sau:
(Tiếp theo phần I)
Đường biên giới qui ước
Biên giới hai bên Thái Miên đã được chính phủ bảo hộ Pháp phân định cùng với nhà nước Thái qua hai thời kỳ 1904 và 1907. Điều 1 của Hiệp ước 1904 qui định hướng đi đường biên giới, nội dung được tạm dịch như sau:
Khoản 1: Biên giới giữa Đông Dương thuộc Pháp và Xiêm bắt đầu từ
một điểm ngoài biển, đối diện với điểm cao nhất của đảo Koh Kut. Từ điểm này
(đường biên giới) theo hướng đông bắc đến đỉnh Phnom Kravanh. (Hai bên) xác
quyết rằng trong mọi trường hợp, triền phía đông của những ngọn núi, bao gồm
toàn bộ lưu vực Klong Kopo, thuộc về Đông Dương thuộc Pháp.
Đường biên giới qua các đỉnh của rặng núi Phnom Kravanh theo hướng bắc đến Phnom Thom, (là điểm) nằm trên đường phân thủy chính của các con sông chảy vào vịnh Thái Lan và những con sông chảy Biển Hồ. Từ Phnom Thom đường biên giới thoạt tiên theo hướng đông bắc, sau đó chuyển qua phía bắc, ranh giới hiện tại giữa các tỉnh Battambang một bên, và của tỉnh Chantaboun và tỉnh Krat một bên, cho đến điểm mà tại đó đường biên giới này cắt dòng sông mang tên là Nam Sai. Sau đó đường biên giới theo con sông này cho đến hợp lưu của nó với sông Sisophon, theo sông này cho đến điểm cách tỉnh Aranh 10 km về phía hạ lưu. Cuối cùng từ điểm chót này, đường biên giới theo một đường thẳng đến một điểm trên rặng Dang-Rek, khoảng giữa hai cửa ải gọi là Chong-Ta- Koh và Chong-Sa-Met. Việc này được hiểu là đường (biên giới theo đường) thẳng vừa nói để lại con đường trực tiếp nối Aranh và Chong-Koh-Ta thuộc về đất Xiêm.
Từ điểm ghi trên, ở trên đỉnh của rặng núi Dang Rek, đường biên giới theo đường phân thủy giữa lưu vực Biển Hồ và sông Mekong một mặt, với lưu vực sông Nam Meun mặt khác, và dẫn đến sông Mekong ở hạ lưu của Pak-Moun, ở cửa sông Huei-Done, theo đúng như đồ tuyến đã được chấp nhận của ủy ban phân định ngày 16 tháng giêng năm 1907.
Đường biên giới qua các đỉnh của rặng núi Phnom Kravanh theo hướng bắc đến Phnom Thom, (là điểm) nằm trên đường phân thủy chính của các con sông chảy vào vịnh Thái Lan và những con sông chảy Biển Hồ. Từ Phnom Thom đường biên giới thoạt tiên theo hướng đông bắc, sau đó chuyển qua phía bắc, ranh giới hiện tại giữa các tỉnh Battambang một bên, và của tỉnh Chantaboun và tỉnh Krat một bên, cho đến điểm mà tại đó đường biên giới này cắt dòng sông mang tên là Nam Sai. Sau đó đường biên giới theo con sông này cho đến hợp lưu của nó với sông Sisophon, theo sông này cho đến điểm cách tỉnh Aranh 10 km về phía hạ lưu. Cuối cùng từ điểm chót này, đường biên giới theo một đường thẳng đến một điểm trên rặng Dang-Rek, khoảng giữa hai cửa ải gọi là Chong-Ta- Koh và Chong-Sa-Met. Việc này được hiểu là đường (biên giới theo đường) thẳng vừa nói để lại con đường trực tiếp nối Aranh và Chong-Koh-Ta thuộc về đất Xiêm.
Từ điểm ghi trên, ở trên đỉnh của rặng núi Dang Rek, đường biên giới theo đường phân thủy giữa lưu vực Biển Hồ và sông Mekong một mặt, với lưu vực sông Nam Meun mặt khác, và dẫn đến sông Mekong ở hạ lưu của Pak-Moun, ở cửa sông Huei-Done, theo đúng như đồ tuyến đã được chấp nhận của ủy ban phân định ngày 16 tháng giêng năm 1907.
Một sơ đồ đường biên giới được mô tả ở trên được đính kèm theo đây
(hình 3 và hình 3a).
Bấm : http://farm4.static.flickr.com/3499/5715210102_a62284a712.jpg
Hình 3: Bản đồ phân định đính kèm hiệp ước 16 tháng giêng năm 1907 do hai ủy ban “Bernard” và “Monguers” thực hiện từ 1903 đến 1907.
Bấm : http://farm3.static.flickr.com/2070/5716311887_2a8981baa3.jpg
Hình 3a: Khu vực ngôi đền Preah Vihear và đường biên giới trong khu vực được họa theo bản đồ đính kèm công ước.
Như thế phần lớn đường biên giới Thái-Miên, kể cả vùng cận đền Preah Vihear, được xác định bằng rặng núi Dang Rek, theo đoạn có gạch dưới của văn bản phân định biên giới: đường biên giới theo đường phân thủy, tức đường sống núi, chạy qua các đỉnh cao nhất của rặng núi Dang Rek.
Nguyên văn vụ xử ngôi đền Preah Vihear ngày 15 tháng 6 năm 1962 được ghi lại, những đoạn quan trọng, như sau (nguồn: CIJ):
a) Với 9 phiếu trên 3, Tòa phán rằng ngôi đền Preah Vihear tọa lạc trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Cambodge. Vì vậy Thái Lan phải cho rút đi các lực lượng quân sự hay cảnh sát, hay những người canh gác đã được bố trí tại ngôi đền, hay ở các khu vực chung quanh, thuộc lãnh thổ Cambodge.
b) Với 7 phiếu trên 5, Tòa phán rằng Thái Lan phải trả lại cho Cambodge những bức tượng, các bia đá, những bộ phận rời thuộc về ngôi đền, những kiểu mẫu bằng sa thạch và đồ gốm cổ, đã có thể bị phía nhà chức trách Thái lấy ra khỏi đền, hay khu vực đền, trong lúc ngôi đền bị Thái chiếm đóng từ năm 1954.
CIJ đã lý luận như sau:
Ngôi đền cổ Preah Vihear ở trong tình trạng hoang phế, tọa lạc trên một mỏm núi thuộc rặng Dangrek mà rặng núi này là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cambodge. Mối tranh chấp có nguyên nhân từ việc phân định biên giới bắt đầu từ năm 1904 đến năm 1908 giữa nước Pháp, đại diện Đông Dương, và nước Xiêm. Việc phân định này chiếu theo công ước ngày 13 tháng 2 năm 1904. Công ước này đã thiết lập một cách tổng quát một đường biên giới, đường này sẽ được xác định chính xác bởi một ủy ban phân định hỗn hợp Pháp-Thái.
Ở khu vực có ngôi đền Preah Vihear, đường biên giới phải theo đường phân thủy. Theo thỏa thuận từ buổi họp ngày 2 tháng 12 năm 1906, để xác định đường phân thủy, ủy ban hỗn hợp phải tìm hiểu trên thực địa, qua một cuộc hành trình đi dọc theo đường sống núi của rặng Dangrek. Một trắc địa viên người Pháp cùng tháp tùng để ghi nhận địa hình toàn vùng phía đông của rặng núi. Điều không nghi ngờ là các vị chủ tịch của các ủy ban Pháp và Xiêm đã làm cuộc hành trình này và những người này cũng đã có thể thăm viếng ngôi đền. Vào các tháng giêng – tháng hai năm 1907, ủy ban Pháp đã báo cáo lên chính phủ của họ rằng đường biên giới đã hoàn toàn được phân định. Như thế đường biên giới đã được xác định, cho dầu không tìm thấy dấu vết nào về một quyết định, hay một ghi nhận bất kỳ liên quan rặng núi Dangrek trong các biên bản được thành lập sau ngày 2 tháng 12 năm 1906. Lúc ủy ban nhóm họp để kết thúc công trình phân giới, mọi người đã chỉ tập trung vào kết luận về một hiệp ước khác, liên quan biên giới Pháp-Xiêm, tức hiệp ước ngày 23 tháng 3 năm 1907.
Việc cuối cùng của công trình phân định là việc làm bản đồ. Nhà nước Xiêm, vì không có phương tiện lỷ thuật, đã yêu cầu nhân sự phía Pháp để thành lập các bản đồ vùng biên giới. Các bản đồ đã được một ê kíp người Pháp hoàn tất vào xuân năm 1907, trong đó có nhiều người thuộc ủy ban hỗn hợp. Ê kíp này đã thường xuyên quan hệ với nhà nước Xiêm trong năm 1908. Một tấm bản đồ của ê kíp này (sau khi thiết lập) đã giao cho nhà nước Xiêm, theo đó đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Khmer. Tấm bản đồ này cũng tài liệu I (hình 3 và hình 3a) đính kèm hồ sơ, đã được phía Cambodge làm căn bản để đòi hỏi chủ quyền ngôi đền. Ở điểm này phía Thái phản biện, vì bản đồ không do ủy ban hỗn hợp thiết lập, do đó nó không có giá trị bắt buộc ; tấm bản đồ vẽ đường biên giới không phù hợp với đường phân thủy, mà đáng lẽ đường (phân thủy) này để dành ngôi đền về phía Thái ; tấm bản đồ này cũng chưa hề được phía Thái công nhận, hoặc giả nếu có, là do phía Thái Lan tưởng rằng đường biên giới đã vẽ đúng theo đường phân thủy.
Tấm bản đồ I kèm theo chưa bao giờ được công nhận bởi ủy ban hỗn hợp. Ủy ban này đã ngừng hoạt động từ nhiều tháng trước khi tấm bản đồ I được thiết lập. Người ta có thể hoài nghi việc tấm bản đồ này đã được những trắc địa viên sử dụng làm căn bản trong khu vực núi Dangrek và Tòa cho rằng, nguyên thủy, tấm bản đồ này không có tính bắt buộc. Nhưng mọi người đã thấy, trong hồ sơ phân định, bộ bản đồ đã chuyển lên chính phủ Thái như là kết quả của công trình phân định biên giới. Nhà cầm quyền Thái đã không có phản ứng nào (về các tấm bản đồ này) từ thời kỳ đó, cũng không có phản ứng nào trong nhiều năm sau. Người ta phải kết luận rằng nó đã được sự chấp nhận chính phủ Thái. Nếu phía Thái đã chấp nhận tấm bản đồ đính kèm I mà không làm các cuộc nghiên cứu, thì bây giờ họ không thể vịn vào lỗi lầm này để làm vô hiệu điều mà họ đã chấp thuận.
Nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan, đã chưa bao giờ đặt vấn đề về bản đồ đính kèm I trước năm 1958, là lúc hai bên Thái và Cambodge đã mở những cuộc thuơng thảo về chủ quyền ngôi đền. Trong khi đó, vào các năm 1934-1934, một cuộc trắc địa đã cho thấy có sự khác biệt giữa đường phân thủy trên thực tế và đồ tuyến biên giới trên bản đồ I. Một số bản đồ khác đã được thiết lập, trong đó đặt ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nhưng phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí in ra, những tấm bản đồ theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Cambodge. Mặt khác, trong khoảng thời gian thuơng thuyết về hiệp ước Pháp-Xiêm 1925 và 1937, mà các hiệp ước này khẳng định hiệu lực của đường biên giới, hoặc là vào năm 1947, trước ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm tại Washington, đáng lẽ phía Thái đã đặt lại vấn đề này, thì họ đã không làm gì cả. Kết luận lại, như thế Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới như đã vẽ trong bản đồ I, cho dầu nó có phù hợp hay không phù hợp với đường phân thủy của rặng Dangrek. Phía Thái Lan đã tuyên bố rằng, trong mọi thời kỳ tranh chấp, vì đã chiếm hữu trên thực tế ngôi đền, do đó Thái không cần phải đặt lại vấn đề này. Việc chiếm hữu và hành sử chủ quyền trên thực tế là những bằng chứng rằng phía Thái Lan chưa bao giờ chấp nhận đường biên giới theo như bản đồ I. Nhưng Tòa cho rằng, sẽ khó chấp thuận các hành động này, đến từ các chính quyền địa phương, vì nó phủ nhận thái độ của chính quyền trung ương. Hơn nữa, vào năm 1930, lúc hoàng thân Damrong (bộ trưởng bộ Nội Vụ Thái), lúc thăm viếng ngôi đền, đã được sự tiếp đón chính thức của giới chức Pháp phụ trách địa phương của Cambodge, dịp này Thái Lan đã không có thái độ nào.
Vì vậy Tòa cho rằng phía Thái Lan đã thực sự nhìn nhận tấm bản đồ I. Cho dầu còn hiện hữu một hoài nghi về việc này, nhưng bây giờ Thái Lan không thể phủ nhận cái mà họ đã ký nhận trước đó, bởi vì Pháp và Cambodge đã tin cậy vào nó, cũng như phía Thái Lan đã hưởng được những lợi ích mà công ước 1904 dành cho nước này trong vòng 50 năm. Mặt khác, sự ký nhận này bao hàm luôn tấm bản đồ I, như những điều ước khác. Vào thời kỳ đó hai bên có thỏa thuận về cách diễn đạt ý nghĩa của các điều ước, theo đó đường biên giới vẽ trên bản đồ sẽ mạnh hơn ý nghĩa diễn tả trong công ước. Trong khi đó, không có gì cho thấy rằng hai bên ký kết có sự chú ý đặc biệt đến đường phân thủy, cho dầu bản thân đường này thể hiện một sự quan trọng cực kỳ cho hai bên trong việc xác định đường biên giới. Tòa cho rằng ý nghĩa của nó hôm nay vẫn không thể khác.
Vì vậy, Tòa cho rằng, trong vùng tranh chấp, đường biên giới là đường xác định trên bản đồ I và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.
Vì những lý lẽ này Tòa phán quyết thắng kiện cho bên Cambodge về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear.
Bấm : http://farm6.static.flickr.com/5265/5743545529_fc97d21c7d.jpg
Hình 5: Bản đồ khu vực Preah Vihear được UNESCO ghi vào “di sản văn hóa của nhân loại”. Vùng màu vàng thuộc về khu vực đền. Vùng màu xanh là vùng mở rộng.
Bấm : http://farm4.static.flickr.com/3401/5743545207_df5796b27c.jpg
Hình 6: Bản đồ khu vực ngôi đền Preah Vihear cho Thái Lan đưa lên UNESCO nhân đại hội tại Christchurch, Tân Tây Lan năm 2007. Theo đó Thái Lan cho rằng vùng màu vàng thuộc về Thái Lan.
4/ Tranh chấp Burkina-Faso – Mali
Vụ tranh chấp được đưa ra Tòa CIJ ngày 22-12-1986. Tòa áp dụng nguyên tắc “uti possidetis” để phân xử tranh chấp biên giới giữa hai nước Burkina-Faso và Mali. Ý nghĩa của nguyên tắc này là “vì (trước đây) anh đã sở hữu nó thì (bây giờ) anh tiếp tục sở hữu nó ». Đây là nguyên tắc phổ biến được áp dụng để xác định biên giới của các nước cựu thuộc địa sau khi dành được độc lập.
Về giá trị các tấm bản đồ, ý kiến của Tòa nguyên văn tạm dịch như sau: “Trong vấn đề phân định biên giới hay tranh chấp lãnh thổ quốc tế, các tấm bản đồ chỉ đơn giản là các dữ kiện, với ít nhiều chính xác tùy theo trường hợp. Chúng không bao giờ, chỉ qua chúng và bằng sự hiện hữu của chúng, mà tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ, tức là một tài liệu theo đó Công pháp quốc tế ban cho một giá trị pháp lý tự tại nhằm để thiết lập những quyền hạn về lãnh thổ.”
Tức là bản đồ chỉ có giá trị như những “dữ kiện” mà mức độ chính xác của nó cần kiểm chứng lại. Bản đồ, tự nó, không thể tạo ra một “danh nghĩa” pháp lý về chủ quyền lãnh thổ.
Kết quả của Tòa, theo bản đồ sau đây, cho thấy Tòa không hề dựa lên bản đồ của bất kỳ bên nào. Đường biên giới do Tòa phán quyền không hề trùng hợp với hai đường biên giới do hai phía đề nghị. Quyết định của Tòa là dựa lên nguyên tắc “uti possidetis”, tức tôn trọng đường biên giới được thành lập do nhà nước bảo hộ. Nhưng đường biên giới này đã không hoàn toàn phù hợp với thực địa. Nhiều địa danh ghi trên các bản đồ phân định thì không đúng, hay không phù hợp với vị trí trên thực tế. Mặt khác, tranh chấp hai bên là tranh chấp về các “nguồn nước”, thực ra là các ao hồ được thành hình trong mùa mưa, đến mùa nắng đôi khi khô cạn. Vị trí các ao hồ, do các nhân viên hành chánh thuộc địa ghi chú, do kỹ thuật hầu hết đã ghi nhận sai. Do đó Tòa đã áp dụng nguyên tắc “effectivité”, thay vì nguyên tắc phân chia theo lối “équité – công bằng”.
Bấm : http://farm8.staticflickr.com/7106/8153351531_ba7384bd51.jpg
Tọa độ các điểm gốc cấu thành đường biên giới pháp lý trên bản đồ:
A: 1° 59' 01” ouest et 14° 24' 40” nord
B: 1° 58' 49” ouest et 14° 28' 30” nord
C: 1° 54' 24” ouest et 14° 29' 20” nord
D: 1° 46' 38” ouest et 14° 28' 54” nord
E: 1° 40' 40” ouest et 14° 30' 03'' nord
F: 1° 19' 05” ouest et 14” 43' 45” nord
G: 1° 5' 34” ouest et 14” 47' 04” nord
H: 0° 43' 29” ouest et 15° 05' 00” nord
I: 0° 26' 35” ouest et 15° 05' 00” nord
J, K sẽ được xác định sau theo điều 4 của bản kết ước thỏa thuận.
L: 0° 14'44” ouest et 15° 04' 42” nord
M: 0° 14' 39” est et 14° 54' 48” nord
5/ Tranh chấp Nam Dương (Indonésia) và Mã Lai về các đảo Ligitan và Sipadan
Phán quyết của Tòa ngày 7-12-2002. Tòa cho rằng các đảo này thuộc về Mã Lai, theo nguyên tắc “effectivité”. Nước này đã có một số hoạt động ở các đảo tranh chấp mà không gặp sự phản đối nào của phía Indonésie. Không có bản đồ nào ảnh hưởng lên quyết định của Tòa.
Kết luận
Mục tiêu “đề cao giá trị của các bản đồ” của tác giả, nếu không lầm, là vì hiện nay đã có một số bản đồ cổ đã được một số người VN phát hiện, trong đó hai quần đảo HS và TS không thuộc TQ. Từ đó mọi người vui mừng kết luận rằng đó là các bằng chứng hùng hồn để chứng minh HS và TS không thuộc TQ.
Trước một Tòa án quốc tế, vấn đề sẽ không đơn giản như vậy.
Người ta có thể tìm ra vô số bản đồ cổ trong đó lãnh thổ của TQ không có HS và TS. Người ta cũng tìm ra tương tự vô số các bản đồ xưa (và hiện nay), nước Mỹ không có các đảo ở Thái Bình Dương, nước Pháp không có các lãnh thổ hải ngoại, nước Anh không có quần đảo đảo Falklands v.v… Nhưng các bản đồ này không ngăn cản được các nước Anh, Mỹ, Pháp… hành sử quyền chủ quyền trên các lãnh thổ của họ.
Nhưng dư luận VN ra sao trước các bản đồ nước Trung Hoa, cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, mà lãnh thổ nước này lại bao gồm nước VN. Không lẽ phía TQ trưng tấm bản đồ này thì phải công nhận VN thuộc TQ ?
Mặt khác, giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây:
1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. "Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc."
2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp."
Tài liệu trên đây dẫn từ nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110803_china_viet_islands.shtml
http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2011-08/01/content_380478.htm
Nếu hai tấm bản đồ này có thật, lúc đó phản ứng mọi người sẽ ra sao ? Không lẽ bó tay chấp nhận các lãnh thổ đó thuộc TQ ?
May là, theo công pháp quốc tế, các bản đồ không có giá trị như là một bằng chứng.
Nhưng các bản đồ có giá trị của một dữ kiện, nhằm khẳng định (hay phủ định) một thái độ của nhà nước liên quan.
Thử xét lại tuyên bố đơn phương của TQ về lãnh hải 12 hải lý và chủ quyền lãnh thổ nước này vào tháng 9 năm 1958.
Theo các nguyên tắc “tuyên bố đơn phương – déclaration unilatérale” và “sự đồng thuận – acquiescement” của quốc tế công pháp, chỉ cần phía VN “im lặng” trước tuyên bố này là đủ để người ta kết luận rằng VN đã ám thị nhìn nhận chủ quyền của TQ theo như nội dung của bản tuyên bố.
Nhưng VNDCCH đã không “im lặng”, nhà nước này đã lên tiếng “ủng hộ” tuyên bố về lãnh thổ của TQ qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Tức là phía VNDCCH đã minh thị nhìn nhận tuyên bố chủ quyền của TQ, trong đó có HS và TS.
Hai tấm bản đồ do phía VN in ra, trong đó nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS, là dữ kiện nhằm củng cố nội dung công hàm Phạm Văn Đồng.
Vấn đề tranh chấp HS và TS rất là quan trọng cho VN và tôi luôn nghĩ rằng VN sẽ thắng kiện TQ nếu vấn đề được đưa ra một tòa án quốc tế. Dĩ nhiên là trước đó VN phải hóa giải hiệu lực công hàm 1958 qua việc “kế thừa di sản VNCH” bằng một số biện pháp thích hợp.
Không thể để “nguyên trạng” vấn đề HS và TS. Thời gian là kẻ thù của VN. Nguy cơ mất trắng HS, TS và biển Đông là có thật. TQ đã thể hiện các hành vi hành sử chủ quyền của họ tại biển Đông, bằng hành động áp bức VN như cắt cáp tàu hoa học Bình Minh, cho gọi thầu thăm dò các lô trên thềm lục địa VN v.v… trong thời gian qua cho ta thấy sự cần kíp phải giải quyết vấn đề bằng một tòa án quốc tế.
Nhưng không bao giờ người ta có thể thắng trên mặt trận pháp lý bằng những lý lẽ ngụy biện hay bằng những dữ kiện lịch sử bị bóp méo.
Bấm : http://farm4.static.flickr.com/3499/5715210102_a62284a712.jpg
Hình 3: Bản đồ phân định đính kèm hiệp ước 16 tháng giêng năm 1907 do hai ủy ban “Bernard” và “Monguers” thực hiện từ 1903 đến 1907.
Bấm : http://farm3.static.flickr.com/2070/5716311887_2a8981baa3.jpg
Hình 3a: Khu vực ngôi đền Preah Vihear và đường biên giới trong khu vực được họa theo bản đồ đính kèm công ước.
Như thế phần lớn đường biên giới Thái-Miên, kể cả vùng cận đền Preah Vihear, được xác định bằng rặng núi Dang Rek, theo đoạn có gạch dưới của văn bản phân định biên giới: đường biên giới theo đường phân thủy, tức đường sống núi, chạy qua các đỉnh cao nhất của rặng núi Dang Rek.
Nguyên văn vụ xử ngôi đền Preah Vihear ngày 15 tháng 6 năm 1962 được ghi lại, những đoạn quan trọng, như sau (nguồn: CIJ):
a) Với 9 phiếu trên 3, Tòa phán rằng ngôi đền Preah Vihear tọa lạc trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Cambodge. Vì vậy Thái Lan phải cho rút đi các lực lượng quân sự hay cảnh sát, hay những người canh gác đã được bố trí tại ngôi đền, hay ở các khu vực chung quanh, thuộc lãnh thổ Cambodge.
b) Với 7 phiếu trên 5, Tòa phán rằng Thái Lan phải trả lại cho Cambodge những bức tượng, các bia đá, những bộ phận rời thuộc về ngôi đền, những kiểu mẫu bằng sa thạch và đồ gốm cổ, đã có thể bị phía nhà chức trách Thái lấy ra khỏi đền, hay khu vực đền, trong lúc ngôi đền bị Thái chiếm đóng từ năm 1954.
CIJ đã lý luận như sau:
Ngôi đền cổ Preah Vihear ở trong tình trạng hoang phế, tọa lạc trên một mỏm núi thuộc rặng Dangrek mà rặng núi này là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cambodge. Mối tranh chấp có nguyên nhân từ việc phân định biên giới bắt đầu từ năm 1904 đến năm 1908 giữa nước Pháp, đại diện Đông Dương, và nước Xiêm. Việc phân định này chiếu theo công ước ngày 13 tháng 2 năm 1904. Công ước này đã thiết lập một cách tổng quát một đường biên giới, đường này sẽ được xác định chính xác bởi một ủy ban phân định hỗn hợp Pháp-Thái.
Ở khu vực có ngôi đền Preah Vihear, đường biên giới phải theo đường phân thủy. Theo thỏa thuận từ buổi họp ngày 2 tháng 12 năm 1906, để xác định đường phân thủy, ủy ban hỗn hợp phải tìm hiểu trên thực địa, qua một cuộc hành trình đi dọc theo đường sống núi của rặng Dangrek. Một trắc địa viên người Pháp cùng tháp tùng để ghi nhận địa hình toàn vùng phía đông của rặng núi. Điều không nghi ngờ là các vị chủ tịch của các ủy ban Pháp và Xiêm đã làm cuộc hành trình này và những người này cũng đã có thể thăm viếng ngôi đền. Vào các tháng giêng – tháng hai năm 1907, ủy ban Pháp đã báo cáo lên chính phủ của họ rằng đường biên giới đã hoàn toàn được phân định. Như thế đường biên giới đã được xác định, cho dầu không tìm thấy dấu vết nào về một quyết định, hay một ghi nhận bất kỳ liên quan rặng núi Dangrek trong các biên bản được thành lập sau ngày 2 tháng 12 năm 1906. Lúc ủy ban nhóm họp để kết thúc công trình phân giới, mọi người đã chỉ tập trung vào kết luận về một hiệp ước khác, liên quan biên giới Pháp-Xiêm, tức hiệp ước ngày 23 tháng 3 năm 1907.
Việc cuối cùng của công trình phân định là việc làm bản đồ. Nhà nước Xiêm, vì không có phương tiện lỷ thuật, đã yêu cầu nhân sự phía Pháp để thành lập các bản đồ vùng biên giới. Các bản đồ đã được một ê kíp người Pháp hoàn tất vào xuân năm 1907, trong đó có nhiều người thuộc ủy ban hỗn hợp. Ê kíp này đã thường xuyên quan hệ với nhà nước Xiêm trong năm 1908. Một tấm bản đồ của ê kíp này (sau khi thiết lập) đã giao cho nhà nước Xiêm, theo đó đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Khmer. Tấm bản đồ này cũng tài liệu I (hình 3 và hình 3a) đính kèm hồ sơ, đã được phía Cambodge làm căn bản để đòi hỏi chủ quyền ngôi đền. Ở điểm này phía Thái phản biện, vì bản đồ không do ủy ban hỗn hợp thiết lập, do đó nó không có giá trị bắt buộc ; tấm bản đồ vẽ đường biên giới không phù hợp với đường phân thủy, mà đáng lẽ đường (phân thủy) này để dành ngôi đền về phía Thái ; tấm bản đồ này cũng chưa hề được phía Thái công nhận, hoặc giả nếu có, là do phía Thái Lan tưởng rằng đường biên giới đã vẽ đúng theo đường phân thủy.
Tấm bản đồ I kèm theo chưa bao giờ được công nhận bởi ủy ban hỗn hợp. Ủy ban này đã ngừng hoạt động từ nhiều tháng trước khi tấm bản đồ I được thiết lập. Người ta có thể hoài nghi việc tấm bản đồ này đã được những trắc địa viên sử dụng làm căn bản trong khu vực núi Dangrek và Tòa cho rằng, nguyên thủy, tấm bản đồ này không có tính bắt buộc. Nhưng mọi người đã thấy, trong hồ sơ phân định, bộ bản đồ đã chuyển lên chính phủ Thái như là kết quả của công trình phân định biên giới. Nhà cầm quyền Thái đã không có phản ứng nào (về các tấm bản đồ này) từ thời kỳ đó, cũng không có phản ứng nào trong nhiều năm sau. Người ta phải kết luận rằng nó đã được sự chấp nhận chính phủ Thái. Nếu phía Thái đã chấp nhận tấm bản đồ đính kèm I mà không làm các cuộc nghiên cứu, thì bây giờ họ không thể vịn vào lỗi lầm này để làm vô hiệu điều mà họ đã chấp thuận.
Nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan, đã chưa bao giờ đặt vấn đề về bản đồ đính kèm I trước năm 1958, là lúc hai bên Thái và Cambodge đã mở những cuộc thuơng thảo về chủ quyền ngôi đền. Trong khi đó, vào các năm 1934-1934, một cuộc trắc địa đã cho thấy có sự khác biệt giữa đường phân thủy trên thực tế và đồ tuyến biên giới trên bản đồ I. Một số bản đồ khác đã được thiết lập, trong đó đặt ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nhưng phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí in ra, những tấm bản đồ theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Cambodge. Mặt khác, trong khoảng thời gian thuơng thuyết về hiệp ước Pháp-Xiêm 1925 và 1937, mà các hiệp ước này khẳng định hiệu lực của đường biên giới, hoặc là vào năm 1947, trước ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm tại Washington, đáng lẽ phía Thái đã đặt lại vấn đề này, thì họ đã không làm gì cả. Kết luận lại, như thế Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới như đã vẽ trong bản đồ I, cho dầu nó có phù hợp hay không phù hợp với đường phân thủy của rặng Dangrek. Phía Thái Lan đã tuyên bố rằng, trong mọi thời kỳ tranh chấp, vì đã chiếm hữu trên thực tế ngôi đền, do đó Thái không cần phải đặt lại vấn đề này. Việc chiếm hữu và hành sử chủ quyền trên thực tế là những bằng chứng rằng phía Thái Lan chưa bao giờ chấp nhận đường biên giới theo như bản đồ I. Nhưng Tòa cho rằng, sẽ khó chấp thuận các hành động này, đến từ các chính quyền địa phương, vì nó phủ nhận thái độ của chính quyền trung ương. Hơn nữa, vào năm 1930, lúc hoàng thân Damrong (bộ trưởng bộ Nội Vụ Thái), lúc thăm viếng ngôi đền, đã được sự tiếp đón chính thức của giới chức Pháp phụ trách địa phương của Cambodge, dịp này Thái Lan đã không có thái độ nào.
Vì vậy Tòa cho rằng phía Thái Lan đã thực sự nhìn nhận tấm bản đồ I. Cho dầu còn hiện hữu một hoài nghi về việc này, nhưng bây giờ Thái Lan không thể phủ nhận cái mà họ đã ký nhận trước đó, bởi vì Pháp và Cambodge đã tin cậy vào nó, cũng như phía Thái Lan đã hưởng được những lợi ích mà công ước 1904 dành cho nước này trong vòng 50 năm. Mặt khác, sự ký nhận này bao hàm luôn tấm bản đồ I, như những điều ước khác. Vào thời kỳ đó hai bên có thỏa thuận về cách diễn đạt ý nghĩa của các điều ước, theo đó đường biên giới vẽ trên bản đồ sẽ mạnh hơn ý nghĩa diễn tả trong công ước. Trong khi đó, không có gì cho thấy rằng hai bên ký kết có sự chú ý đặc biệt đến đường phân thủy, cho dầu bản thân đường này thể hiện một sự quan trọng cực kỳ cho hai bên trong việc xác định đường biên giới. Tòa cho rằng ý nghĩa của nó hôm nay vẫn không thể khác.
Vì vậy, Tòa cho rằng, trong vùng tranh chấp, đường biên giới là đường xác định trên bản đồ I và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.
Vì những lý lẽ này Tòa phán quyết thắng kiện cho bên Cambodge về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear.
Bấm : http://farm6.static.flickr.com/5265/5743545529_fc97d21c7d.jpg
Hình 5: Bản đồ khu vực Preah Vihear được UNESCO ghi vào “di sản văn hóa của nhân loại”. Vùng màu vàng thuộc về khu vực đền. Vùng màu xanh là vùng mở rộng.
Bấm : http://farm4.static.flickr.com/3401/5743545207_df5796b27c.jpg
Hình 6: Bản đồ khu vực ngôi đền Preah Vihear cho Thái Lan đưa lên UNESCO nhân đại hội tại Christchurch, Tân Tây Lan năm 2007. Theo đó Thái Lan cho rằng vùng màu vàng thuộc về Thái Lan.
4/ Tranh chấp Burkina-Faso – Mali
Vụ tranh chấp được đưa ra Tòa CIJ ngày 22-12-1986. Tòa áp dụng nguyên tắc “uti possidetis” để phân xử tranh chấp biên giới giữa hai nước Burkina-Faso và Mali. Ý nghĩa của nguyên tắc này là “vì (trước đây) anh đã sở hữu nó thì (bây giờ) anh tiếp tục sở hữu nó ». Đây là nguyên tắc phổ biến được áp dụng để xác định biên giới của các nước cựu thuộc địa sau khi dành được độc lập.
Về giá trị các tấm bản đồ, ý kiến của Tòa nguyên văn tạm dịch như sau: “Trong vấn đề phân định biên giới hay tranh chấp lãnh thổ quốc tế, các tấm bản đồ chỉ đơn giản là các dữ kiện, với ít nhiều chính xác tùy theo trường hợp. Chúng không bao giờ, chỉ qua chúng và bằng sự hiện hữu của chúng, mà tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ, tức là một tài liệu theo đó Công pháp quốc tế ban cho một giá trị pháp lý tự tại nhằm để thiết lập những quyền hạn về lãnh thổ.”
Tức là bản đồ chỉ có giá trị như những “dữ kiện” mà mức độ chính xác của nó cần kiểm chứng lại. Bản đồ, tự nó, không thể tạo ra một “danh nghĩa” pháp lý về chủ quyền lãnh thổ.
Kết quả của Tòa, theo bản đồ sau đây, cho thấy Tòa không hề dựa lên bản đồ của bất kỳ bên nào. Đường biên giới do Tòa phán quyền không hề trùng hợp với hai đường biên giới do hai phía đề nghị. Quyết định của Tòa là dựa lên nguyên tắc “uti possidetis”, tức tôn trọng đường biên giới được thành lập do nhà nước bảo hộ. Nhưng đường biên giới này đã không hoàn toàn phù hợp với thực địa. Nhiều địa danh ghi trên các bản đồ phân định thì không đúng, hay không phù hợp với vị trí trên thực tế. Mặt khác, tranh chấp hai bên là tranh chấp về các “nguồn nước”, thực ra là các ao hồ được thành hình trong mùa mưa, đến mùa nắng đôi khi khô cạn. Vị trí các ao hồ, do các nhân viên hành chánh thuộc địa ghi chú, do kỹ thuật hầu hết đã ghi nhận sai. Do đó Tòa đã áp dụng nguyên tắc “effectivité”, thay vì nguyên tắc phân chia theo lối “équité – công bằng”.
Bấm : http://farm8.staticflickr.com/7106/8153351531_ba7384bd51.jpg
Tọa độ các điểm gốc cấu thành đường biên giới pháp lý trên bản đồ:
A: 1° 59' 01” ouest et 14° 24' 40” nord
B: 1° 58' 49” ouest et 14° 28' 30” nord
C: 1° 54' 24” ouest et 14° 29' 20” nord
D: 1° 46' 38” ouest et 14° 28' 54” nord
E: 1° 40' 40” ouest et 14° 30' 03'' nord
F: 1° 19' 05” ouest et 14” 43' 45” nord
G: 1° 5' 34” ouest et 14” 47' 04” nord
H: 0° 43' 29” ouest et 15° 05' 00” nord
I: 0° 26' 35” ouest et 15° 05' 00” nord
J, K sẽ được xác định sau theo điều 4 của bản kết ước thỏa thuận.
L: 0° 14'44” ouest et 15° 04' 42” nord
M: 0° 14' 39” est et 14° 54' 48” nord
5/ Tranh chấp Nam Dương (Indonésia) và Mã Lai về các đảo Ligitan và Sipadan
Phán quyết của Tòa ngày 7-12-2002. Tòa cho rằng các đảo này thuộc về Mã Lai, theo nguyên tắc “effectivité”. Nước này đã có một số hoạt động ở các đảo tranh chấp mà không gặp sự phản đối nào của phía Indonésie. Không có bản đồ nào ảnh hưởng lên quyết định của Tòa.
Kết luận
Mục tiêu “đề cao giá trị của các bản đồ” của tác giả, nếu không lầm, là vì hiện nay đã có một số bản đồ cổ đã được một số người VN phát hiện, trong đó hai quần đảo HS và TS không thuộc TQ. Từ đó mọi người vui mừng kết luận rằng đó là các bằng chứng hùng hồn để chứng minh HS và TS không thuộc TQ.
Trước một Tòa án quốc tế, vấn đề sẽ không đơn giản như vậy.
Người ta có thể tìm ra vô số bản đồ cổ trong đó lãnh thổ của TQ không có HS và TS. Người ta cũng tìm ra tương tự vô số các bản đồ xưa (và hiện nay), nước Mỹ không có các đảo ở Thái Bình Dương, nước Pháp không có các lãnh thổ hải ngoại, nước Anh không có quần đảo đảo Falklands v.v… Nhưng các bản đồ này không ngăn cản được các nước Anh, Mỹ, Pháp… hành sử quyền chủ quyền trên các lãnh thổ của họ.
Nhưng dư luận VN ra sao trước các bản đồ nước Trung Hoa, cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, mà lãnh thổ nước này lại bao gồm nước VN. Không lẽ phía TQ trưng tấm bản đồ này thì phải công nhận VN thuộc TQ ?
Mặt khác, giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây:
1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. "Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc."
2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp."
Tài liệu trên đây dẫn từ nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110803_china_viet_islands.shtml
http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2011-08/01/content_380478.htm
Nếu hai tấm bản đồ này có thật, lúc đó phản ứng mọi người sẽ ra sao ? Không lẽ bó tay chấp nhận các lãnh thổ đó thuộc TQ ?
May là, theo công pháp quốc tế, các bản đồ không có giá trị như là một bằng chứng.
Nhưng các bản đồ có giá trị của một dữ kiện, nhằm khẳng định (hay phủ định) một thái độ của nhà nước liên quan.
Thử xét lại tuyên bố đơn phương của TQ về lãnh hải 12 hải lý và chủ quyền lãnh thổ nước này vào tháng 9 năm 1958.
Theo các nguyên tắc “tuyên bố đơn phương – déclaration unilatérale” và “sự đồng thuận – acquiescement” của quốc tế công pháp, chỉ cần phía VN “im lặng” trước tuyên bố này là đủ để người ta kết luận rằng VN đã ám thị nhìn nhận chủ quyền của TQ theo như nội dung của bản tuyên bố.
Nhưng VNDCCH đã không “im lặng”, nhà nước này đã lên tiếng “ủng hộ” tuyên bố về lãnh thổ của TQ qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Tức là phía VNDCCH đã minh thị nhìn nhận tuyên bố chủ quyền của TQ, trong đó có HS và TS.
Hai tấm bản đồ do phía VN in ra, trong đó nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS, là dữ kiện nhằm củng cố nội dung công hàm Phạm Văn Đồng.
Vấn đề tranh chấp HS và TS rất là quan trọng cho VN và tôi luôn nghĩ rằng VN sẽ thắng kiện TQ nếu vấn đề được đưa ra một tòa án quốc tế. Dĩ nhiên là trước đó VN phải hóa giải hiệu lực công hàm 1958 qua việc “kế thừa di sản VNCH” bằng một số biện pháp thích hợp.
Không thể để “nguyên trạng” vấn đề HS và TS. Thời gian là kẻ thù của VN. Nguy cơ mất trắng HS, TS và biển Đông là có thật. TQ đã thể hiện các hành vi hành sử chủ quyền của họ tại biển Đông, bằng hành động áp bức VN như cắt cáp tàu hoa học Bình Minh, cho gọi thầu thăm dò các lô trên thềm lục địa VN v.v… trong thời gian qua cho ta thấy sự cần kíp phải giải quyết vấn đề bằng một tòa án quốc tế.
Nhưng không bao giờ người ta có thể thắng trên mặt trận pháp lý bằng những lý lẽ ngụy biện hay bằng những dữ kiện lịch sử bị bóp méo.
Bài do tác giả gởi và đăng trên Blog Trương
Nhân Tuấn.
No comments:
Post a Comment