Quỳnh
Chi, phóng viên RFA
2012-12-02
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/calling-for-attent-to-arrested-christ-ind-12022012093843.html
Gia
đình một số thanh niên Công giáo bị bắt vừa viết chung một bản lên tiếng về
phiên tòa mà họ cho là sắp diễn ra.
Gia
đình của 8 trong số 12 thanh niên Công giáo chưa được xét xử viết chung bản lên
tiếng vào hôm 23 tháng 11 với mong muốn kêu gọi dư luận quan tâm đến phiên tòa
mà họ cho là sẽ diễn ra trong vòng thời gian từ đây đến cuối năm. Bản lên tiếng
được gởi cho các lãnh đạo tinh thần tôn giáo, các tổ chức đấu tranh cho nhân
quyền và các cơ quan truyền thông.
Công khai và minh bạch
Theo ông Nguyễn Văn
Thu
(anh trai của anh Nguyễn Văn Duyệt) thì các tổ chức trên có thể giúp phiên tòa
diễn ra công khai hơn:
“Gia
đình cũng như bản thân tôi tin tưởng là các tổ chức phần nào lên tiếng để phiên
tòa được xét xử công khai và công minh. Tội ra tội phúc ra phúc”.
Từ
tháng 7 đến tháng 12 năm ngoái, tổng cộng có 17 thanh niên Công giáo bị bắt, đa
phần thuộc giáo phận Vinh. Ngoài 5 nhân vật bao gồm Tạ Phong Tần, Chu Mạnh Sơn,
Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương và J.B Hoàng Phong đã được mang ra xét xử, các nhân
vật còn lại vẫn đang trong thời gian tạm giam.
Theo
thông tin gia đình cung cấp, hiện chưa rõ ngày xử cho các nhân vật còn lại
nhưng họ đã được thông báo là quá trình điều tra đã kết thúc. Thông thường, quá
trình xét xử sẽ diễn ra vài tháng sau khi cáo trạng hoàn thành.
Bản
lên tiếng của gia đình những người bị bắt ngoài mong muốn các cơ quan quốc tế
đến tham dự phiên tòa, còn kêu gọi giới truyền thông chia sẻ thông tin về diễn
biến của đợt xét xử.
Ông Đặng Xuân Hà (anh trai của Đặng
Xuân Diệu) cho biết lý do ông ký tên vào bản lên tiếng:
“Cầu
mong cho họ đến tham dự để biết được tình trạng nhân quyền của Việt Nam. Việt
Nam cứ bảo mình có nhân quyền, tự do ngôn luận và được làm những việc không
trái với pháp luật. Thế nhưng ngược lại, tôi thấy những người bị bắt trong đợt
này là những người cần thiết cho xã hội”.
Vô tội
Phần
lớn những thanh niên Công giáo Vinh còn rất trẻ và là thành viên nhóm Bảo vệ sự
sống John Paulo 2, một nhóm thiện nguyện chuyên đi nhặt bào thai để chôn cất.
Họ cũng là những người tham gia các buổi cầu nguyện vì công lý hoặc tham gia
các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi hè năm ngoái.
Toàn
bộ 17 người bị bắt bị cáo buộc là vi phạm điều 88 hoặc 79 BLHS Việt Nam tức
“tuyên truyền chống Nhà nước” và “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Bà Nguyễn Thị Hóa (mẹ của anh Phero
Nguyễn Đình Cương) cũng là một trong những người ký tên vào bản lên tiếng tin
rằng con bà không phạm bất cứ khoản nào trong hai điều trên:
“Tôi
nghĩ là Đình Cương vô tội vì mắt tôi không thấy con tôi làm gì mà tai tôi cũng
không nghe con tôi làm gì. Cho nên tôi nói là con tôi vô tội”.
Cho
đến thời điểm hiện tại, cả người thân và những người bị bắt đều cho rằng việc
bắt bớ vẫn còn nhiều khuất tất và không thỏa đáng. Theo gia đình thuật lại, đa
số những người bị bắt giữ một tinh thần khá lạc quan.
Ông Đặng Xuân Hà
chia sẻ:
“Chí
khí của Diệu rất mạnh, Diệu bảo là Diệu không có tội. Diệu cho rằng mình không
phải đang đi tù mà chỉ là chuyển đổi công tác”.
Đặng
Xuân Diệu là một trong hai người từ chối luật sư cùng với Trần Minh Nhật. Một
trong những lý do chính được đưa ra là họ cho rằng mình không có tội gì để cần
luật sư.
Trong
các phiên tòa của 5 người thuộc nhóm 17 người bị bắt, Hoàng Phong là người duy
nhất nhận 24 tháng tù treo. Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương lần lượt
chịu mức án 30 tháng tù giam, 38 tháng và 42 tháng tù giam. Riêng bà Tạ Phong
Tần bị kết án 10 năm tù giam và 5 năm quản chế. Bà Tạ Phong Tần là người duy
nhất ở Sài Gòn, thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bị bắt cùng đợt với các thanh
niên Công giáo. Mức án được tuyên từ các phiên tòa trên làm thân nhân những
người bị bắt không quá lạc quan về phiên tòa sắp tới, mặc dù tin rằng người
thân của mình vô tội.
Ông Nguyễn Văn Thu
nhận định:
“Với
chế độ mà mà không có tội cũng bị xử có tội thì trả tự do cho em tôi là hơi
khó. Nhưng dù sao thì nếu mình không làm gì trái với lương tâm, đạo đức thì dù
bị tù nhưng em tôi vẫn được nhiều người yêu thương. Đó là một vinh dự cho bản
thân em tôi và gia đình tôi.
Nếu
em tôi đi tù vì tội cướp giật, tham nhũng, ... thì gia đình mới buồn. Chứ nếu
đi tù như em tôi thì gia đình cũng vững tâm, không sao cả”.
Bản
liên tiếng có chữ ký của thân nhân Nguyễn Đình Cương, Đặng Xuân Diệu, Thái Văn
Dung, Trần Minh Nhật, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Đức
Hòa.
Ông Đặng Xuân Hà thì trông chờ một
điều khác từ phiên tòa trong thời gian tới:
“Tôi
hy vọng phiên tòa sẽ được công khai để cho nhiều người tham dự. Thứ hai là hy
vọng Nhà nước thấy rằng những gì các thanh niên này chia sẻ là đúng”.
Quốc
tế thường xuyên lên án Việt Nam vì những phiên tòa chóng vánh và thiếu minh
bạch dành cho những người được cho là bất đồng chính kiến. Thường thì những
phiên tòa tương tự như thế sẽ rất hạn chế về số người tham dự, kể cả người nhà
bị cáo hay các cơ quan truyền thông quốc tế. Đôi lúc các phiên tòa bị chỉ trích
vì phần tuyên án diễn ra nhanh chóng, ý muốn ám chỉ bản án dường như được định
sẵn.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment