Nam
Nguyên, phóng viên RFA
2012-12-07
Bắc
Kinh đang tiến đến một thách thức mới ở mức độ cao hơn những vụ tàu lạ đâm chìm
tàu cá, giữ tàu và ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc.
Chờ
Việt Nam nổ súng trước?
Biển
Đông đang nóng hơn bao giờ hết với một loạt sự kiện được cho là leo thang có hệ
thống của Trung Quốc. Sau hộ chiếu lưỡi bò tới cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh 2
và gần đây nhất là lệnh kiểm soát tàu thuyền đi vào vùng chủ quyền chín đoạn mà
Bắc Kinh áp đặt.
Trả
lời Nam Nguyên tối 6/12, ông Đinh Kim
Phúc nhà nghiên cứu độc lập về Biển Đông từ Saigon nhận định:
“Chuyện Trung Quốc khám xét tàu ở những vùng
biển mà Trung Quốc xem là của họ, tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam dứt khoát sẽ
có những hành động chính xác. Theo tôi đây là một đòn mà Trung Quốc muốn ra tay
để cho Việt Nam lâm vào thế kẹt, việc phản ứng nổ súng trước sẽ bị Trung Quốc
lấy cớ để chiếm hết các đảo còn lại ở quần đảo Trường Sa. Tôi nghĩ rằng đây là
hành động khiêu khích và nếu muốn chống lại việc này thì không chỉ riêng Việt
Nam mà các nước ASEAN phải đoàn kết tố cáo hành động này ra quốc tế để gây sức
ép thì mới có thể chống chọi được âm mưu của Trung Quốc trong vấn đề muốn đặt
ra kiểu chơi cho các nước trong vùng Biển Đông.”
Báo Tuổi Trẻ Online
ngày 6/12 vạch rõ hành động của Trung Quốc, mô tả qui định mới nhằm ngăn chặn,
kiểm tra, trục xuất tàu nước ngoài trên Biển Đông là “Mưu đồ phi pháp nhắm vào ngư dân Việt Nam”. Tờ báo trích lời
ông Ngô Sĩ Tồn, chủ nhiệm Văn phòng đối ngoại tỉnh Hải Nam kiêm viện trưởng
Viện Nghiên cứu Hải Nam Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal và
Hãng tin Reuters, theo đó qui định mới áp dụng từ đầu năm tới, trong phạm vi 12
hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc tuyên bố là đường cơ sở. Báo Tuổi Trẻ
Online mô tả cách thức phát biểu và lập luận của ông Ngô Sĩ Tồn là trắng trợn
và ngang ngược, khi nhấn mạnh mục tiêu của qui định mới là nhắm vào ngư dân
Việt Nam trong hoạt động đánh bắt hải sản ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Giới
chức Hải Nam đã nói rằng, trước đây phía Trung Quốc chưa có cơ sở luật pháp để
trừng phạt.
Được
biết Trung Quốc tự áp đặt chủ quyền đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông mà họ
gọi là Biển Nam Trung Hoa từ năm 1953, dựa theo bản đồ chủ quyền 11 đoạn quốc
giới trên Biển Đông của Trung Hoa Dân Quốc năm 1949. Nhưng cả đường lưỡi bò 11
đoạn hay 9 đoạn chỉ là những tuyên bố vu vơ hoàn toàn không có cơ sở pháp lý
quốc tế.
Trong
vài năm gần đây Bắc Kinh mới thể hiện rõ ý đồ muốn chiếm trọn 75% diện tích mặt
nước Biển Đông, khu vực có trữ lượng dầu khí khổng lồ cùng nguồn thủy sản phong
phú. Nếp áp dụng đường chủ quyền hình lưỡi bò của Bắc Kinh, các nước còn lại
như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei chỉ còn khoảng 25% diện
tích mặt nước Biển Đông, trung bình 5% cho mỗi quốc gia.
Theo Thạc sĩ Hoàng
Việt,
Trường Đại học Luật TP.HCM một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Trung Quốc đặt
ra ba nhóm yêu sách, thứ nhất là người Hoa hiện diện ở Biển Đông từ thời xa xưa
nên đòi phải được ưu tiên. Thứ hai là yêu sách đường lưỡi bò với lập luận phi
lý của điều gọi là “lịch sử đi trước, luật pháp theo sau” hoàn toàn không phù
hợp với công ước quốc tế về Luật Biển 1982. Về nhóm yêu sách thứ ba, Thạc sĩ Hoàng Việt từng giải thích:
“Nhóm
yêu sách thứ ba của Trung Quốc, đó là họ dựa trên các đảo, bãi đá, mỏm đá để
đòi đặc quyền kinh tế. Bây giờ trên một số đảo mà Trung Quốc đã chiếm ở Hoàng
Sa và Trường sa, họ xây dựng thành những đảo lớn rất hoành tráng có cả sân bay
đường băng có cả người sinh sống…và họ yêu cầu xem nó là một đảo theo điều 121
Luật Biển và như vậy có đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh các đảo đó…
Ngay cả các nhà nghiên cứu phương tây cũng nói rằng những đảo này chỉ là đảo
nhân tạo và theo đúng tinh thần công ước về Luật Biển thì nó không thể có vùng
đặc quyền kinh tế được, nhưng Trung Quốc đang muốn làm điều đó.”
Hành
vi của bọn cướp biển
Tuổi
Trẻ Online trích lời GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định, nếu
chính quyền Hải Nam áp dụng qui định mới ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông,
nguy cơ đụng độ, thậm chí là xung đột vũ trang, sẽ nổ ra. GS Carl Thayer nhấn mạnh: “Nếu phía Trung Quốc sử dụng vũ
lực, đó có thể bị xem là hành vi của bọn cướp biển và là hành vi gây chiến.”
Vẫn
theo Tuổi Trẻ Online, GS Thayer đánh giá việc Việt Nam và Philippines tuyên bố
sẽ đưa tàu tuần tra ra Biển Đông để bảo vệ chủ quyền là quyết định cẩn trọng và
khôn ngoan. Học giả quốc tế này khuyến cáo Hà Nội và Manila cần vận động thêm
cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc. Hiện Ấn Độ,
Mỹ và Singapore đều đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc hoặc đòi Bắc Kinh giải
thích rõ ràng. GS Thayer cho đó là tín hiệu tốt.
Chuỗi
hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ trong thời gian ngắn: in
bản đồ chủ quyền lên hộ chiếu, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 2 và mới
nhất là quyết định cho bộ đội biên phòng Hải Nam ngăn chặn, kiểm soát, trục
xuất tàu nước ngoài xâm phạm cái gọi là chủ quyền đường lưỡi bò thực chất là
nhắm vào tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bức xúc trước cuộc sống truân chuyên của
hàng trăm ngàn ngư dân mưu sinh trên Biển Đông, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định:
“Đây
là vấn đề rất khó, bất cứ người nào là ngư dân cũng không tự bảo vệ mình được.
Cho dù có đi theo tổ, đội, nhóm cũng không thể nào chống trả được với 1 lực
lượng hùng hậu của các sắc tàu Trung Quốc trên Biển Đông. Vì thế tôi nghĩ rằng,
nếu sự việc nó xảy ra ở tình huống xấu nhất thì đây cũng là một dịp tốt, một
cái thuốc thử cho chính phủ Việt Nam trước các hành động của Trung Quốc, khi họ
đã ví ngư dân vào bước đường cùng. Đây là bài thuốc thử nó đem lại sự tích cực
ở mặt khác trong hành động ứng xử của chính phủ Việt Nam.”
Ngày 5/12 Thanh Niên
Online
và nhiều báo điện tử khác đều đưa tin về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng liên quan tới vụ tàu Bình Minh 2 bị cắt cáp thăm dò dầu khí ngay gần đảo
Cồn Cỏ vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam. Người đứng đầu chính phủ nói rằng
phía Việt Nam đã chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt
động. Nếu không có lực lượng, đã không thể làm được như vậy, Theo lời Thủ
tướng, Việt Nam phải bảo đảm an ninh quốc phòng, ổn định chính trị đất nước.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn dũng đã phát biểu như vừa nêu trong dịp tiếp xúc cử tri tại
Hải Phòng nơi ông là một đại biểu Quốc hội. Theo lời ông, Nhà nước đang và sẽ
phải dồn sức, dồn lực lượng để bảo toàn lãnh thổ. Việt nam có hơn 1 triệu km2
diện tích biển, bờ biển dài hơn 3.200 km, nên phải có lực lượng để bảo vệ. Quân
đội phải được xây dựng chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Một số lực
lượng phải đi thẳng vào hiện đại như tên lửa, tàu ngầm, hải quân, không quân.
Tuy
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra sức trấn an người dân về sức mạnh của quân đội
nhân dân Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhưng trên thực tế ngư dân hoạt
động trên Biển Đông chưa khi nào được tàu Hải quân Việt Nam bảo vệ hoặc giải
cứu. Các lực lượng Việt Nam thường chỉ có mặt ở những vùng nước gần bờ.
Một ngư dân ở Đà
Nẵng nói với chúng tôi:
“Thấy tàu của Hải quân Việt Nam đi ở
110 độ kinh đông trở vô thôi,16 độ vĩ bắc trở xuống, chứ còn lên 17 bắc-111 đông thì không thấy Việt Nam mình chỉ có tàu
Trung Quốc thôi.”
Trên
mặt trận báo chí, ngày 5/12 báo Lao Động đưa lên mạng bài nhận định liên quan
tới hành động bá quyền leo thang tranh đoạt chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc.
Bài viết lập luận “Hòa bình không đến từ một phía.” Theo đó sự nhân nhượng của
Việt Nam là liên tục và đã bị đẩy tới giới hạn của sự nhân nhượng, thái độ ứng
xử tích cực này được thế giới ghi nhận; còn phía Trung Quốc, vẫn cố tình dùng
chiến thuật “gậm nhấm”, “mưa dầm thấm đất” để thực hiện trọn vẹn “đường lưỡi
bò” phi lý và phi pháp.
Theo
dõi báo chí trong tuần, người đọc báo cảm nhận rằng Bắc Kinh đang tiến đến một
thách thức mới ở mức độ cao hơn những vụ tàu lạ đâm chìm tàu cá, giữ tàu và ngư
dân Việt Nam đòi tiền chuộc. Việc ngăn chận tàu nước ngoài, lên tàu, kiểm soát,
bắt giữ hoặc trục xuất tàu xâm nhập đường chủ quyền lưỡi bò qua quyết định mới
được công bố trên những tờ báo lớn như Wall Street Journal, hãng tin quốc tế
Reuters, chẳng khác nào Bắc Kinh ra đề toán khó cho Hà Nội.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
---------------------------------------------
No comments:
Post a Comment