23-12-2012
CẢNG NÀO
CHO BAUXITE TÂY NGUYÊN: KÊ GÀ HAY VĨNH TÂN?
Khải
Hoàn
Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24-12-2009.
Dựa
vào cơ sở này, UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép cho Tập đoàn Công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư Dự án cảng Kê Gà. Tuy nhiên, cho đến
nay việc khởi công dự án vẫn còn “mù khơi”. Bởi việc bồi thường cho mỗi doanh
nghiệp lên tới hàng nghìn tỷ đồng, và địa điểm xây cảng Kê Gà là một “toạ độ
chết” đối với tàu thuyền đã xảy ra từ xưa đến nay. Trong khi các cơ quan chức
năng vẫn loay hoay với nhiều trở ngại lớn và việc vận chuyển bauxite về cảng
nào đang cần cân nhắc kỹ…
Trong
Văn bản số 216/TB-VPCP ngày 14-6-2012, Văn phòng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo
của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu TKV “Rà soát lại quy hoạch cảng Kê
Gà, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9-2012″. Trước đó dư luận báo chí,
các nhà khoa học đã lên tiếng phản ánh, phân tích các mặt lợi hại của Dự án
cảng Kê Gà ở Bình Thuận. Về phía chủ đầu tư, Tập đoàn KTV đã 4 lần phải đình
chỉ thi công vì dự án còn quá nhiều bất cập. Mới đây, Văn phòng Chính phủ ban
hành Văn bản số 9606/VPCP-KTN ngày 26-11-2012 nêu ý kiến của Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các bộ,
ngành liên quan tổ chức rà soát lại để hoàn thiện quy hoạch phát triển vận tải
biển và quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam.
Mũi Kê Gà
Dự
án cảng Kê Gà (Bình Thuận), được giao cho TKV đầu tư, có tổng vốn đầu tư khởi
điểm là 1 tỷ USD gần bốn năm, với bốn lần hoãn khởi công vì nhiều lý do, trong
đó chủ đầu tư đang gặp nhiều khó khăn về tài chính; phải bồi thường cho hơn 10
doanh nghiệp được cấp phép xây dựng các công trình du lịch đã hoàn chỉnh, chỉ
còn đưa vào khai thác.
Các
nhà khoa học nghiên cứu về biển cho rằng: Cảng Kê Gà xây dựng trên “vùng biển
chết” là hạ sách, bởi độ sâu phù hợp cho tàu có tải trọng lớn và các yếu tố an
toàn do thời tiết khí hậu gió mùa, dòng hải lưu ngầm đối chọi nhau cũng là yếu
tố gây nguy hiểm cho tàu bè qua lại.
Kỹ
sư Doãn Mạnh Dũng cho biết: Nếu khảo sát kỹ thì dưới tầng sâu có vỉa đá ngầm
nên việc xây cảng cần xem xét lại.
Ông
Phạm Hùng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Thuận cũng có
bài viết cảnh báo: Vùng biển Kê Gà có hiện tượng “nước trồi” thường xảy ra vào
tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, nên tạo ra sự nguy hiểm cho việc xây cảng tại
vùng biển này.
Mặt
khác, các nhà doanh nghiệp đã đầu tư du lịch tại khu vực này rất bất bình trước
việc thu hồi đất đã giao cho họ. Bởi vùng đất này trước kia là một vùng hoang
vu hiểm trở, sau khi được UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép thì nhiều doanh nghiệp
đã bỏ công sức, tiền bạc lớn để cải tạo vùng đất “chết” thành khu du lịch trù
phú thơ mộng, nổi tiếng với những khu resort cho vùng biển Phan Thiết. Các nhà
doanh nghiệp đầu tư tại đây, bức xúc vì cơ sở phòng ốc bị “trùm mền” mấy năm
nay chỉ vì lệnh thu hồi đất của tỉnh.
Trở
lại với việc cần phải cân nhắc giữa hai cảng biển (Vĩnh Tân, Kê Gà) tại tỉnh
Bình Thuận. Thời điểm tháng 6-2012 Thủ tướng Chính phủ vẫn còn lưỡng lự việc
xây dựng cảng Vĩnh Tân hay cảng Kê Gà để vận chuyển bauxite; từ việc cân nhắc,
so sánh này để tìm giải pháp tối ưu, ít tốn hao về tài chính, cần thiết phải
cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét phương án vận chuyển alumin từ Tân Rai
– Nhân Cơ qua cảng Vĩnh Tân; đây cũng là điểm mấu chốt để thực hiện việc quy
hoạch cảng biển của Việt Nam theo định hướng đến năm 2030 của Chính phủ. Nếu
đặt trường hợp xây dựng mới cảng Kê Gà (vẫn còn trên lý thuyết) thì lợi và hại
như thế nào? Trường hợp này đã có nhiều ý kiến của các nhà khoa học và báo chí
phân tích, còn việc cảng Vĩnh Tân xây dựng gần xong đưa vào sử dụng trong năm
2014, sẽ tạo được nhiều lợi thế cho kinh tế trọng điểm của Bình Thuận. Báo cáo
của Tổng cục Đường bộ tháng 11-2012 cho biết: Phương án mới để vận chuyển
bauxite qua cảng Vĩnh Tân được bắt đầu từ La Dạ đến cảng Vĩnh Tân có chiều dài
141 km; trên toàn tuyến chỉ có vài cây cầu hơi yếu, cần nâng cấp thêm để xe có
tải trọng nặng qua được. Trên tuyến này có đoạn Quốc lộ 1 đến cảng Vĩnh Tân mặt
đường thảm nhựa, rộng 12 mét tải trọng tốt cho việc vận chuyển xe chở nặng. Nếu
sử dụng lộ trình này để đến cảng Vĩnh Tân sẽ có nhiều thuận lợi. Mặt khác, cảng
Vĩnh Tân đã xây dựng gần xong, là điểm thuận lợi cho việc tập kết hàng hóa
xuống tàu. Còn phương án cũ vận chuyển bauxite đến cảng Kê Gà còn nan giải với
nhiều khó khăn nên dự án này vẫn còn trên giấy.
K.H.
*
* *
BÔ-XÍT
SẼ QUA CẢNG KÊ GÀ HAY CẢNG VĨNH TÂN?
Đặng
Dũng
BTO-
Theo
báo Giao thông – Vận tải số ra mới đây: Tổng Cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo
Bộ phương án vận chuyển bô-xít phục vụ công nghiệp nhôm, qua cảng Vĩnh Tân (Tuy
Phong), thay thế cảng Kê Gà (Hàm Thuận Nam) đang gặp nhiều khó khăn. Theo
phương án này, alumin [nhôm oxit] từ Nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ sẽ qua cảng
Vĩnh Tân, khi cảng này được đưa vào vận hành trong năm 2014.
So
sánh với phương án vận chuyển bô-xít qua cảng Kê Gà, thì phương án qua cảng
Vĩnh Tân có hai nhược điểm: tuyến đường vận chuyển dài hơn (140 km / 78,5 km),
kinh phí đầu tư cao hơn (2.840 tỷ đồng / 2.025 tỷ đồng).
Nhưng
ưu điểm của phương án mới là cảng Vĩnh Tân đang triển khai xây dựng (dự kiến
hoàn thành vào 2014). Trong khi đó cảng Kê Gà vẫn còn đang giậm chân tại chỗ.
Cảng Kê Gà sau 5 năm chuẩn bị, với 4 lần dự kiến khởi công, vẫn đang bế tắc,
tới nay vẫn chưa hoàn tất khâu đền bù giải phóng mặt bằng (do Tập đoàn Than –
Khoáng sản Việt Nam (TKV) khó khăn tài chính và do không thống nhất được chi
phí đền bù giải phóng mặt bằng với các chủ dự án).
Hải đăng Kê Gà
Các
năm qua, du lịch Bình Thuận cũng bị thất thu do 12 dự án du lịch tại đây bị
“treo”. Nhiều resort cao cấp không đưa vào hoạt động được, dù đã đầu tư rất
nhiều tiền của. Việc thu hồi 12 dự án này, cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát
triển du lịch ở Hàm Thuận Nam.
Có
người nói, Kê Gà (Hàm Thuận Nam) là khu vực biển đẹp nhất của Bình Thuận, bởi
cảnh đẹp hùng vĩ, nguyên sơ, đầy quyến rũ, lại gần TP HCM, nên hoàn toàn có thể
trở thành một “thiên đường” tham quan, nghỉ dưỡng cho du khách, một “mỏ vàng”
thật sự cho Bình Thuận nếu biết khai thác. Khách du lịch nghe tin mai này nơi
đây trở thành cảng bô-xít, đều lấy làm tiếc bởi lo ngại ô nhiễm không chỉ tại
đây, mà còn lan rộng ra đến Hàm Tân, Đồi Dương (Phan Thiết).
Cũng
theo báo Giao thông – Vận tải, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đang yêu cầu TKV
khẩn trương rà soát lại dự án cảng Kê Gà, báo cáo thủ tướng trong tháng 9.
Dư
luận cán bộ nhân dân ở Bình Thuận đang chờ đợi một câu trả lời dứt điểm từ TKV.
Đ.D.
*
* *
BẾ TẮC
CẢNG KÊ GÀ
Quế
Hà
Sau
5 năm chuẩn bị, với 4 lần dự kiến khởi công, đến nay dự án (DA) cảng Kê Gà
(Bình Thuận) vẫn rơi vào bế tắc.
Năm
2007, sau khi DA cảng Kê Gà (H. Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) được đưa vào danh
mục các cảng nước sâu và được Thủ tướng phê duyệt, UBND tỉnh Bình Thuận đã
thông báo ngừng triển khai các DA du lịch (12 DA) trong khu vực này. Cảng Kê Gà
– chủ đầu tư là Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam – TKV, sẽ là
điểm tập kết để xuất khẩu bô xít từ Tây nguyên chuyển xuống.
Tuy
nhiên đến năm 2010, Chính phủ mới có quyết định chính thức thu hồi đất của các
DA trên. Từ đó đến nay, TKV và UBND tỉnh Bình Thuận vẫn loay hoay với công tác
đền bù. TKV chỉ mới chuyển về Bình Thuận được hơn 4 tỷ đồng, trong số hàng trăm
tỷ đồng phải chi trả bồi thường. Theo ông Hồ Lâm, Phó giám đốc Sở Tài nguyên –
Môi trường (TN-MT) Bình Thuận, cái khó nhất trong đền bù chính là không thống
nhất được các chi phí mà các chủ DA bị thu hồi đưa ra. Tuy nhiên, theo thông
tin từ cuộc làm việc giữa lãnh đạo TKV với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận thì
vấn đề mấu chốt hiện nay là TKV đang gặp khó khăn về nguồn vốn, dẫn đến DA cảng
Kê Gà đang rơi vào “ngõ cụt”.
Trong
khi đó, bà Trần Thị Lý, chủ đầu tư DA Thảo My và Phương Bắc, nói với Thanh
Niên: “5 năm trôi qua, TKV chưa hề triển khai DA. Tôi cho rằng họ không nghiêm
túc và không đủ tiềm lực. Đề nghị UBND tỉnh có tối hậu thư cho TKV, 6 tháng hay
1 năm, bắt buộc phải triển khai DA. Nếu không phải bồi thường thiệt hại cho
chúng tôi vì phải “treo” DA suốt 5 năm qua”. Tương tự, ông Nguyễn Thịnh Phát,
chủ DA Thạnh Đạt, bức xúc: “Chúng tôi cũng ít nhiều đóng góp vào phát triển
ngành du lịch của Bình Thuận. Ngoài yếu tố pháp lý, TKV nên nghĩ đến đạo lý. Có
xây cảng hay không phải trả lời dứt khoát. Tôi nghĩ cảng Kê Gà khó mà hình
thành nổi trong bối cảnh hiện nay. Đề nghị UBND tỉnh và TKV trả lại đất DA cho
chúng tôi tiếp tục đầu tư kinh doanh du lịch”.
Những resort cao cấp
này bị “treo” trong dự án cảng Kê Gà – Ảnh: Quế Hà
Trong
lần họp với lãnh đạo TKV, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương kể một câu chuyện
rất xót xa. Chủ một DA du lịch (trong 12 DA bị thu hồi) đang bị bệnh K giai
đoạn cuối, đã viết một bức thư đưa cho 2 người con trai đưa trực tiếp cho Chủ
tịch tỉnh. “Ông ấy muốn trước khi nhắm mắt xuôi tay, được nhìn thấy thành quả
lao động của mình. Resort của ông ấy vừa hoàn chỉnh thì tỉnh yêu cầu ngưng.
Hàng trăm tỷ đồng đổ vào DA không kinh doanh được, không lấy lại được đồng nào
và bị treo suốt 5 năm qua”, ông Phương kể.
Q.H.
*
* *
CHƯA THỂ
KHỞI CÔNG CẢNG KÊ GÀ TRONG NĂM 2013
P.NAM
(PL)-
Tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa IX, ông Lê Tiến Phương – Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Thuận đã lý giải vì sao gần năm năm vẫn chưa khởi công dự án
cảng Kê Gà (Tân Thành, Hàm Thuận Nam).
Theo
ông Phương, dự án chậm khởi công do khó khăn về công tác thu hồi đất, gần đây
lại xuất hiện thêm khó khăn về tài chính của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt
Nam (Vinacomin). UBND tỉnh Bình Thuận đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ cũng đã
có văn bản giao cho Vinacomin có ý kiến chính thức về vấn đề này. “Đến nay chưa
có văn bản trả lời của Vinacomin nhưng thông tin trao đổi bên ngoài thì dự án
cảng Kê Gà khó triển khai trong năm 2013” – ông Phương cho biết.
Như
vậy, sau bốn lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, dự án cảng Kê Gà còn phải chờ
đợi thêm một năm nữa trong sự bức xúc của hơn chục nhà đầu tư du lịch (do tài
sản bị bỏ hoang, xuống cấp nhiều năm qua). Khó khăn về tài chính mà Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Thuận đề cập đó chính là việc Vinacomin đang nợ 71.000 tỷ đồng.
Sau nhiều lần điều chỉnh, tổng vốn đầu tư của dự án cảng Kê Gà hiện nay đã xấp
xỉ 1 tỷ USD (tương đương 20.000 tỷ đồng).
Nếu
dự án cảng Kê Gà dừng khởi công, chắc chắn UBND tỉnh Bình Thuận phải giải quyết
rất nhiều hệ lụy.
P.N.
Nguồn:
http://phapluattp.vn/20121212115730537p0c1085/chua-the-khoi-cong-cang-ke-ga-trong-nam-2013.htm
No comments:
Post a Comment