Nguyễn Hoàng (Vietnamnet)
21/12/2012 06:00
Năm
2012, những người quan tâm tới di sản không khỏi đau lòng trước câu chuyện xâm
hại chùa Trăm Gian, sự lãng phí khi xây dựng Bảo tàng Hà Nội và căn bệnh trầm
kha liên quan đến hội chứng di sản UNESCO.
Chùa
Trăm Gian: Tiếng chuông cảnh tỉnh việc trùng tu di sản
Vụ chùa Trăm
Gian: Kiểm điểm lại từ đầu
Kết luận ban đầu về vụ xâm hại chùa Trăm Gian
Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị "xâm hại"
Đừng đổ hết trách nhiệm cho trụ trì chùa Trăm Gian
Trăm Gian và... "thông điệp" của hậu sinh
Vụ trùng tu chùa Trăm Gian: Lỗi vô thức?
Chùa Trăm Gian đã bị "phá" như thế nào?
Chưa thể đưa kết luận cuối vụ xâm hại chùa Trăm Gian
Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi 'mới tinh'
Kinh ngạc vì Chùa Trăm Gian bị hủy hoại một cách vô lối
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng và tu sửa các di tích và đền chùa trở thành một nhu cầu chính đáng của người dân. Nhưng nói theo KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn di tích thì “Không hiểu về bảo tồn di sản thì càng có nhiều tiền lại càng làm hỏng di sản!”
Kết luận ban đầu về vụ xâm hại chùa Trăm Gian
Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị "xâm hại"
Đừng đổ hết trách nhiệm cho trụ trì chùa Trăm Gian
Trăm Gian và... "thông điệp" của hậu sinh
Vụ trùng tu chùa Trăm Gian: Lỗi vô thức?
Chùa Trăm Gian đã bị "phá" như thế nào?
Chưa thể đưa kết luận cuối vụ xâm hại chùa Trăm Gian
Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi 'mới tinh'
Kinh ngạc vì Chùa Trăm Gian bị hủy hoại một cách vô lối
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng và tu sửa các di tích và đền chùa trở thành một nhu cầu chính đáng của người dân. Nhưng nói theo KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn di tích thì “Không hiểu về bảo tồn di sản thì càng có nhiều tiền lại càng làm hỏng di sản!”
Chùa Trăm Gian đã
trở thành một câu chuyện nóng trong dư luận xã hội năm qua.
Câu
chuyện về sự xâm hại chùa Trăm Gian thực sự là một bài học đau lòng cho những
ai muốn phục dựng và bảo tồn di tích đặc biệt là di tích quốc gia. Có một thực
tế là không chỉ có chùa Trăm Gian, rất nhiều di tích cấp quốc gia "kém nổi
tiếng hơn" có không ít hạng mục đã bị xâm hại từ quy mô nhỏ đến lớn.
Minh Ân viện ở lăng
Vua Đồng Khánh khi còn nguyên vẹn
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/12/17/15/20121217153047_20120709132809_Minh%20Ân%20viện%20ở%20lăng%20vua%20Đồng%20Khánh%20khi%20còn%20nguyên%20vẹn%20(ảnh%20chụp%20vào%20tháng%205-2003)%20ẢnhTam%20Giang.jpg
Minh Ân viện sau khi
trùng tu đã bị thay ngói và làm lại cửa
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/12/17/15/20121217153047_20120709132809_Minh%20Ân%20viện%20sau%20khi%20trùng%20tu%20-%20Ảnh%20Thái%20Lộc.jpg
Và
chỉ đến khi câu chuyện về chùa Trăm Gian gây xôn xao dự luận vì sự nghiêm trọng
gây ảnh hưởng lớn đến một di tích đã được
xếp hạng cấp quốc gia mới khiến nhiều người ngỡ ngàng. Bài học về việc trùng tu
di tích, bảo tồn di sản đã phải trả một cái giá rất đắt khi hiện trạng trên cả
nước đã có quá nhiều di tích bị xâm hại với cách “làm mới” di tích mà nhiều
người hiểu rằng đó là trùng tu.
Những
người liên quan tới vụ việc chùa Trăm Gian đã phải nhận hình thức kiểm điểm, mức án phạt chưa thực đủ để
xoa dịu nỗi bức xúc của dư luận.Và sau nhiều tháng kể từ khi vụ việc làm nóng
dư luận, vụ việc này dường như đã bị "chìm xuồng", không một cá nhân
hay cơ quan chức năng nào phải chịu trách nhiệm.
Bảo
tàng Hà Nội: Nỗi đau nghìn tỉ bỏ hoang
Bảo tàng Hà Nội:
Khánh thành rồi... dang dở
Cần một cuộc đại phẫu với các bảo tàng Việt Nam
Bảo tàng "khủng" và câu chuyện niềm tin
Bảo tàng to, lo rỗng ruột
Bao cấp + bảo tàng = trì trệ
Hiện có sự khủng hoảng với các bảo tàng
Sự thật đau lòng ở bảo tàng
Cần một cuộc đại phẫu với các bảo tàng Việt Nam
Bảo tàng "khủng" và câu chuyện niềm tin
Bảo tàng to, lo rỗng ruột
Bao cấp + bảo tàng = trì trệ
Hiện có sự khủng hoảng với các bảo tàng
Sự thật đau lòng ở bảo tàng
2300
tỉ đồng (tiền xây dựng và kinh phí bỏ ra cho việc trưng bày lên tới trên 3000
tỉ đồng) là số tiền đã đổ vào Bảo tàng Hà Nội để kịp khánh thành
chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến thời điểm hơn 1 năm rưỡi trôi qua
kể từ khi khánh thành, người dân vẫn chỉ thấy nơi đây chỉ là cái xác nhà hoành
tráng với hiện vật lẻ tẻ, thậm chí những người đến thăm quan không ít lần phải
trở thành vị khách không mời của một tiệc cưới tổ chức ngay phía ngoài.
Tiệc cưới được tổ
chức tại Bảo tàng Hà Nội.
130.000
người tham quan là con số sau hơn 1 năm rưỡi mà Bảo tàng Hà Nội (tính đến tháng
4/2012) thu được. Đem so sánh với các bảo tàng thế giới khi con số lên hàng
trăm nghìn thậm chí hàng triệu người thì quả thực là khập khiễng nhưng nếu so
sánh với một bảo tàng ngay trong nước chỉ một năm có nơi đã thu hút được
500.000 lượt khách thì quả thực số tiền 2300 tỉ đầu tư cho Bảo tàng Hà Nội là
một sự lãng phí kinh khủng.
Nhà
sử học Dương Trung Quốc nhận xét: “Ta
đã có thể đầu tư xây dựng được một bảo tàng khá hiện đại nhưng lại chưa kịp
chuẩn bị và hoàn thành công tác rất quan trọng đối với bảo tàng, đó là sưu tập.
Rốt cục Bảo tàng Hà Nội trở thành một bảo tàng có vỏ mà không có ruột.”
Quang cảnh bên trong
Bảo tàng Hà Nội thưa vật trưng bày và không một bóng người.
Có
một điều kì lạ là trong khi có qua nhiều công trình di tích đang phải ngóng chờ
vài tỉ đồng để tu bổ, thậm chí có nơi đã phải tự vận động người dân đóng góp để
trùng
tu di tích thì lại có
những công trình được đầu tư cả nghìn tỉ mà hiệu quả sử dụng không xứng với số tiền
bỏ ra.
Đã
có quá nhiều nhà khoa học và những nhà nghiên cứu khi nhìn vào Bảo tàng Hà Nội
phải thốt lên rằng: “Giá như”.
Cái "giá như" bất lực trước một thực trạng đã xảy ra mà quá nhiều lời
góp ý thẳng thắn và chân thành từ trước đã không được tôn trọng. “Giá như họ
đừng làm một bảo tàng làm xấu hổ cho ngành bảo tàng nước nhà", lời một
Giáo sư đầu ngành về bảo tàng xin được giấu tên.
Trong
khi Bảo tàng Hà Nội vẫn còn là bài học đau lòng với ngành bảo tàng trong nước
thì trong năm qua, việc dự án xây dựng Bảo tàng lịch sử quốc gia mới với chi
phí xây dựng lên tới 11.000 tỉ đồng tiếp tục làm dư luận xã hội dậy sóng. Phần
đông cho rằng việc xây dựng bảo tàng lúc này là quá lãng phí và không đúng thời
điểm trong khi các bảo tàng khác còn chưa khai thác tốt. Thậm chí có chuyên gia
còn nhận định nên chờ 20 năm nữa hãy xây.
Siêu bảo tàng
11.000 tỉ là đắt hay rẻ?
Bảo tàng 11.000 tỉ: Phải lo ruột trước rồi mới tính đến vỏ
Bảo tàng 11.000 tỉ: Có nên xây không?
Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Xây bây giờ là quá muộn?
Siêu bảo tàng 11 nghìn tỷ: Nên chờ 20 năm nữa!
Trưng bày gì ở siêu bảo tàng 11 nghìn tỉ?
Bảo tàng 11.000 tỉ: Phải lo ruột trước rồi mới tính đến vỏ
Bảo tàng 11.000 tỉ: Có nên xây không?
Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Xây bây giờ là quá muộn?
Siêu bảo tàng 11 nghìn tỷ: Nên chờ 20 năm nữa!
Trưng bày gì ở siêu bảo tàng 11 nghìn tỉ?
Hội
chứng di sản: Cuộc đua UNESCO ám màu thành tích
Không
thể phủ nhận, với nền văn hóa lâu đời và có quá nhiều bản sắc thì Việt Nam sẽ
có rất nhiều di sản xứng đáng được UNESCO công nhận và tôn vinh. Nhận được vinh
dự này là một điều tự hào cho mỗi người dân Việt Nam khi chúng ta đã có những di
sản được công nhận với toàn nhân loại.
Sẽ
không có gì đáng nói nếu như bên cạnh niềm vui và tự hào đó, những nơi nhận
được danh hiệu này sẽ làm tốt công tác hậu UNESCO.
“UNESCO
đã công nhận anh có một di sản văn hóa độc nhất và đại diện cho dân tộc anh
cũng như nền văn minh của loài người, thì UNESCO cũng sẽ trao cho anh trọng
trách phải thay mặt nhân loại để bảo vệ di sản đó và phát huy chúng trong cuộc sống văn hóa xã hội
hiện tại. Nếu không làm được UNESCO có quyền tước đi danh hiệu đó và đó sẽ là
một nỗi nhục quốc gia khi anh đã thể hiện trước nhân loại rằng anh không có khả
năng biết bảo vệ di sản."
Đón
nhận tấm bằng di sản thế giới do UNESCO trao tặng là một vinh dựnhưng đi cùng
với đó là trách nhiệm đại diện cho một quốc gia trong việc cam kết với thế giới
trong công ước bảo vệ di sản đã được công nhân.
Trong
suốt năm qua, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều di sản của các tỉnh thành
địa phương trên cả nước đệ trình hồ sơ của mình lên hội đồng UNESCO và không ít
trong số đó đã được công nhận như gần đây là tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của
Phú Thọ, Thành nhà Hồ của Thanh Hóa.
Trong
số rất nhiều di sản được công nhận, chúng ta đã chứng kiến không ít trong số đó đã bị không còn được nguyên trạng
thậm chí là bị biến tướng do sự thiếu hiểu biết của những người quản lý tại địa
phương. Điều này
lẽ ra sẽ không xảy ra nếu
như khi đệ trình hồ sơ lên UNESCO họ hiểu được ý nghĩa thực sự của danh hiệu
UNESCO trao cho là gì thay vì cho đó là một kiểu tấm bằng khen theo cách hiểu
của căn bệnh thành tích mang
tầm thế giới.
Hát
đồng ca quan họ Bắc Ninh, chảy máu
Cồng chiêng Tây Nguyên, Chèo hóa hát Xoan, phá hủy kiến trúc tại một số lăng Vua tại quần thể di tích Cố đô Huế,
rồi gần đây nhất là tự ý phục dựng Đàn Nam Giao của Thành nhà Hồ… tất cả đã
diễn ra sau những cái gọi là căn bệnh thành tích mang tên hội chứng di sản
UNESCO.
Hát đồng ca quan họ
Bắc Ninh
Rất
nhiều tiền đã được chi cho
quá trình vận động hành lang của các địa phương để được UNESCO công nhận. Nhưng
khi giành được danh hiệu rồi, thay vì được tu bổ, các di sản lại bị xâm hại do
không đúng cách, còn có những nơi di sản phi vật thể lại thiếu vắng sự đầu tư
khi các nghệ nhân đang ngày càng mất đi, thế hệ tiếp theo không có một đồng
kinh phí hỗ trợ để bảo tồn và duy trì di sản đó.
Năm
2013 sắp đến và hứa hẹn đã có rất nhiều địa phương đang đệ trình hồ sơ lên
UNESCO để được công nhận. Chưa biết những bài học trước đây mà ngay trong năm
vừa qua liệu đã được rút kinh nghiệm, hay chúng ta lại tiếp tục có những cuộc
đua vô
ích, lãng phí và đậm màu thành tích như trước đây mà ví dụ điển hình nhất là
cuộc chạy đua cho danh hiệu 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới cho
Vịnh Hạ Long của tổ chức tư nhân NEW7WONDES.
Nguyễn
Hoàng
No comments:
Post a Comment