Saturday 30 March 2019

TÂM SỰ VỚI TRÍ THỨC VIỆT TỘC VỀ TỰ DO (GS Lê Hữu Khóa)




GS Lê Hữu Khóa
25/03/2019

Tự do nâng tự trọng, dâng tự chủ, đón tự tin

Tự do là rễ của hệ tự (tự tin, tự lập, tự chủ) không có tự do sẽ không có nhân quyền và dân chủ, cụ thể là sẽ không có công bằng và bác ái để có tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp, không có tự do sẽ không có một xã hội dân sự văn minh.

Tự do là gốc của hệ công (công bằng, công lý, công pháp)trong đó công tâm không hề rời đạo lý và luân lý để tự do cá nhân không bị bóp, xiết, ngăn, chặn bởi ích kỷ, tư lợi luôn là mối đe dọa trong đời sống cộng đồng, trong sinh hoạt tập thể.

Tự do là cội của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức), hợp lưu của ý thức, nhận thức, tâm thức, làm nội lực cho thăng hoa cá nhân, cho thăng tiến tập thể, cho thăng chất cộng đồng. Không có tự do thì tập thể chỉ là khuôn khép, cộng đồng chỉ là khung kín, và xã hội chỉ là nhà tù không quản giáo.


*
*
GS Lê Hữu Khóa
26/03/2019

Tự do nâng tự trọng, dâng tự chủ, đón tự tin

Tự do giữa nhân tình
Tự do quyết định thân thể và tư tưởng, tự do quyết đoán luôn cho cá nhân và bản thể, tự do quyết nghiệm luôn cho tư duy và tự lợi, như vậy tự do không những đẩy xa mê tín và dị đoan, nó còn đẩy lùi luôn thượng đế và tôn giáo nếu thượng đế và tôn giáo không thuyết phục được nó trên đường đi tìm sự thật, để hiểu chân lý, từ đó tạo ra lẽ phải.

Tự do có thể đi tìm sự thật từ chính trị qua kinh tế, từ tâm linh qua tôn giáo, từ dấn thân qua cách mạng, nhưng kẻ đòi tự do cho sự thật phải trả giá cho sự chọn lựa của mình. Mỗi chuyện trên đời này qua chọn lựa của mỗi cá nhân đều có cái giá của nó, và tự do chân chính luôn đòi hỏi chuyện: đúng giá! So với các giá trị mà mình muốn vương tới, đi tới.


*
*
GS Lê Hữu Khóa
28/03/2019

Tự do qua nhân trí
Tự do qua nhân trí là hành trình của chủ thể qua hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức) trong “tổng thức” (ý thức, nhận thức, tâm thức), tại đây thức được sống và được tồn tại qua tỉnh thứctrước điều kiện làm người của mình, thí dụ qua chữ nhân của Khổng học, qua chữ đạo của Lão học, qua quy luật sinh, lão, bịnh, tử của Phật học.

Tự do qua nhân trí luôn là hành trình khám phá (đi một ngày đàng, học một sàng khôn), luôn là hành trình khai phá (thương người như thể thương thân), luôn là hành trình khai sáng vừa cho trí tuệ, vừa cho đạo đức (nắng ba năm ta không bỏ bạn, mưa một ngày bạn đã bỏ ta).


*
*
GS Lê Hữu Khóa
30/03/2019

Tự do tự sinh
Tự do tự sinh có mặt ngay trong hiện tại đấu tranh của kiếp người chống lại bạo quyền qua hệ thống bạo lực của nó. Cùng lúc tự do là dàn nhúng, dàn phóng gởi phương án của sự sống đúng đến trúng tương lai tốt đẹp cho nhân sinh. Hơn thế nữa, tự do biết gởi thông điệp tới tương lai, luôn nhắn tín hiệu tới mai hậu là: tự do có mặt để giúp con người thăng hoa theo hướng chân-thiện-mỹ.

Tự do tự sinh để gởi, gởi thông điệp, gởi luôn tín hiệu là tự do biết nổi giận vì đã chịu quá nhiều bức xúc tới từ bất tín, bất tài, bất trung, đã tạo ra bất công, sinh ra bất nhân, đang lũng đoạn luân lý Việt qua tham nhũng của tham quan. Chính tự do nổi giận là dòng lũ của thượng nguồn, sẽ tạo nên dòng thác của nổi loạn tại hạ lưu để chống độc tài, độc quyền, độc trị được chống lưng bởi độc đảng, để hình thành hợp lưu của bao dòng lũ, dòng thác tạo nên: nổi dậy!


*
*
GS Lê Hữu Khóa
02/04/2019

Tự do nâng tự trọng, dâng tự chủ, đón tự tin

Tự do để tự trọng
Tự do để tự trọng vừa chống lại cái sai, vừa tiếp nhận cái đúng; vừa từ chối cái xấu, vừa gạt bỏ cái ác, vừa đón nhận cái lành;vừa xóa tan cái độc vừa chào đón cái đẹp, cùng lúc cam nhận cái thử thách.






No comments:

Post a Comment

View My Stats