Thursday 16 June 2016

NHÀ MÁY GIẤY KHỔNG LỒ XẢ 28.500 TẤN XÚT RA SÔNG HẬU SẮP HOẠT ĐỘNG ! (Bích Phượng - Blue-VN)





Bích Phượng  -  Blus-VN 
31/05/2016, 16:58 (GMT+7)

Nhà máy giấy (bột giấy) của Công ty giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc) sắp đi vào hoạt động ở cặp bờ sông Hậu (hạ nguồn Mekong); công nghệ và vốn đầu tư từ Trung Quốc. Quy mô nhà máy giấy này là lớn nhất Việt Nam, TOP 5 trên Thế giới.

Đây là dự án đầu tư 100% vốn Trung Quốc (1,2 tỷ USD). Khu vực đặt nhà máy gọi là cụm công nghiệp Cái Cui – Nam sông Hậu (Tỉnh Hậu Giang) thực chất là vùng cây ăn trái trù phú với những đặc sản bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi…và những hộ chuyên nuôi cá đồng. Nơi này được/bị quy hoạch làm cụm công nghiệp hồi 2006, nhưng đến nay chỉ có vài doanh nghiệp đi vào hoạt động. Hầu hết đất đai vườn cây – ao cá bị thu hồi và san bằng, hiện bỏ hoang, um tùm…

Hiện khu vực này không có hệ thống xử lý nước thải trung tâm đảm bảo yêu cầu an toàn. Nên việc một Nhà máy giấy (100% Trung quốc) khổng lồ đi vào hoạt động đang dấy lên nỗi lo lắng về môi trường cho hạ nguồn sông Hậu (vùng trù phú và giàu đẹp nhất Mekong delta).


Trước đó, Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản VN (VASEP) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ NN- PTNT có ý kiến để các cơ quan nhà nước nghiên cứu kỹ vị trí của dự án nhà máy giấy và bột giấy Lee&Man nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước của vùng nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL.


Địa điểm không có trong quy hoạch

Cục Lâm nghiệp đã từng đề nghị Bộ NN – PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giao Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang kiểm tra, đánh giá lại vấn đề về an ninh môi trường của nhà máy Lee&Man; yêu cầu nhà đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc việc xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quốc tế. Không chấp nhận phương án nhập 80% nguyên liệu là giấy phế liệu từ nước ngoài để sản xuất giấy và bột giấy tại VN. Cục này cũng khẳng định, theo Quyết định số 160/1998/QĐ-TTg ngày 4/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy VN đến năm 2010 – tầm nhìn 2020 thì cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL.

Trên thực tế, các tỉnh không thể đưa toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh mình vào vùng nguyên liệu cho nhà máy. Những rừng tràm sẽ biến mất, còn nước thải sẽ đổ trực tiếp ra các con sông?


Sông Hậu sẽ phải gánh hàng chục nghìn tấn xút/năm?

Đáng chú ý, theo ước tính của cục này thì mỗi năm nhà máy Lee&Man sẽ thải ra khoảng 28.500 tấn xút (Công nghiệp giấy chủ yếu xả thải xút là nhiều nhất, đứng hàng thứ hai sau cyanuya, thạch tín). Trong khi đó, vùng đặt nhà máy giấy là vùng trũng nhất của khu vực nên khó rửa trôi một lượng xút lớn. Vì vậy, nếu nước thải từ việc vận hành nhà máy giấy Lee&Man đổ ra sông Hậu và biển thì sẽ tiêu diệt nguồn thuỷ sản ở sông và biển phía Nam nước ta, đồng thời sẽ ảnh hưởng rất lớn cho việc nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL.

Biển miền Trung chết, rừng Tây Nguyên chết, giờ tới lượt ĐBSCL chết ?

Bạn đọc Bích Phượng

-----------------------

TÀI LIÊU :


Vào ngày 6 tháng 8 năm 2007, thêm một nhà máy giấy ở Việt Nam xuất hiện. Dự án nhà máy với tổng mức đầu tư lên đến 1,2 tỷ Mỹ kim. Địa điểm xây dựng tại khu công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu thành, Hậu Giang với diện tích 200 mẫu. Dự án nhà máy đã được chấp thuận nhưng không qua thủ tục cần thiết ghi trong luật môi trường Việt Nam, nhất là việc nghiên cứu tác động môi trường trước khi dự án được duyệt xét.

Đây là một dự án làm bột giấy và sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam hiện tại phỏng theo mô hình của tập đoàn Lee&Man Paper, Hong Kong, Trung Cộng. Vì tầm quan trọng của dự án đang vừa bắt đầu thi công, nhiều nguồn dư luận bất đồng về dự án trong dân chúng và một số nhà làm khoa học, cho nên tỉnh đã có một buổi họp ngày 19/9/2007 với nhiều ý kiến không thuận tiện cho việc xây dựng vì nhiều lý do xác đáng sau: 

- Khu vực đặt nhà máy gọi là khu công nghiệp Cái Cui - Nam sông Hậu (Tỉnh Hậu Giang) thực chất là vùng cây ăn trái trù phú với những đặc sản bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi…và những hộ chuyên nuôi cá đồng, không thích hợp cho nhà máy vì vấn đề nước thải nhà máy quá lớn với 28.500 tấn Sodium Hydroxide (NaOH), và ô nhiễm môi trường cho cả một vùng trồng cây ăn trái rộng lớn; 

- Hiện tại, nhà máy không có hệ thống thanh lọc nước thải. Vì vậy, vấn đề bảo đảm việc ô nhiễm môi trường không được tuân thủ. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với các Điều luật trong Bộ Luật Đầu tư và Luật Môi trường là phải có báo cáo nghiên cứu tác động môi trường và phải có dự án xây dựng nhà máy thanh lọc phế thải trước khi được cấp giấy phép xây cất. Nhưng hai sự việc trên không hề xảy ra! 

Trước khi đi vào chi tiết về tính khả thi cũng như dư luận trong ngoài, thiết nghĩ cũng cần nên biết về Cty Lee&Man Paper, nguồn cung cấp vốn đầu tư và tài trợ kỹ thuật cho dự án. 

Tập đoàn Lee&Man Paper 

Tập đoàn Lee&Man Paper được thành lập từ 1994 có trụ sở tại Quảng Đông và di dời về Hong Kong năm 1995. Đây là một đại công ty giấy lớn nhất Á Châu và có tầm vóc quốc tế, với cơ sở và thiết bị tối tân. 


Nhà máy giấy đầu tiên bắt đầu được xây cất từ năm 1996 và đi vào hoạt động từ giữa năm 2005 trên một diện tích 80 mẫu tại Hongmei thuộc tỉnh Quảng Đông (Dongguan). Chi phí cho nhà máy là 461 triệu Mỹ kim với mức sản xuất 2 triệu tấn giấy/năm. (Nhà máy nầy chỉ chiếm 1/3 vốn đầu tư và sản xuất gần gấp 4 lần so với nhà máy Hậu Giang!). Nhà máy còn có hệ thống thanh lọc nước thải và một nhà máy phát điện với công suất 0,2 MW. Tập đoàn đã thành lập Cty Viet Nam Lee&Man Paper Manufacturing và đầu tư vào nhà máy Giấy Hậu Giang. Tính đến nay, Tập Đoàn Lee&Man Paper đã có 8 nhà máy đang hoạt động trong vùng Đông Nam Á và sản xuất 2,08 triệu tấn giấy/năm. Cty dự trù trong năm 2008, mức sản xuất hàng năm sẽ lên đến 4 triệu tấn. 

Công ty giấy Hậu Giang 

Trước một dự án lớn với vốn đầu tư hàng tỷ Mỹ kim, nhưng đa số người dân cũng như các cấp lãnh đạo tỉnh Hậu Giang hầu như hoàn toàn không có thông tin hay dữ kiện nào về chi tiết cũng như quy hoạch dự án như thế nào. Do đó, dư luận tại địa phương cũng như một số ban ngành trung ương phản ảnh theo nhiều góc độ khác nhau tuỳ theo vị trí của đương sự đối với dự án. 

Ngày 19/9, Lãnh đạo tỉnhHậu Giang triệu tập một buổi họp gồm đủ thành phần để tham khảo ý kiến về vấn đề nầy. 

Trước hết, TS Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ nêu lên: "Đến hôm nay chúng tôi mới biết Hậu Giang có hai nhà máy: giấy và bột giấy. Trước đây chúng tôi cứ tưởng hai là một. Nhập giấy phế liệu để tái chế, nhiều người băn khoăn phải chăng ta nhập rác. Các dự án nhà máy giấy ở Hoà Bình, Bắc Kạn, Kontum không khai triển được la do thiếu vùng nguyên liệu. Nhà máy giấy Hậu Giang có công suất vượt nhà máy Bãi Bằng. Vùng nguyên liệu chúng ta phải tính đến yếu tố ổn định. Nội dung dự án chỉ ghi mấy dòng thu gom gỗ là chưa đủ sức thuyết phục." 

Trong lúc đó, ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp nêu ý kiến:"Đến thời điểm nầy (dự án đã khởi công) Cục Lâm nghiệp chưa nhận được thông tin chính thức hoặc tài liệu nào liên quan đến dự án nhà máy giấy và bột giấy ở Hậu Giang. Với công suất nhà máy 570 ngàn tấn/năm, nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trong khu vực ĐBSCL chắc chắn chỉ đáp ứng dưới 20% công suất. Theo công nghệ sản xuất giầy và bột giấy cần 50 Kg xút làm chất tẩy cho một tấn giấy, cũng có nghĩa là mỗi năm có 28.500 tấn xút đổ ra môi trường..." 

Để đối lại, ông Bí thư tỉnh Hậu Giang Nguyễn Phong Quang phát biểu: "Dự án nầy không dừng ở 1,2 tỷ Mỹ kim mà sẽ là 1,6 – 1,7 tỷ. Vùng nguyên liệu rồi đây sẽ tiếp tục quy hoạch. Tôi yêu cầu Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn phải xem lại quy trình làm việc của mình. Các đồng chí nói không nghe, không biết gì về dự án là không thể chấp nhận được. Bột Công thương cho nhập nguyên liệu chúng tôi mới dám triển khai. Chúng tôi đâu hốt rác đổ về nhà." 

Và Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Văn Thắng tiếp lời: "Về chủ trương đầu tư, tỉnh đã tuận thủ đúng quy trình và thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án. Địa phương gữi hồ sơ đến nhiều Bộ để thẩm tra và đã được các Bộ thống nhất rất cao". Và ông nói tiếp: "Do đây lại là một dự án quá lớn, lần đầu tiên tỉnh tiếp nạh6n nên... quá "hớp". Những gì thực hiện chưa đúng chúng tôi sẽ điều chỉnh". 

Sau cùng ý kiến của ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam có ý kiến rằng: "Dự án phải nhanh chóng có báo có tác động môi trường như luật định"

Trong lúc đó ông Vũ Văn Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp tiêu dùng thuộc Bộ Công nghiệp phản pháo lại ý kiến trên là: "Dự án nầy thực hiện đúng Luật Môi trường nên Bộ Công thương chấp thuận" (?). 

Ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Trân, một Việt kiều “yêu nước” từ Pháp về xây dựng “quốc gia cộng sản”, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại quốc hội đã được ghi nhận trong bài viết Tản Mạn về Dự án nhà máy giấy Hậu Giang như sau: “Qua những phát biểu kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thiết nghĩ có ba vấn đề chính yếu của dự án dư luận chuyên môn rất quan tâm là: 

- 1. Dự án không có nghiên cứu tác động môi trường do đó vi phạm Luật Môi trường và Luật Đầu tư, 

- 2. Nguồn nguyên liệu dự trù cho sản xuất quy hoạch rất mơ hồ, 

- 3. Phương án xử lý phế thải chỉ ghi chú trong vòng vài trang giấy trong hồ sơ dự án, không có kế hoạch và thiết kế chi tiết, cùng công tác xây dựng nhà máy “xử lý” cũng không được nêu ra. 


Cũng trước đó, vì địa điểm xây dựng nhà máy lại nằm sát bờ Sông Hậu và nhà cử dân chúng cho nên, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT) có ý kiến để các cơ quan nhà nước nghiên cứu kỹ vị trí của dự án nhà máy giấy và bột giấy Lee&Man nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước của vùng nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL. 

Cục Lâm nghiệp cũng đã từng đề nghị Bộ NN-PTNT trình lên Thủ tướng Chính phủ CS Nguyên Tấn Dũng yêu cầu: 

- Giao cho Bộ Tài nguyên Môi trường trực tiếp phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang kiểm tra, đánh giá lại vấn đề về an ninh môi trường của nhà máy Lee&Man; 

- Yêu cầu nhà đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc việc thanh lọc nước thải theo tiêu chuẩn quốc tế. 

- Không chấp nhận phương án nhập 80% nguyên liệu là giấy phế liệu từ nước ngoài để sản xuất giấy và bột giấy tại Việt Nam. 

Cục Lâm nghiệp cũng khẳng quyết là theo Quyết định số 160/1998/QĐ-TTg ngày 4/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn 2020 thì cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL

Nhưng tất cả ý kiến trên đều không được lắng nghe vì tinh thần nô lệ và thuần phục của những kẻ bán đứng linh hồn cho TC, và vì mãnh lực của kim tiền qua việc “bôi trơn dự án”!

Từ đây chúng ta có thể kết luận rằng dự án đã được quyết định một cách vội vã do sự "chỉ đạo" trực tiếp của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường. Điều nầy nói lên một thủ tục điều hành "công việc quôc gia" một cách tuỳ tiện, không tuân thủ những quy định mà chính người quyết định đã đề ra. 

Theo Luật Đầu tư, lãnh đạo địa phương (cấp tỉnh uỷ) chỉ chấp thuận và cấp giấy phép xây dựng khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã duyệt. Bộ có trách nhiệm giải thích và thông báo đến các cơ quan liên hệ trong hàng Bộ trưởng. Giấy phép chỉ là bước đầu cho Dự án. Sau đó, nhà đầu tư phải nộp toàn bộ chi tiết dự án cùng những bản thiết kế công trình của dự án và bản dồ dự án có tỷ lệ 1:500. Sau đó, nhà đầu tư phải trình bày lên liên bộ liên quan đến dụ án những vấn nạn môi trường có thể xảy ra qua biên bản nghiên cứu tác động môi trường. 

Ngay cả khi các thủ tục trên đã được hoàn tất theo luật định, dự án cũng có thể bị đình chỉ khi cảnh sát môi trường khám phá ra những vi phạm môi trường hay dự án tạo ra ô nhiễm môi trường. Điều nầy chắc chắn không thể xảy ra dưới chế độ XHCN Việt Nam! 

Dự án nhà máy giấy Hậu Giang chỉ được thông qua một cách vội vã giữa lãnh đạo tập đoàn Lee&Man Paper và lãnh đạo chính trị Việt Nam mà thôi, do đó đã được xúc tiến một cách mau mắn, ngay cả Ông Trần Quốc Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị khu Công nghiệp Hậu Giang, nơi xây cất nhà máy chỉ được thông báo một thời gian ngắn trước khi khởi công mà thôi. Cũng cần biết thêm là 26% dân chúng vùng ĐBSCL vẩn chưa có được nguồn nước sạch mặc dù sông ngòi chằn chịt. Và dự án dự trù sẽ tiêu thụ 4,5 triệu m3 nước hàng năm. 

Thay lời kết 

Mặc dù Việt Nam vẫn còn phải nhập cảng 700 ngàn tấn giấy/năm (mức tiêu thụ giấy của Việt Nam hiện tại là 1,8 triệu tấn giấy cho năm 2006 (thời điểm của dự án), và đã tăng lên 5 triệu tấn cho năm 2015. 

Qua kinh nghiệm lịch sử các nhà máy giấy nhất là kinh nghiệm nơi nhà máy Bãi Bằng, và một số nhà máy giấy rãi rác từ Bắc chí Nam (xem bài viết Nhà máy giấy Bãi Bằng-Phần I) trải qua gần 40 năm hoạt động vẫn còn nhiếu vấn nạn môi trường hầu như không giải quyết được và nguyên liệu cần phải nhập cảng đến 20%, mặc dù đã quy hoạch việc trồng rừng trên diện tích 1,2 triệu mẫu, nhà máy cũng vẫn chưa chạy hết công suất. 

Trong lúc đó, nhà máy Hậu Giang chỉ quy họạch từng phần trong 200 mẫu rừng cho một công suất sản xuất gấp 10 lần hơn nhà máy Bãi Bằng. Điều nầy có nghĩa là việc quyết định thực hiện nhà máy Hậu Giang hoàn toàn không dựa theo một tiêu chuẩn nào cả. 

Theo những thăm dò vừa nhận được, Việt Nam đã tham khảo để thu mua bột giấy ở hai quốc gia là Úc Châu và Nam Dương (Indonesia) cho nhà máy hậu Giang nhưng điều được hai nơi nầy trả lời không thể ký hợp đồng trước năm 2015. Và hiện tại hợp đồng thu mua vẫn chưa được giải quyết. 

Trong quá khứ, thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện tại có nhiều nhà máy giấy và làm bột giấy không thể đi vào hoạt động được với phí tổn tổng cộng hàng tỷ Mỹ kim đầu tư và hàng triệu công lao động, làm tiêu hao công quỹ và nội lực của dân tộc một cách vô ích. 

Điều trên chứng tỏ rằng: 

Lãnh đạo trung ương khi quyết định chấp thuận môt dự án phát triển quốc gia hoàn toàn không nắm vững những thông tin kỹ thuật cũng như các ảnh hưởng lên mội trường khi xây dựng và khi nhà máy đi vào sản xuất; 

- Lãnh đạo địa phương (nơi xây dựng nhà máy) tiếp nhận dự án đầu tư vào tỉnh nhà theo chỉ thị của cấp trên và cũng hoàn toàn không thông hiểu về quy trình sản xuất cùng những điều kiện địa phương có thích hợp với việc lấp đặt nhà máy hay không? 

Đây là hai điều căn bản đã xảy ra trong suốt thời gian quản lý Đất và Nước từ sau 1975 trở đi. Hai điều căn bản trên tiếp tục được lập đi lập lại như một âm bản giống nhau như đúc mặc dù đất nước được lãnh đạo bởi nhiều thế hệ lãnh tụ khác nhau theo suốt chiều dài lịch sử kể từ khi CS Bắc Việt chiếm được miền Nam sau ngày 30-4-1975. 

Đây mới chính là một nguy cơ "mãn tính" cho dân tộc trong công cuộc phát triển quốc gia. 

Cao nguyên Trung phần Việt Nam đang CHẾT vì việc khai thác Bauxite. 

Biển ĐÔNG đanh CHẾT vì TC cố tình nguồn nước đại dương. 

Đồng bằng sông Cửu Long vì TC kiểm soát dòng chảy của sông Mẹ Mêkong ở thượng nguồn. 

Câu hỏi còn lại cho Tuổi Trẻ Việt Nam là Còn con đường SỐNG nào cho dân tộc Việt Nam đây? 

17.06.2016

*
*







No comments:

Post a Comment

View My Stats