02:40:am 12/06/16
SGN
hay HCM?
Mỗi phi trường trên thế giới được dành riêng một mã
số gồm ba chữ cái để giao dịch cho tiện. Ba chữ này được lấy trong bộ chữ từ A
đến Z và nếu ai đã qua môn toán trung học sẽ hiểu ta có thể kết hợp vô số mã số
cho các phi trường mà không bị đụng hàng.
Do đó, khi mua vé máy bay online, muốn đến thành phố
HCM, ta chỉ cần nạp “SGN,” hoặc “HAN” máy sẽ phụt ra Hà Nội. Mã số này sau đó
cũng xuất hiện trên vé lên tàu.
Nhiều người ghét Cộng sản từ A đến Z khi thấy thành
phố HCM có mã số “SGN” bèn la toáng lên, đó thấy chưa, quốc tế người ta đâu có
công nhận thành Hồ đâu, người ta vẫn giữ cái tên cũ đó chứ.
Họ không hiểu nếu thay mã số đó bằng một mã số khác
sẽ gây ra nhiều phiền phức, xáo trộn cho các hệ thống mua bán vé máy bay trên
toàn thế giới. Đảng chỉ có thể ra lệnh cho người trong nước, các tổ chức hàng
không quốc tế đâu cần biết Đảng là cái đinh gì. Hơn nữa, nếu bây giờ muốn thay
“SGN” bằng “HCM” cũng không được, bởi vì “HCM” đã được dành cho thành phố… Eyl
của nước Somalia!
Tôi gọi những người hồ hởi này là những người “tưởng
bở.”
((Khi nói đến “tưởng bở” tôi cũng xin phép mở dấu
ngoặc khác để nói về một người tưởng bở khác.
Bà Ninh không phải là một người tầm thường. Cách nay
mấy năm, tại Trung tâm Báo chí Quốc gia ở Washington, khi tôi thấy bà Ngô Thị
Hiền đặt câu hỏi trong cuộc họp báo của bà Ninh thì tôi thấy hỡi ôi rồi. Bởi vì
theo tôi, muốn cãi nhau với bà Ninh thì phải tầm cỡ Dương Thu Hương hoặc ít ra
thì cũng phải là Phạm Thị Hoài hoặc Nguyễn Thị Từ Huy.
Tôi không chú ý đến các lập luận của bà Ninh trong vụ
đòi hạ bệ ông Bob Kerrey mà tôi nghĩ đến “động cơ” nào khiến bà làm chuyện này.
Sau khi thấy người Việt cuồng Mỹ quá sức tưởng tượng,
như đã được thể hiện trong chuyến đi của Obama, Đảng ta cần hạ bớt cơn cuồng
này đi để cho Đảng đỡ quê một chút, dễ ăn nói với nước lạ, và bà Ninh đóng tốt
vai này?
Giấc mơ muốn được nổi tiếng hơn Nguyễn Thị Bình,
quan thầy của mình, vẫn chưa đạt được, mà quỹ thời gian ngày càng cạn, thành thử
bây giờ bà đã bị “refoulée” rồi chăng? Sự dồn nén này càng nặng và sâu thêm khi
hồi gần đây, sách của bà Ngô Đình Nhu bán chạy quá xá quà xa, khiến bà lại càng
điên tiết thêm? Dường như người dân miền Nam chỉ thấy trong lịch sử cận đại, chỉ
có bà Nhu mới xứng đáng được gọi là Madame?
Giấc mơ được trở thành Madame thứ thiệt quá lớn đến
độ đã làm lu mờ đầu óc bà? Giờ này mà bà cũng chưa “sáng mắt sáng lòng” để nhận
ra sự thật: cho dù bà có múa may hay hơn Flashdance hoặc Hồ Thiên Nga cách mấy
chăng nữa, “bề trên” vẫn xem bà là kẻ “ngoại đạo” vì anh trai bà, Tôn Thất Ủy,
là sĩ quan Dù, thiên thần mũ đỏ. Tỳ vết này không thể bôi xóa. Bà có thể thay đổi
tư duy, từ vàng sang đỏ, chỉ mình bà biết, bà không thể thay đổi những gì cha
sinh mẹ đẻ.)
Vietnam hay Việt Nam?
Từ lâu nay, những người sử dụng tiếng Anh mỗi khi muốn
nói đến Việt Nam người ta thường viết “Vietnam” nhưng có vẻ như Đảng ta muốn những
người này phải viết là “Việt Nam” dựa trên lập trường dân tộc.
Ví dụ như trang mạng của Thông tấn xã Việt Nam có logo là
“Việt Nam News.” Các văn thư chính thức của nước CHXHCNVN khi được cán bộ dịch
sang tiếng Anh cũng dùng như vậy.
Các chuyên gia IT của ta sao không thấy ai tư vấn
cho bác Trọng rằng nếu cứ tiếp tục viết kiểu này sẽ có những bất tiện, ví dụ
như muốn google thì nên nạp từ nào để công cụ search cho kết quả chính xác và đầy
đủ hơn, hoặc trong các hợp đồng mua bán với nước ngoài, trong các hiệp ước quốc
tế, người dùng tiếng Anh không hiểu mình đang giao dịch với nước nào.
TW
hay TƯ?
Tuy coi trọng tự ái dân tộc, Đảng ta vẫn thích dùng
“TW” để thay thế cho “Trung ương.”
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được
viết tắt là “BCHTW.”
Sao kỳ vậy ta? Tiếng Việt mình Linh mục Đắc Lộ đâu
có xài chữ W.
Mà cũng hay thật. Một khi trên đã dùng như vậy rồi,
từ lúc chống Pháp rồi, thì từ đó đến nay, dưới cũng cứ thế mà làm, chẳng ai thắc
mắc, chẳng ai muốn đổi.
Số
La Mã hay số thường?
Tôi không rõ, cỡ những người như bác Nông Đức Mạnh
khi đọc báo thấy “BCHTW Đảng khóa XII (180 đồng chí) …” hoặc khi thấy
“danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV vừa được
công bố …” bác ấy có hiểu “XII” hoặc “XIV” nghĩa là gì không.
Tôi vẫn chưa rõ tại sao Đảng ta vẫn thích dùng những
con số La Mã đó, thay vì từ 0 đến 9 như bình thường. Cho có vẻ quan trọng, thần
bí, cao siêu chăng?
Tôi dám đánh cược với bác Mạnh với con số này:
XXXVIII. Nếu bác đọc đúng là số mấy, tôi sẽ để bác tiếp tục ngồi trên chiếc
ngai vàng rồng lộn nhà bác, bác đọc không đúng, bác phải nằm sấp xuống cho bé
Phương Uyên quất bác ba roi, OK?
Giờ
hay h?
Các nhà trí thức thường hô hào “giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt” mỗi khi đọc những câu như “Buổi họp sẽ bắt đầu lúc 2h30”
sao không thấy đòi sửa lại là “2 giờ 30” hoặc “2g30”?
Vẫn cứ muốn giữ “heure” của Tây hay “hour” của Anh
cho nó hùng dũng sang trọng?
Có ngài lại viết “bản tin trên trang mạng này đã bị
gỡ xuống sau 1’45”” thì tôi không rõ tác giả muốn nói 1 giờ 45 phút hay 1 phút
45 giây?
Doi
Moi là gì?
Tôi có ông bạn người Mỹ rất giỏi tiếng Việt, tầm cỡ
Irina. Tên anh ta là Jonathan Newyork, không dính dáng gì đến Jonathan London.
Một hôm anh đố tôi:
- Cậu có biết báo chí tiếng Anh viết “doi moi” thì
có nghĩa là gì không?
- “Đổi Mới,” chủ trương lớn của Đảng đưa ra cách nay
30 năm chứ còn gì.
- Ối zào, bậy. “Doi moi” là “đồi mồi,” là chính sách
quay về cái xưa cũ của miền Nam, nhưng vì dính cái đuôi “định hướng XHCN” vẫn
xem “quốc doanh là chủ đạo” nên giờ này vẫn ì à ì ạch, nợ đầm nợ đìa, chẳng ra
làm sao cả.
Tôi còn đang ngẫm nghĩ thì hắn nói tiếp.
- “Doi moi” còn có nghĩa là “đôi môi.”
- Tại sao?
- Vì chỉ có nói mà không có làm, nói thì trên tầng
trời mà làm thì đáy biển, giống như lão Thiệu đã phán.
Tôi còn đang ngẫm nghĩ thì hắn nói tiếp.
- “Doi moi” còn có nghĩa là “đói mồi” hoặc “đợi mồi.”
- Tại sao?
- Vì công an chỉ đi rình những người buôn thúng bán
bưng thấp cổ bé miệng, những tài xế xe đò xe khách thân cô thế cô để kiếm chác
chứ chớ hề dám dám đụng đến đám con cháu các cụ. Đó là nói về dân đen, những
người chủ của đất nước. Còn nói về quan lớn thì những người đầy tớ của nhân dân
này chỉ chuyên đi rình hoặc rặn ra những dự án với kinh phí cao ngất để chấm
mút.
Tôi còn đang ngẫm nghĩ thì hắn nói tiếp.
- “Doi moi” còn có nghĩa là “đời mọi.”
- Tại sao?
- Vì học sinh đi học phải qua sông bằng túi ni-lông,
hai ba người bệnh chia nhau một giường, phụ nữ phải đi làm dâu nước ngoài, công
an đánh chết người vô tư, đi biểu tình ôn hòa bị đấm bị đá túi bụi, máu me sưng
vù. Một xã hội bình thường đâu ai phải sống một đời sống như vậy. Do đó, tổng kết
sau 30 năm Đổi Mới là gì? Không phải là một số không tròn trĩnh mà là một số âm
gồm ít ra là hai số.
© Châu Quang
© Đàn Chim Việt
THEO
DÒNG SỰ KIỆN:
- Chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa dân tộc nhìn từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981
- Chủ nghĩa tư bản bè phái, một thực thể của chủ nghĩa tư bản đỏ
- Từ Chủ nghĩa Thực dân đến Chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa Cộng sản (Kết)
- Từ Chủ nghĩa Thực dân đến Chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa CS [2]
- Từ Chủ nghĩa Thực dân đến chủ nghĩa Dân tộc sang Chủ nghĩa Cộng sản
- Chủ nghĩa yêu nước không phải là chủ nghĩa phát xít
No comments:
Post a Comment